loveky2707
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Văn học Việt Nam đương đại ngày nay luôn được đặt dưới góc nhìn
tổng thể, đa diện và mang tính hệ thống. Ở giai đoạn trước, văn học Việt Nam
còn phân chia rõ ràng thành các dòng văn học, mà cụ thể là văn học Việt Nam
trong nước và văn học Việt Nam ở hải ngoại thì giờ đây, ranh giới và đường
biên phân định các bộ phận văn học đó đã gần như không còn mà nó có sự
thống nhất cao. Nếu coi văn học Việt Nam là cái tổng thể, văn học hải ngoại
là cái bộ phận thì trong cái bộ phận có cái tổng thể và ngược lại trong cái tổng
thể lại có cái bộ phận. Có được điều này chính là nhờ vào quá trình hiện đại
hóa nền văn học, cùng xu hướng nhận chân lại các giá trị truyền thống đích
thực của văn học Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa, đa dạng hóa. Văn học
Việt Nam được nhìn nhận lại trong tính toàn vẹn, liên tục và bao quát hơn.
Trong đó, văn học Việt Nam đương đại đã làm một công việc hết sức có ý
nghĩa, đó là việc ghi nhận những đóng góp lớn, nhỏ của các nhà văn thuộc
dòng văn học di dân hải ngoại hiện đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài
như Thuận, Nguyễn Văn Thọ, Phan Việt… Đây là một bộ phận văn học có
quan hệ khăng khít với bộ phận văn học Việt Nam trong nước nhưng do
những yếu tố về mặt chính trị, xã hội nào đó và ở những giai đoạn khác nhau
đã khiến cho văn học trong nước và dòng văn học ngoài nước không thể
thông thương được với nhau. Việc ghi nhận sự hiện diện những tác phẩm của
các nhà văn hải ngoại đồng nghĩa với việc ghi nhận một lực lượng sáng tác
mới mà dòng văn học này đã sản sinh ra. Đó là một lực lượng sáng tác văn
chương kiểu mới, dồi dào và giàu cảm hứng sáng tạo.
Khác với thế hệ của những lớp nhà văn di dân hải ngoại cũ. Bộ phận
văn học di dân thế hệ mới có một điều hết sức khác biệt. Trước hết đó là sự
khác biệt về lực lượng sáng tác: Trong đội ngũ sáng tác của họ bắt đầu xuất
hiện một kiểu nhà văn mới - kiểu nhà văn mang hình thái và thân phận công
dân toàn cầu. Chẳng hạn, những nhà văn hải ngoại cũ, họ rời quê hương đến
đinh cư ở một quốc gia khác, họ có thể sáng tác bằng Tiếng Việt hay bằng
chính thứ tiếng tại nơi họ sống và không quay trở lại Việt Nam. Nhưng ở bộ
phận sáng tác văn học hải ngoại thế hệ sau này lại chia thành nhiều xu hướng
khác nhau: Có những nhà văn viết bằng thứ tiếng mà họ sinh sống chẳng hạn
như Linda Lê - cô được biết đến với tư cách là một nhà văn Pháp nhiều hơn là
một nhà văn hải ngoại ở Việt Nam, bởi đa phần các sáng tác của Linda đều
viết bằng tiếng Pháp và những sáng tác đó chủ yếu xuất bản tại Pháp. Đối
tượng mà Linda Lê hướng đến là công chúng và độc giả Pháp, và vì thế,
không có mối quan hệ giữa những nhà văn này với các nhà văn trong nước
nói riêng, văn học trong nước nói chung. Ở trường hợp khác, lại có các nhà
văn sáng tác bằng cả hai thứ tiếng, vừa có tiếng mẹ đẻ, vừa có tiếng bản địa
nơi họ sống. Tuy nhiên, ở đây chúng tui chỉ muốn đề cập đến những nhà văn
có sáng tác bằng tiếng Việt và điểm đặc biệt của họ với các nhà văn khác là ở
chỗ, mặc dù là nhà văn di dân hải ngoại, cũng có sáng tác văn chương bằng
những thứ tiếng khác nhau nhưng họ không hoàn toàn rời khỏi Việt Nam như
một số trường hợp của: Phan Việt, Ngô Thị Giáng Uyên, Thuận, Nguyễn Văn
Thọ, Đoàn Minh Phượng... Họ là lớp nhà văn có một môi trường sống vô
cùng rộng mở, không gian để sáng tác không chỉ giới hạn ở một quốc gia hay
vùng lãnh thổ nữa mà nó đã mang tính chất toàn cầu, tính chất của văn
chương không biên giới. Họ đi và về liên tục giữa hai miền đất nước mà
