vuhaitien_2523

New Member
Tỷ số thanh toán nhanh ( quick ratio ) này phần nào khắc phục được nhược điểm của chỉ số thanh toán hiện hành cũng như ROIC khắc phục cho ROE vậy. Nó được tính toán theo công thức như sau:



Tỷ số thanh toán nhanh = (Tiền và các khoản tương đương tiền+các khoản phải thu+các khoản đầu tư ngắn hạn) / (Nợ ngắn hạn)



Tỷ số thanh toán nhanh cho biết liệu công ty có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần bán hàng tồn kho hay không. Tỷ số này phản ánh chính xác hơn tỷ số thanh toán hiện hành. Một DN có tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn nên ta cần lưu ý điều này.



Nếu tỷ số này nhỏ hơn hẳn so với tỷ số thanh toán hiện hành thì điều đó có nghĩa là tài sản ngắn hạn của DN phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho.
 

Celeste

New Member
Phân tích cơ bản - Phần 11 ( Tỷ số thanh toán nhanh )

Khả năng thanh toán nhanh được hiểu là khả năng doanh nghiệp dùng tiền hay tài sản có thể chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn. Tiền ở đây có thể là tiền gửi, tiền mặt, tiền đang chuyển; tài sản là các đầu tư tài chính ngắn hạn ( cổ phiếu, trái phiếu ). Nợ đến hạn và quá hạn phải trả là nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, nợ khác kể cả những khoản trong thời hạn cam kết doanh nghiệp còn được nợ. Khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp được tính theo công thức:



Khả năng thanh toán nhanh = (Tiền + Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn) / Nợ ngắn hạn



hay có thể được tính như sau:



Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn - Hàng tồn kho) / Nợ ngắn hạn



Theo công thức này, hàng tồn kho ở đây là hàng hóa, thành phẩm, hàng gửi bán, vật tư chưa thể bán nhanh, hay khấu trừ, đối lưu ngay được, nên chưa thể chuyển thành tiền ngay được. Và khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cao hay thấp, tình hình tài chính được đánh giá tốt hay xấu tùy thuộc vào lượng tiền và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn lớn hay bé, nợ ngắn hạn nhỏ hay lớn. Tuy nhiên khi sử dụng hệ số thanh toán nhanh phải lưu ý một số điểm:



Thứ nhất, công thức này vô hình chung đã triệt tiêu năng lực thanh toán "không dùng tiền" của doanh nghiệp trong việc trả các khoản nợ đến hạn. Tức là chưa tính đến khả năng doanh nghiệp dùng một lượng hàng hóa mà thị trường có nhu cầu cao có thể bán ngay được hay xuất đối lưu; chưa tính đến khoản phải thu mà khi cần đơn vị có thể thỏa thuận để bù trừ khoản nợ phải trả cho các chủ nợ. Và như vậy sẽ là sai lầm khi lượng tiền của doanh nghiệp có thể ít, khoản đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp không có nhưng lượng hàng hóa, thành phẩm tồn kho có thể bán ngay bất cứ lúc nào cũng được lớn, khoản phải thu có thể bù trừ ngay được cho các khoản phải trả nhiều, mà lại đánh giá khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp thấp.



Thứ hai, nợ ngắn hạn có thể lớn nhưng chưa cần thanh toán ngay thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp cũng có thể được coi là lớn. Nợ ngắn hạn chưa đến hạn trả mà buộc doanh nghiệp phải tính đến khả năng trả nợ ngay trong khi nợ dài hạn và nợ khác phải trả hay quá hạn trả lại không tính đến thì sẽ là không hợp lý.



