Link tải luận văn miễn phí cho ae
LỜI MỞ ĐẦU
Các vi sinh vật như: vi khuẩn, nấm mốc, nấm men… có rất nhiều ích
lợi đối với con người. Trong đó, nấm mốc được ứng dụng rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực như: sản xuất rượu, tương, nước chấm, các kháng sinh (như:
penicillin)… Đặc biệt, nhiều nấm mốc có khả năng tạo ra các enzyme để phân
hủy các cơ chất trong tự nhiên, là đối tượng để nghiên cứu sản xuất các
enzyme như: cellulase, amylase, protease…
Trong tự nhiên, nấm mốc hiện diện ở rất nhiều nơi, chúng phát triển rất
nhanh trong điều kiện khí hậu nóng ẩm ở nước ta. Trên các thực vật bị mục
nát như: gỗ mục, rơm mục… chứa rất nhiều chủng nấm mốc có khả năng tạo
ra enzyme cellulase để phân hủy cellulose. Đề tài nghiên cứu này tiến hành
phân lập và tuyển chọn các chủng nấm mốc có khả năng phân hủy cellulose
từ các mẫu gỗ mục và rơm mục thu được trong tự nhiên, nhằm ứng dụng thu
nhận enzyme cellulase từ nấm mốc và trong nhiều lĩnh vực khác phục vụ đời
sống con người.
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm của nấm mốc: [1]
Nấm mốc còn gọi là nấm sợi. Chúng thường hiện diện trên thực phẩm,
quần áo, giày dép, sách vở… Nấm mốc phát triển rất nhanh trên nguồn cơ
chất hữu cơ khi gặp điều kiện khí hậu nóng ẩm. Nấm mốc cũng phát triển trên
các thiết bị làm bằng vật liệu vô cơ như: thấu kính ở ống nhòm, máy ảnh, kính
hiển vi…
Một số nấm mốc có khả năng sống ký sinh trên người, động vật và thực
vật và gây ra các bệnh về nấm khá nguy hiểm. Ngoài ra, một số nấm sợi có
thể sản sinh các độc tố nấm có khả năng gây bệnh ung thư và các bệnh khác.
Trong tự nhiên, nấm mốc phân bố rất rộng rãi. Chúng tham gia tích cực
vào các vòng tuần hoàn vật chất, nhất là quá trình phân hủy các chất hữu cơ
và hình thành chất mùn.
1.1.1. Hình thái và cấu trúc của sợi nấm:
Đỉnh sợi nấm bao gồm một chóp hình nón, không tăng trưởng và có tác
dụng che chở bảo vệ cho phần ngọn của sợi nấm. Trong sợi nấm chứa chất
nguyên sinh, nhân, các bào quan, các enzyme…
Sợi nấm còn gọi là khuẩn ty. Khuẩn ty có vách ngăn hay không có vách
ngăn. Ở một số loài nấm mốc, khuẩn ty không có vách ngăn, tế bào sợi nấm
thường chứa nhiều nhân, được gọi là các tế bào đa nhân. Đối với các nấm
mốc có vách ngăn ở khuẩn ty, người ta thường thấy tế bào sợi nấm chứa 1
nhân, 2 nhân, nhiều nhân hay chẳng có nhân nào do sự di chuyển của nhân
trong khuẩn ty.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI MỞ ĐẦU
Các vi sinh vật như: vi khuẩn, nấm mốc, nấm men… có rất nhiều ích
lợi đối với con người. Trong đó, nấm mốc được ứng dụng rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực như: sản xuất rượu, tương, nước chấm, các kháng sinh (như:
penicillin)… Đặc biệt, nhiều nấm mốc có khả năng tạo ra các enzyme để phân
hủy các cơ chất trong tự nhiên, là đối tượng để nghiên cứu sản xuất các
enzyme như: cellulase, amylase, protease…
Trong tự nhiên, nấm mốc hiện diện ở rất nhiều nơi, chúng phát triển rất
nhanh trong điều kiện khí hậu nóng ẩm ở nước ta. Trên các thực vật bị mục
nát như: gỗ mục, rơm mục… chứa rất nhiều chủng nấm mốc có khả năng tạo
ra enzyme cellulase để phân hủy cellulose. Đề tài nghiên cứu này tiến hành
phân lập và tuyển chọn các chủng nấm mốc có khả năng phân hủy cellulose
từ các mẫu gỗ mục và rơm mục thu được trong tự nhiên, nhằm ứng dụng thu
nhận enzyme cellulase từ nấm mốc và trong nhiều lĩnh vực khác phục vụ đời
sống con người.
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm của nấm mốc: [1]
Nấm mốc còn gọi là nấm sợi. Chúng thường hiện diện trên thực phẩm,
quần áo, giày dép, sách vở… Nấm mốc phát triển rất nhanh trên nguồn cơ
chất hữu cơ khi gặp điều kiện khí hậu nóng ẩm. Nấm mốc cũng phát triển trên
các thiết bị làm bằng vật liệu vô cơ như: thấu kính ở ống nhòm, máy ảnh, kính
hiển vi…
Một số nấm mốc có khả năng sống ký sinh trên người, động vật và thực
vật và gây ra các bệnh về nấm khá nguy hiểm. Ngoài ra, một số nấm sợi có
thể sản sinh các độc tố nấm có khả năng gây bệnh ung thư và các bệnh khác.
Trong tự nhiên, nấm mốc phân bố rất rộng rãi. Chúng tham gia tích cực
vào các vòng tuần hoàn vật chất, nhất là quá trình phân hủy các chất hữu cơ
và hình thành chất mùn.
1.1.1. Hình thái và cấu trúc của sợi nấm:
Đỉnh sợi nấm bao gồm một chóp hình nón, không tăng trưởng và có tác
dụng che chở bảo vệ cho phần ngọn của sợi nấm. Trong sợi nấm chứa chất
nguyên sinh, nhân, các bào quan, các enzyme…
Sợi nấm còn gọi là khuẩn ty. Khuẩn ty có vách ngăn hay không có vách
ngăn. Ở một số loài nấm mốc, khuẩn ty không có vách ngăn, tế bào sợi nấm
thường chứa nhiều nhân, được gọi là các tế bào đa nhân. Đối với các nấm
mốc có vách ngăn ở khuẩn ty, người ta thường thấy tế bào sợi nấm chứa 1
nhân, 2 nhân, nhiều nhân hay chẳng có nhân nào do sự di chuyển của nhân
trong khuẩn ty.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links