không bị những quy định ngặt cùng kiệt về khoảng cách địa lý, không thời gian
hay quy định của luật pháp cản trở như những thế hệ nhà văn hải ngoại cũ. Do
đó, mối quan hệ của họ với quê hương nói chung, văn học Việt Nam nói riêng
không hề bị cắt đứt, họ luôn giữ một mạch ngầm với quê hương, đó chính là
những sáng tác văn học ở mọi thể loại mà thông qua đó họ sẽ theo dõi được
muôn mặt của đời sống xã hội Việt Nam. Từ đó, chúng ta thấy được cái nhìn,
sự quan sát và phản ánh hiện thực xã hội, con người Việt Nam của họ luôn
được đặt trong thế đa chiều, đa thanh, khách quan toàn diện với một tư duy
hiện đại. Đặc biệt, chính những nhà văn thuộc bộ phận văn học này là một
“mắt xích” quan trọng để đưa văn học Việt Nam nói riêng, văn hóa Việt, con
người Việt nói chung giao thoa với những nền văn hóa mới nơi họ sống và
làm việc. Như thế, sự kết nối của họ với quê hương và nơi sống mới không hề
bị mất đi, mà hơn thế, chính họ đã thực hiện nhiệm vụ hội nhập văn hóa, văn
học, đưa văn học Việt Nam gần hơn với quỹ đạo của văn học thế giới.
1.2.Có thể nói, trong dòng văn học của người Việt Nam ở nước ngoài,
cùng với nhà văn Thuận, nhà văn Nguyễn Văn Thọ - là những nhà văn có
sáng tác đều đặn, được công chúng đánh giá cao thì nhà văn Phan Việt cũng
là nhà văn có sáng tác hiện diện ở Việt Nam một cách đầy đủ, liên tục và nhận
được đánh giá cao của công chúng Việt. Nói sáng tác của nhà văn Phan Việt
hiện diện một cách đầy đủ là vì toàn bộ những sáng tác của cô đều chỉ xuất
bản và giới thiệu với công chúng tại Việt Nam, giống như nhà văn Thuận.
Văn học hải ngoại, bản thân cũng chia thành nhiều hướng khác nhau; tuy
nhiên với tư cách là độc giả Việt, vì thế chúng tui chỉ xem xét trên cơ sở
những gương mặt đã xuất hiện tác phẩm tại Việt Nam, có sự gắn bó chặt chẽ
với dòng chảy của văn học trong nước, có tác động không những với cộng
đồng nơi nhà văn sống và viết mà còn có tác động đến với đông đảo bạn đọc
trong nước. Việc lựa chọn những sáng tác của các nhà văn hải ngoại có các
tác phẩm xuất bản ở Việt Nam, trong đó chúng tui chú ý đến sáng tác của nhà
văn Phan Việt là bởi hai lý do: Lý do thứ nhất là bởi nhà văn Phan Việt cũng
có sáng tác tương đối đều và liên tục, và hầu hết sách của cô đều được xuất
bản ở Việt Nam. Lý do thứ hai đó là việc được xuất bản sách tại Việt Nam đã
chứng tỏ được sự hội nhập về tư tưởng của nhà văn Phan Việt, sự liền mạch
và hòa nhập của cô với các nhà văn trong nước. Đặc biệt, thông qua việc xuất
bản nhiều và liên tục với năm cuốn sách: Phù phiếm truyện, Tiếng người,
Nước Mỹ Nước Mỹ, Một mình ở châu Âu và Xuyên Mỹ, đã khẳng định sự lành
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Văn học Việt Nam đương đại ngày nay luôn được đặt dưới góc nhìn
tổng thể, đa diện và mang tính hệ thống. Ở giai đoạn trước, văn học Việt Nam
còn phân chia rõ ràng thành các dòng văn học, mà cụ thể là văn học Việt Nam
trong nước và văn học Việt Nam ở hải ngoại thì giờ đây, ranh giới và đường
biên phân định các bộ phận văn học đó đã gần như không còn mà nó có sự
thống nhất cao. Nếu coi văn học Việt Nam là cái tổng thể, văn học hải ngoại
là cái bộ phận thì trong cái bộ phận có cái tổng thể và ngược lại trong cái tổng
thể lại có cái bộ phận. Có được điều này chính là nhờ vào quá trình hiện đại
hóa nền văn học, cùng xu hướng nhận chân lại các giá trị truyền thống đích
thực của văn học Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa, đa dạng hóa. Văn học
Việt Nam được nhìn nhận lại trong tính toàn vẹn, liên tục và bao quát hơn.
