gaubong_mylove8z
New Member
Phân tích bài thơ Sang Thu
“Thu là thơ của đất trời,thu là thơ của lòng người” Vâng! Từ bao đời nay, mùa thu trong trẻo, mát lành và thơ mộng đã trởi thành cảm hứng vô tận của thi nhân.Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tản ĐÀ, Xuân Diệu… đều có những vần thơ tuyệt sắc về mùa thu. Đọc “Sang thu “của Hữu Thình một lần nữa ta được thưởng thức vẻ đẹp của đất trời lúc thu sang qua sự cảm nhận tinh tế của một tâm hồn gắn bó sâu sắc với thiên nhiên và mùa thu xứ sở.
Mùa thu đến với Hữu Thỉnh khá đột ngột và bất ngờ
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chính qua ngõ
Hình như thu đã về
Nếu người xưa nhận ra thu về trong hình ảnh:
Ngô đồng nhất diệp lạc
Thiên hạ cộng tri thu
Nguyến Đình thi đón mùa thu đến bằng hương cốm nồng nàn “gió thổi mùa thu hương cốm mới” thì Hữu Thỉnh đón thu bằng hương ổi thơm chín ngọt trong gió hanh se.Hương ổi thân thương, bình dị hay chính là linh hồn của đồng quê cứ vấn vít, bâng khuâng,da diết lòng người.Hai chữ “phả vào”vừa gợi ra cái bất chợt,vừ gợi tới hương thơm đang lan toả theo sự vận động nhẹ nhàng của ngọn gió.Phả vào có nghĩa là hoà vào, quyện vào,nhận ra trong gió có hương ổi là cảm nhận tinh tế của một người sống giữa làng quê, là một tín hiệu mùa xuân đến dân dfã và thi vị
Mùi hương ổi đã khó nắm bắt, hình ảnh “sương chùng chình qua ngõ” lại càng lung linh, huyền ảo.Chùng chình là từ láy gợi hình, có nhiều từ đồng nghĩa với nó như: châm chậm, từ từ, đủng đỉnh….Tuy nhiên chỉ với từ “chùng chình” mới gợi nên một cái gì đó duyên dáng yểu điệu của làn sương hay một bóng hình thiếu nữ.Sương khói là của thiên nhiên đất trời nhưng với phép tu từ nhân hoá Hữu Thỉnh đã thổi hồn vào làn sương ấy để câu thơ chất đầy tâm trạng.Phải chăng “sương chùng chình” vì lưu luyến đợi chờ ai,hay là sương nối tiếc một mùa hè rực rỡ đang đi qua?Chính cái mơ hồ, bâng khuâng ấy đã trở thành một nét thi vị rất riêng của mùa thu.Trong giây phút giao mùa của thiên nhiên,tác giả đã cảm nhận được hương ổi, đã nhìn thấy làn sương đang chuyển động nhẹ nhàng.Vậy mà vẫn ngỡ ngàng tự hỏi: “Hình như thu đã về” Hình như tức là chưa chắc chắn, câu thơ thoáng một chút ngỡ ngàng, nghi hoặc, ngạc nhiên. Đó đúng là trạng thái, cảm xúc của thời điểm chuyển mùa.
Mùa thu dần dần đến và hiẹn ra ngày càng rõ nét hơn trong cái nhìn của nhà thơ, trong cảm nhận của nhà thơ:
Sông được lúc dềnh dnàg
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình snag thu
Dòng sông nhẹ nhàng êm ả trôi sau những ngày nước lũ của mùa hạ,hai chữ “dềnh dàng” nói lên dáng vẻ khoan thai, êm đềm thong thả của con sông mùa thu.Tương phản cới dòng sông những cánh chim lại bắt đầu bay đi chuẩn bị chỗ tránh rét cho mùa đông đang đến gần.Câu thơ của Hữu Thỉnh khiến ta gợi nhớ đến cánh chim trong tác phẩm “Chiều hôm nhớ nhà” của Bà huyện thanh quan “ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”;hay trong bài Tràng Giang của Huy Cận “Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều xa” Hai câu thơ của Hữu Thỉnh đi liền nhau tạo nên sự đối lập thú vị như là một phát hiện mới mẻ về tín hiệu của mùa thu,sông dềnh dàng, chim vội vã.
Bất ngờ độc đáo hơn cả là hai câu thơ này:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Đám mây như một dải luạ mềm, mỏng mảnh nhẹ nhàng vắt nửa mình sang mùa hạ,nửa còn lại đã nghiêng về phía mùa thu. Đây là một liên tưởng đầy thú vị, một hình ảnh đầy chất thơ, được sáng tạo từ một hồn thơ vô cùng tinh tế, nhạy cảm.Có lẽ rằng mỗi độ thu về, ai đã từng đọc “Sang thu” của Hữu Thỉnh sẽ khôgn thể quên di một câut hơ hay và đẹp đến nhường ấy.
