Phân tích bài thơ "Chiều tối" của Hồ Chí Minh
BÀI LÀM
Nguyên văn chữ Hán : Mộ
Quyện điều qui lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng
(Theo Thơ Hồ Chí Minh - NXB Giáo dục - 1986)
Hoàng hôn (Bác có bài thơ nhan đề như thế) là buổi chiều, Mộ là chiều tối. Chiều tối trên con đường bị giải đi từ nhà lao này sang nhà lao khác. Bản dịch khá sát trừ một chỗ, “Sơn thôn thiếu nữ” nghĩa là “thiếu nữ xóm núi” dịch là “cô em xóm núi” mà chúng ta sẽ đề cập ở sau.
Bài thơ tức cảnh “chiều tối” trên đường bị giải đi. Chỉ có cảnh được quan sát, không nói tới mình. Đặt trong hoàn cảnh Nhật kí trong tù ra đời, ta mới biết là thơ làm trên đường bị giải đi của Bác, một người tù. Nếu không, hẳn không ai biết tác giả đã “thành thơ” trong hoàn cảnh nào. Nhật kí trong tù có nhiều bài thơ như thế bởi về mặt tinh thần, Bác không xem mình là tù nhân, bị tù đày. Phương châm này đã được nêu lên từ đầu : “Thân thể ở trong lao ; Tinh thần ở ngoài lao”.Vì vậy không phải trong Chiều tối, trong nhiều bài khác, Bác cũng không phải là “hình ảnh một người tù” bằng xương, bằng thịt. Dù giải đi từ “Gà gáy một lần đêm chửa tan” hay “Năm mươi ba cây số một ngày ; Áo mũ dầm mưa ướt hết giày” hay qua “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Ở đây cũng thế. Chiều tối mà vẫn trên đường đi, nhưng nhìn phong cảnh dọc đường Bác vẫn vui, vẫn với con mắt, tấm lòng ấm áp, vẫn nên thơ. Nhìn xung quanh “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ”, nhìn lên trời cao “Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không” và nhìn về phía xa trong xóm nhỏ của một vùng núi nào đó ở quê người đất khách bị lưu đày “cô em xóm núi xay ngô tối...”. Bốn câu thơ tả cảnh, thì hai câu thơ đầu còn thuộc về chiều, nghĩa là còn nhìn được cảnh vật bằng chính nó. Hai câu thơ sau thuộc về tối, nghĩa là Bác vẫn phải đi, tối xuống dần, đến lúc cảnh vật chỉ có thể nhìn khi nó phát sáng, có ánh sáng. Trước hết nhìn thấy lò than rực đỏ thấy cô thiếu nữ xay ngô, nghe tiếng cối xay ngô. Cảnh trước vắng lặng, thoáng nhẹ, ấm áp. Cảnh sau sinh động, rực sáng. Cảnh trước có cái đẹp của chiều rộng, của không gian rộng. Cảnh sau thu vào một điểm, điểm sáng và làm sáng lên cả bài thơ. Trái với cái không gian, thời gian thực của chiều dần dần tối. Nghĩa là ngoại cảnh thì tối dần mà thơ thì bừng sáng.
Hai câu thơ đầu còn thoảng một nỗi buồn khi nhìn cảnh vật. Chim đã có chỗ trú ngụ, mây được tự do nhởn nhơ, vô tư, mà người thì còn phải lặn lội trên đường, không được tự do và bị dày vò bởi bao nỗi băn khoăn, lo nghĩ. Nhưng cũng chỉ một thoáng tư lự, cảnh vật trong mắt nhìn của Bác vẫn không “âm u”, “không sắc màu” như có người cảm nhận. Hai câu thơ sau ghi lại cảnh “cô em xóm núi xay ngo tối” nhưng chính vì thấy “lò than đỏ” mà Bác rũ bỏ hết chút thoáng tư lự vừa đến. Cái màu đỏ được Bác cảm nhận thật nhạy bén nên qua “màu đỏ” ấy người ta có thể nghĩ thêm nhiều điều.
Còn một điều cần nói thêm là, câu 3, nguyên tác viết “Sơn thôn thiếu nữ” - “thiếu nữ xóm núi”, mang màu sắc trung hoà, bản dịch thơ dịch “cô em xóm núi”. “Cô em” mang sắc thái biểu cảm. Ở bản dịch thơ, có thêm cái tình, một chút rung động trước “Cô em xóm núi” làm mất tính trung hoà, khiến bài thơ thô hơn, mất phần dung dị đi rất nhiều.
Bài thơ viết về chiều tối nhưng người đọc thấy sáng. Ấy là do tác giả của nó - Bác - nhìn chiều tối bằng ánh sáng của tâm hồn, nhãn quan của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại.