Trong đó, văn học Việt Nam đương đại đã làm một công việc hết sức có ý
nghĩa, đó là việc ghi nhận những đóng góp lớn, nhỏ của các nhà văn thuộc
dòng văn học di dân hải ngoại hiện đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài
như Thuận, Nguyễn Văn Thọ, Phan Việt… Đây là một bộ phận văn học có
quan hệ khăng khít với bộ phận văn học Việt Nam trong nước nhưng do
những yếu tố về mặt chính trị, xã hội nào đó và ở những giai đoạn khác nhau
đã khiến cho văn học trong nước và dòng văn học ngoài nước không thể
thông thương được với nhau. Việc ghi nhận sự hiện diện những tác phẩm của
các nhà văn hải ngoại đồng nghĩa với việc ghi nhận một lực lượng sáng tác
mới mà dòng văn học này đã sản sinh ra. Đó là một lực lượng sáng tác văn
chương kiểu mới, dồi dào và giàu cảm hứng sáng tạo.
Khác với thế hệ của những lớp nhà văn di dân hải ngoại cũ. Bộ phận
văn học di dân thế hệ mới có một điều hết sức khác biệt. Trước hết đó là sự
khác biệt về lực lượng sáng tác: Trong đội ngũ sáng tác của họ bắt đầu xuất
hiện một kiểu nhà văn mới - kiểu nhà văn mang hình thái và thân phận công
dân toàn cầu. Chẳng hạn, những nhà văn hải ngoại cũ, họ rời quê hương đến
đinh cư ở một quốc gia khác, họ có thể sáng tác bằng Tiếng Việt hay bằng
chính thứ tiếng tại nơi họ sống và không quay trở lại Việt Nam. Nhưng ở bộ
phận sáng tác văn học hải ngoại thế hệ sau này lại chia thành nhiều xu hướng
khác nhau: Có những nhà văn viết bằng thứ tiếng mà họ sinh sống chẳng hạn
như Linda Lê - cô được biết đến với tư cách là một nhà văn Pháp nhiều hơn là
một nhà văn hải ngoại ở Việt Nam, bởi đa phần các sáng tác của Linda đều
viết bằng tiếng Pháp và những sáng tác đó chủ yếu xuất bản tại Pháp. Đối
tượng mà Linda Lê hướng đến là công chúng và độc giả Pháp, và vì thế,
không có mối quan hệ giữa những nhà văn này với các nhà văn trong nước
nói riêng, văn học trong nước nói chung. Ở trường hợp khác, lại có các nhà
văn sáng tác bằng cả hai thứ tiếng, vừa có tiếng mẹ đẻ, vừa có tiếng bản địa
nơi họ sống. Tuy nhiên, ở đây chúng tui chỉ muốn đề cập đến những nhà văn
có sáng tác bằng tiếng Việt và điểm đặc biệt của họ với các nhà văn khác là ở
chỗ, mặc dù là nhà văn di dân hải ngoại, cũng có sáng tác văn chương bằng
những thứ tiếng khác nhau nhưng họ không hoàn toàn rời khỏi Việt Nam như
một số trường hợp của: Phan Việt, Ngô Thị Giáng Uyên, Thuận, Nguyễn Văn
Thọ, Đoàn Minh Phượng... Họ là lớp nhà văn có một môi trường sống vô
cùng rộng mở, không gian để sáng tác không chỉ giới hạn ở một quốc gia hay
vùng lãnh thổ nữa mà nó đã mang tính chất toàn cầu, tính chất của văn
chương không biên giới. Họ đi và về liên tục giữa hai miền đất nước mà