Hai khổ thơ trên rất đẹp về tạo hình, rất tinh tế trong cảm nhận giống như hai cành biếc của một cây thơ lạ. Đến khổ thơ cuối mới hiện lên cái gốc của cây thơ đó,là nơi cho hai nhánh thơ trên dựa vào để khoe sắc, toả hương
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơm mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
TRên hàng cây đứng tuổi
Những thi liệu như nắng, sâm, nưa là đặc trưng của mùa hạ nhưng đã giảm dần độ gay gắt để chuyển thành dịu êm _đó là dấu hiệu của mùa thu.Nắng đã nhạt màu, mưa không còn ào ạt dữ dội, sấm không còn bất ngờ như trong mùa hạ.Sự phân hoá giữa hai mùa thu hạ ấy xoa một đường ranh giới thật mong manh
Bài thơ khép lại với hình ảnh sấm và hàng cây vừa có ý nghĩa mang tính tả thực, vừa có ý nghĩa ẩn dụ, tạo ra những thâm trầm suy tư sâu sắc.NHững tiếng sấm bất ngờ cua rmùa hạ đã bớt đi lúc thu snag hay cũng chính là hàng cây khôgn còn bất ngờ,không giật mình như khi trong mùa hạ nữa, nhưng đó còn là những vang độgn bất thường của ngoại cảnh, của cuội đời.Hàng cây đứng tuổi gợi ra hình ảnh một hàng cây không còn non nớt, gợi ra một con người đã từng trải,không còn ngây thơ vụng dại trước những sóng gió cuộc đời.Nhà thơ dùng hiện tượng thiên nhiên lúc sang thu để nới lên suy nghĩ của mình về con người trong cuội đời.Chính tác giả tâm sự: “KHi con người đã từng trải thì sẽ vững vàng hơn trước những tác động bất ngờ của ngaọi cảnh, của cuộc đời.Vì thế tuy bài thơ đã kết thúc nhưng lòng ta vẫn còn đọng lại những băn khoăn về những dự vị mà nhà thơ tâm sự
Với hình ảnh thơ tự nhiên, trong sáng, giàu sức gợi, với thể thơ 5 chữ vắt dòng tạo ra những liên tưởng thú vị,nhà thơ Hữu Thỉnh đã thể hiện đặc sắc những xúc cảm tinh tê, chân thực trước cuộc chuyển mùa của thiên nhiên.Qua bài “sang thu” hàm súc ngắn gọn, người đọc đã cảm nhận đựoc một khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng,bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lí.Bài thơ đã nối tiếp thành công hành trình thơ thu dân tộc, góp thêm một tiếng thơ đằm thắm về tình yêu mùa thu quê hương, muà thu đất nước.
Sưu tầm
“Thu là thơ của đất trời,thu là thơ của lòng người” Vâng! Từ bao đời nay, mùa thu trong trẻo, mát lành và thơ mộng đã trởi thành cảm hứng vô tận của thi nhân.Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tản ĐÀ, Xuân Diệu… đều có những vần thơ tuyệt sắc về mùa thu. Đọc “Sang thu “của Hữu Thình một lần nữa ta được thưởng thức vẻ đẹp của đất trời lúc thu sang qua sự cảm nhận tinh tế của một tâm hồn gắn bó sâu sắc với thiên nhiên và mùa thu xứ sở.
Mùa thu đến với Hữu Thỉnh khá đột ngột và bất ngờ
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chính qua ngõ
Hình như thu đã về
Nếu người xưa nhận ra thu về trong hình ảnh:
Ngô đồng nhất diệp lạc
Thiên hạ cộng tri thu
Nguyến Đình thi đón mùa thu đến bằng hương cốm nồng nàn “gió thổi mùa thu hương cốm mới” thì Hữu Thỉnh đón thu bằng hương ổi thơm chín ngọt trong gió hanh se.Hương ổi thân thương, bình dị hay chính là linh hồn của đồng quê cứ vấn vít, bâng khuâng,da diết lòng người.Hai chữ “phả vào”vừa gợi ra cái bất chợt,vừ gợi tới hương thơm đang lan toả theo sự vận động nhẹ nhàng của ngọn gió.Phả vào có nghĩa là hoà vào, quyện vào,nhận ra trong gió có hương ổi là cảm nhận tinh tế của một người sống giữa làng quê, là một tín hiệu mùa xuân đến dân dfã và thi vị
Mùi hương ổi đã khó nắm bắt, hình ảnh “sương chùng chình qua ngõ” lại càng lung linh, huyền ảo.Chùng chình là từ láy gợi hình, có nhiều từ đồng nghĩa với nó như: châm chậm, từ từ, đủng đỉnh….Tuy nhiên chỉ với từ “chùng chình” mới gợi nên một cái gì đó duyên dáng yểu điệu của làn sương hay một bóng hình thiếu nữ.Sương khói là của thiên nhiên đất trời nhưng với phép tu từ nhân hoá Hữu Thỉnh đã thổi hồn vào làn sương ấy để câu thơ chất đầy tâm trạng.Phải chăng “sương chùng chình” vì lưu luyến đợi chờ ai,hay là sương nối tiếc một mùa hè rực rỡ đang đi qua?Chính cái mơ hồ, bâng khuâng ấy đã trở thành một nét thi vị rất riêng của mùa thu.Trong giây phút giao mùa của thiên nhiên,tác giả đã cảm nhận được hương ổi, đã nhìn thấy làn sương đang chuyển động nhẹ nhàng.Vậy mà vẫn ngỡ ngàng tự hỏi: “Hình như thu đã về” Hình như tức là chưa chắc chắn, câu thơ thoáng một chút ngỡ ngàng, nghi hoặc, ngạc nhiên. Đó đúng là trạng thái, cảm xúc của thời điểm chuyển mùa.