Căn cứ vào hai điểm bất cập trên, hiện nay nhiều công ty đã thay đổi một chút cách tính toán khả năng thanh toán nhanh:



Khả năng thanh toán nhanh = (Tiền + Khoản tương đương tiền) / (Nợ tới hạn + Nợ quá hạn)



Ró ràng công thức này phản ánh được chính xác hơn khả năng trả nợ ngay của một doanh nghiệp. Nhìn chung hệ số này bằng 1 là lý tưởng nhất. Tuy nhiên giống như hệ số thanh toán nợ ngắn hạn, độ lớn của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán các món nợ trong kỳ.



nguồn: http://archive.saga.vn/dictview.aspx?id=2505
 

kudarka_1

New Member
Phân tích cơ bản - Phần 11 ( Tỷ số thanh toán nhanh )

Chao mung bai hoc moi cua anh! em hom nay dc xep ban dau roi. Dag tranh thu hoc ma anh xay nha nhanh qua ty le nghich voi cai kha nang tiep thu cua em!
 

minhtrangkool

New Member
Phân tích cơ bản - Phần 11 ( Tỷ số thanh toán nhanh )

Hihi... đây là những khái niệm thôi. Còn dùng và áp dụng thì phải tính toán từng cổ cụ thể và đào sâu, vụ này thì khó với tất cả mọi người chứ không riêng ai đâu.



Thôi tui đi nghỉ, mai chém tiếp, tranh thủ post topic mới cho mọi người chém ngày mai, G9
 
Phân tích cơ bản - Phần 11 ( Tỷ số thanh toán nhanh )

Chúc mừng nhà mới !

Chủ đề này hữu ích cho những nhà đầu tư chứng khoán thật sự ( gọi như thế để phân biệt với những người xem chứng khoán là trò đánh bạc như đá gà hay cá độ bóng đá ) nhằm nâng cao năng lực nhận biết những mã cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng hay để tránh mua nhầm cổ phiếu những công ty làm láo báo cáo hay !

tui sẽ dành thời gian theo dõi chủ đề này!

Thank chủ thớt nhiều !


 

svishop

New Member
Phân tích cơ bản - Phần 11 ( Tỷ số thanh toán nhanh )

Hệ số này thường là từ 1-2 lần là tốt, nếu nhỏ hơn 1 là cty đang thiếu tiền, có thể gặp khó khăn nên mới như vậy.

Nếu lớn hơn 2 thì cũng không tốt, vì thừa tiền mà không biết kinh doanh, nên lãng phí vốn.


--- Gộp bài viết, 24/08/2014 lúc 01:11, Bài cũ: 24/08/2014 lúc 01:10 ---

Chào bác chủ, chào cả nhà.

G9 mọi người, đi ngủ thôi muộn rồi.
 

Honon

New Member
Phân tích cơ bản - Phần 11 ( Tỷ số thanh toán nhanh )

Chúc anh ngủ ngon!


--- Gộp bài viết, 24/08/2014 lúc 01:21, Bài cũ: 24/08/2014 lúc 01:19 ---




G9 anh và cả nhà!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CẤU TRÚC HỢP CHẤT HỮU CƠ – BÀI TẬP Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0
D Các chỉ số tài chính trong phân tích cơ bản chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích công tác tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hasan - Dermapharm Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức Vinamilk Luận văn Kinh tế 0
D Trình bày các mô hình cơ cấu tổ chức quản lý. Liên hệ phân tích mô hình cơ cấu tổ chức của quản lý Luận văn Kinh tế 0
D Cách Xác định nội hàm phân tích tiêu chí trong tự đánh giá cơ sở giáo dục theo Thông tư 17 và 18/2018 Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích công việc là một hoạt động cơ bản trong công tác quản trị nguồn nhân lực, tuy nhiên lại chưa được thực hiện tốt trong nhiều tổ chức Văn hóa, Xã hội 0
D Skkn một phương án dạy học tích vô hướng của hai vectơ trên cơ sở phân tích khoa học luận tri thức Luận văn Sư phạm 0
I Phân tích thống kê chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện tam nông tỉnh phú thọ giai đoạn 2001 – 2008 và định hướng đến năm 2012 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top