không bị những quy định ngặt cùng kiệt về khoảng cách địa lý, không thời gian
hay quy định của luật pháp cản trở như những thế hệ nhà văn hải ngoại cũ. Do
đó, mối quan hệ của họ với quê hương nói chung, văn học Việt Nam nói riêng
không hề bị cắt đứt, họ luôn giữ một mạch ngầm với quê hương, đó chính là
những sáng tác văn học ở mọi thể loại mà thông qua đó họ sẽ theo dõi được
muôn mặt của đời sống xã hội Việt Nam. Từ đó, chúng ta thấy được cái nhìn,
sự quan sát và phản ánh hiện thực xã hội, con người Việt Nam của họ luôn
được đặt trong thế đa chiều, đa thanh, khách quan toàn diện với một tư duy
hiện đại. Đặc biệt, chính những nhà văn thuộc bộ phận văn học này là một
“mắt xích” quan trọng để đưa văn học Việt Nam nói riêng, văn hóa Việt, con
người Việt nói chung giao thoa với những nền văn hóa mới nơi họ sống và
làm việc. Như thế, sự kết nối của họ với quê hương và nơi sống mới không hề
bị mất đi, mà hơn thế, chính họ đã thực hiện nhiệm vụ hội nhập văn hóa, văn
học, đưa văn học Việt Nam gần hơn với quỹ đạo của văn học thế giới.
1.2.Có thể nói, trong dòng văn học của người Việt Nam ở nước ngoài,
cùng với nhà văn Thuận, nhà văn Nguyễn Văn Thọ - là những nhà văn có
sáng tác đều đặn, được công chúng đánh giá cao thì nhà văn Phan Việt cũng
là nhà văn có sáng tác hiện diện ở Việt Nam một cách đầy đủ, liên tục và nhận
được đánh giá cao của công chúng Việt. Nói sáng tác của nhà văn Phan Việt
hiện diện một cách đầy đủ là vì toàn bộ những sáng tác của cô đều chỉ xuất
bản và giới thiệu với công chúng tại Việt Nam, giống như nhà văn Thuận.
Văn học hải ngoại, bản thân cũng chia thành nhiều hướng khác nhau; tuy
nhiên với tư cách là độc giả Việt, vì thế chúng tui chỉ xem xét trên cơ sở
những gương mặt đã xuất hiện tác phẩm tại Việt Nam, có sự gắn bó chặt chẽ
với dòng chảy của văn học trong nước, có tác động không những với cộng
đồng nơi nhà văn sống và viết mà còn có tác động đến với đông đảo bạn đọc
trong nước. Việc lựa chọn những sáng tác của các nhà văn hải ngoại có các
tác phẩm xuất bản ở Việt Nam, trong đó chúng tui chú ý đến sáng tác của nhà
văn Phan Việt là bởi hai lý do: Lý do thứ nhất là bởi nhà văn Phan Việt cũng
có sáng tác tương đối đều và liên tục, và hầu hết sách của cô đều được xuất
bản ở Việt Nam. Lý do thứ hai đó là việc được xuất bản sách tại Việt Nam đã
chứng tỏ được sự hội nhập về tư tưởng của nhà văn Phan Việt, sự liền mạch
và hòa nhập của cô với các nhà văn trong nước. Đặc biệt, thông qua việc xuất
bản nhiều và liên tục với năm cuốn sách: Phù phiếm truyện, Tiếng người,
Nước Mỹ Nước Mỹ, Một mình ở châu Âu và Xuyên Mỹ, đã khẳng định sự lành
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links