Sưu tầm
BÀI LÀM
Nguyên văn chữ Hán : Mộ
Quyện điều qui lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng
(Theo Thơ Hồ Chí Minh - NXB Giáo dục - 1986)
Hoàng hôn (Bác có bài thơ nhan đề như thế) là buổi chiều, Mộ là chiều tối. Chiều tối trên con đường bị giải đi từ nhà lao này sang nhà lao khác. Bản dịch khá sát trừ một chỗ, “Sơn thôn thiếu nữ” nghĩa là “thiếu nữ xóm núi” dịch là “cô em xóm núi” mà chúng ta sẽ đề cập ở sau.
Bài thơ tức cảnh “chiều tối” trên đường bị giải đi. Chỉ có cảnh được quan sát, không nói tới mình. Đặt trong hoàn cảnh Nhật kí trong tù ra đời, ta mới biết là thơ làm trên đường bị giải đi của Bác, một người tù. Nếu không, hẳn không ai biết tác giả đã “thành thơ” trong hoàn cảnh nào. Nhật kí trong tù có nhiều bài thơ như thế bởi về mặt tinh thần, Bác không xem mình là tù nhân, bị tù đày. Phương châm này đã được nêu lên từ đầu : “Thân thể ở trong lao ; Tinh thần ở ngoài lao”.Vì vậy không phải trong Chiều tối, trong nhiều bài khác, Bác cũng không phải là “hình ảnh một người tù” bằng xương, bằng thịt. Dù giải đi từ “Gà gáy một lần đêm chửa tan” hay “Năm mươi ba cây số một ngày ; Áo mũ dầm mưa ướt hết giày” hay qua “Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”. Ở đây cũng thế. Chiều tối mà vẫn trên đường đi, nhưng nhìn phong cảnh dọc đường Bác vẫn vui, vẫn với con mắt, tấm lòng ấm áp, vẫn nên thơ. Nhìn xung quanh “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ”, nhìn lên trời cao “Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không” và nhìn về phía xa trong xóm nhỏ của một vùng núi nào đó ở quê người đất khách bị lưu đày “cô em xóm núi xay ngô tối...”. Bốn câu thơ tả cảnh, thì hai câu thơ đầu còn thuộc về chiều, nghĩa là còn nhìn được cảnh vật bằng chính nó. Hai câu thơ sau thuộc về tối, nghĩa là Bác vẫn phải đi, tối xuống dần, đến lúc cảnh vật chỉ có thể nhìn khi nó phát sáng, có ánh sáng. Trước hết nhìn thấy lò than rực đỏ thấy cô thiếu nữ xay ngô, nghe tiếng cối xay ngô. Cảnh trước vắng lặng, thoáng nhẹ, ấm áp. Cảnh sau sinh động, rực sáng. Cảnh trước có cái đẹp của chiều rộng, của không gian rộng. Cảnh sau thu vào một điểm, điểm sáng và làm sáng lên cả bài thơ. Trái với cái không gian, thời gian thực của chiều dần dần tối. Nghĩa là ngoại cảnh thì tối dần mà thơ thì bừng sáng.
Hai câu thơ đầu còn thoảng một nỗi buồn khi nhìn cảnh vật. Chim đã có chỗ trú ngụ, mây được tự do nhởn nhơ, vô tư, mà người thì còn phải lặn lội trên đường, không được tự do và bị dày vò bởi bao nỗi băn khoăn, lo nghĩ. Nhưng cũng chỉ một thoáng tư lự, cảnh vật trong mắt nhìn của Bác vẫn không “âm u”, “không sắc màu” như có người cảm nhận. Hai câu thơ sau ghi lại cảnh “cô em xóm núi xay ngo tối” nhưng chính vì thấy “lò than đỏ” mà Bác rũ bỏ hết chút thoáng tư lự vừa đến. Cái màu đỏ được Bác cảm nhận thật nhạy bén nên qua “màu đỏ” ấy người ta có thể nghĩ thêm nhiều điều.
Còn một điều cần nói thêm là, câu 3, nguyên tác viết “Sơn thôn thiếu nữ” - “thiếu nữ xóm núi”, mang màu sắc trung hoà, bản dịch thơ dịch “cô em xóm núi”. “Cô em” mang sắc thái biểu cảm. Ở bản dịch thơ, có thêm cái tình, một chút rung động trước “Cô em xóm núi” làm mất tính trung hoà, khiến bài thơ thô hơn, mất phần dung dị đi rất nhiều.
Bài thơ viết về chiều tối nhưng người đọc thấy sáng. Ấy là do tác giả của nó - Bác - nhìn chiều tối bằng ánh sáng của tâm hồn, nhãn quan của người chiến sĩ cách mạng vĩ đại.
Sưu tầm