Mùa thu dần dần đến và hiẹn ra ngày càng rõ nét hơn trong cái nhìn của nhà thơ, trong cảm nhận của nhà thơ:
Sông được lúc dềnh dnàg
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình snag thu
Dòng sông nhẹ nhàng êm ả trôi sau những ngày nước lũ của mùa hạ,hai chữ “dềnh dàng” nói lên dáng vẻ khoan thai, êm đềm thong thả của con sông mùa thu.Tương phản cới dòng sông những cánh chim lại bắt đầu bay đi chuẩn bị chỗ tránh rét cho mùa đông đang đến gần.Câu thơ của Hữu Thỉnh khiến ta gợi nhớ đến cánh chim trong tác phẩm “Chiều hôm nhớ nhà” của Bà huyện thanh quan “ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi”;hay trong bài Tràng Giang của Huy Cận “Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều xa” Hai câu thơ của Hữu Thỉnh đi liền nhau tạo nên sự đối lập thú vị như là một phát hiện mới mẻ về tín hiệu của mùa thu,sông dềnh dàng, chim vội vã.
Bất ngờ độc đáo hơn cả là hai câu thơ này:
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu
Đám mây như một dải luạ mềm, mỏng mảnh nhẹ nhàng vắt nửa mình sang mùa hạ,nửa còn lại đã nghiêng về phía mùa thu. Đây là một liên tưởng đầy thú vị, một hình ảnh đầy chất thơ, được sáng tạo từ một hồn thơ vô cùng tinh tế, nhạy cảm.Có lẽ rằng mỗi độ thu về, ai đã từng đọc “Sang thu” của Hữu Thỉnh sẽ khôgn thể quên di một câut hơ hay và đẹp đến nhường ấy.
Hai khổ thơ trên rất đẹp về tạo hình, rất tinh tế trong cảm nhận giống như hai cành biếc của một cây thơ lạ. Đến khổ thơ cuối mới hiện lên cái gốc của cây thơ đó,là nơi cho hai nhánh thơ trên dựa vào để khoe sắc, toả hương
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơm mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
TRên hàng cây đứng tuổi
Những thi liệu như nắng, sâm, nưa là đặc trưng của mùa hạ nhưng đã giảm dần độ gay gắt để chuyển thành dịu êm _đó là dấu hiệu của mùa thu.Nắng đã nhạt màu, mưa không còn ào ạt dữ dội, sấm không còn bất ngờ như trong mùa hạ.Sự phân hoá giữa hai mùa thu hạ ấy xoa một đường ranh giới thật mong manh
Bài thơ khép lại với hình ảnh sấm và hàng cây vừa có ý nghĩa mang tính tả thực, vừa có ý nghĩa ẩn dụ, tạo ra những thâm trầm suy tư sâu sắc.NHững tiếng sấm bất ngờ cua rmùa hạ đã bớt đi lúc thu snag hay cũng chính là hàng cây khôgn còn bất ngờ,không giật mình như khi trong mùa hạ nữa, nhưng đó còn là những vang độgn bất thường của ngoại cảnh, của cuội đời.Hàng cây đứng tuổi gợi ra hình ảnh một hàng cây không còn non nớt, gợi ra một con người đã từng trải,không còn ngây thơ vụng dại trước những sóng gió cuộc đời.Nhà thơ dùng hiện tượng thiên nhiên lúc sang thu để nới lên suy nghĩ của mình về con người trong cuội đời.Chính tác giả tâm sự: “KHi con người đã từng trải thì sẽ vững vàng hơn trước những tác động bất ngờ của ngaọi cảnh, của cuộc đời.Vì thế tuy bài thơ đã kết thúc nhưng lòng ta vẫn còn đọng lại những băn khoăn về những dự vị mà nhà thơ tâm sự
Với hình ảnh thơ tự nhiên, trong sáng, giàu sức gợi, với thể thơ 5 chữ vắt dòng tạo ra những liên tưởng thú vị,nhà thơ Hữu Thỉnh đã thể hiện đặc sắc những xúc cảm tinh tê, chân thực trước cuộc chuyển mùa của thiên nhiên.Qua bài “sang thu” hàm súc ngắn gọn, người đọc đã cảm nhận đựoc một khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng,bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lí.Bài thơ đã nối tiếp thành công hành trình thơ thu dân tộc, góp thêm một tiếng thơ đằm thắm về tình yêu mùa thu quê hương, muà thu đất nước.
Sưu tầm