tctuvan

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Châu thổ sông Cửu Long là một vùng đồng bằng phù sa màu mỡ thuận lợi
phát triển các loại hình nông nghiệp nhất trong cả nước. Bên cạnh là nơi sản xuất
lúa lớn nhất cả nước, đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) còn là khu vực sản
xuất và xuất khẩu thủy sản lớn nhất, chiếm 65% sản lượng cả nước, và là một
vườn trái cây đủ loại với sản lượng hàng năm cao. Việt Nam có hơn 550.000 ha
vườn cây ăn quả, trong đó khu vực ĐBSCL có khoảng 220.000 ha cho sản lượng
khoảng 7 triệu tấn trái/năm, chiếm 70% tổng sản lượng trái cây cả nước. Trong
vùng có nhiều loại cây ăn trái thích hợp phát triển như nhãn, chôm chôm, măng
cụt, bưởi, xoài, vú sữa,… được trồng rãi rác khắp các tỉnh Nam Bộ từ Tiền
Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, đến các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Cần Thơ,… và
trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều người dân ở khu vực, giúp nông dân
vươn lên làm giàu. Từ đó, vấn đề phát triển cây ăn trái ở Miền Nam ngày càng
được Nhà nước và các Bộ Ngành có liên quan quan tâm, khuyến khích phát triển
về các nguồn lực như giống, thuốc bảo vệ thực vật và kỹ thuật canh tác, đặc biệt
vựa trái cây quốc gia và trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam là hai cơ sở
có tác dụng hỗ trợ tích cực cho nghề làm vườn trong khu vực. Nhờ đó, có nhiều
loại trái cây ở ĐBSCL đã xây dựng được thương hiệu như vú sữa Lò rèn – Vĩnh
Kiêm, xoài cát Hòa Lộc, bưởi Hoàng Gia, bưởi Năm Roi,…
Tuy nhiên, sản xuất trái cây ở khu vực còn gặp nhiều khó khăn cho người
dân và các khâu thu mua liên quan. Số lượng các loại trái cây đạt thương hiệu
chiếm một số lượng nhỏ trong tổng số sản lượng của ĐBSCL. Người dân được
tiếp thu kỹ thuật canh tác mới nhưng áp dụng vào sản xuất vẫn chưa cao. Thị
trường tiêu thu còn thay đổi nhiều theo mùa, theo thị hiếu và tâm lý của người
tiêu dùng nên giá cả không ổn định.
Bến Tre là một địa bàn có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị
kinh tế như chôm chôm, dừa, ca cao,… Trong đó, mô hình trồng chôm chôm
nghịch mùa của nhiều nhà làm vườn ở huyện Chợ Lách là một mô hình đạt hiệu
quả sản xuất điển hình giúp cho giá trị kinh tế của cây chôm chôm được nâng
lên. Nhưng mô hình này vẫn chưa được áp dụng rộng rãi cho các hộ sản xuất
chôm chôm nên vẫn chưa phát huy hết thế mạnh tiềm năng của cây chôm chôm
trong huyện.
Chính vì những lý do trên nên tui chọn đền tài nghiên cứu: “Phân tích
hiệu quả sản xuất của mô hình sản xuất chôm chôm nghịch mùa ở huyện Chợ
Lách – Bến Tre”, bên cạnh phân tích những hiệu quả mà mô hình lại, đề tài còn
so sánh với hiệu quả sản xuất của mô hình sản xuất chôm chôm thuận mùa đồng
thời đề ra các giải pháp khắc phục những khó khăn trong việc sản xuất chôm
chôm để giúp nông dân Bến Tre nói riêng và ĐBSCL nói chung có thể lựa chọn
phương pháp sản xuất và mô hình tối ưu trên diện tích đất canh tác có hạn của
mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất chôm chôm trái vụ ở
huyện Chợ Lách – Bến Tre, đồng thời so sánh với mô hình sản xuất chôm chôm
cho trái tự nhiên của nhà vườn ở cùng khu vực để giúp nhà vườn lựa chọn mô
hình sản xuất phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, bên cạnh cung cấp
kiến thức về một mô hình sản xuất mới, có hiệu quả và đưa ra các giải pháp giúp
phát triển mô hình.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình sản xuất chôm chôm trái vụ ở
huyện Chợ Lách – Bến Tre thông qua các mô hình phân tích cho năng suất và thu
nhập để phân tích các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả sản xuất của mô hình này.
(2) Phân tích thị trường tiêu thụ chôm chôm nghịch mùa của nông hộ ở
Chợ Lách – Bến Tre để thấy được những thuận lợi và khó khăn của thị trường
tiêu thụ chôm chôm nghịch mùa hiện nay.
(3) So sánh hiệu quả sản xuất và khả năng tiêu thụ giữa hai mô hình sản
xuất chôm chôm tự nhiên và trái vụ từ đó đưa ra đánh giá hiệu quả cho các mô
hình và đánh giá tình hình sản xuất thực tế so với kết quả nghiên cứu.
(4) Từ các phân tích và đánh giá trên, rút ra các giải pháp phù hợp để giúp
nhà vườn có thể lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp và khắc phục các khó khăn
khi sản xuất chôm chôm.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
(1) Hiệu quả sản xuất của mô hình sản xuất chôm chôm nghịch mùa như
thế nào?
(2) Thị trường tiêu thụ của sản phẩm chôm chôm nghịch mùa ra sao?
(3) Hiệu quả sản xuất của mô hình sản xuất chôm chôm thuận mùa như
thế nào so với hiệu quả sản xuất của mô hình chôm chôm nghịch mùa?
(4) Những giải pháp nào cần thực hiện để nâng cao hiệu quả sản xuất của
mô hình sản xuất chôm chôm nghịch mùa?
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài này được thực hiện trong phạm vi huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, là
nơi có các nhà vườn đang sản xuất cả hai mô hình sản xuất chôm chôm ra hoa tự
nhiên và trái vụ, thuận lợi cho việc thu thập số liệu sơ cấp từ nhà vườn.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện trong giới hạn thời gian của học kỳ I năm học 2010-
2011, và trong khung kế hoạch làm luận văn tốt nghiệp của Khoa Kinh tế -
Trường Đại học Cần Thơ, từ tháng 8 đến cuối tháng 11 năm 2010.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực hiện trên cây chôm chôm ở huyện Chợ Lách tỉnh
Bến Tre.
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trong nghiên cứu về hiệu quả sản xuất của mô hình sản xuất nông nghiệp
thì đề tài nghiên cứu có tham khảo các tài liệu sau đây giúp đề tài có được
phương pháp cung như nội dung phân tích tốt:
1) Đề tài: “So sánh hiệu quả của hai mô hình sản xuất chuyên canh lúa và
lúa màu ở xã Mỹ Thạnh Trung, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long” của tác giả
Nguyễn Phương Trang, lớp Kinh tế nông nghiệp K30.
Đề tài đã phân tích đầy đủ các chỉ tiêu về của hai mô hình sản xuất chuyên
canh lúa và mô hình xen canh lúa – màu về chi phí sản xuất, năng suất, thu nhập
và các chỉ số tài chính. Đồng thời để tài còn phân tích sâu hơn về các nhân tố có
ảnh hưởng đến thu nhập của mỗi mô hình sản xuất. Từ đó, đề tài đã rút ra được
kết luận về các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của các mô hình như sau: các
nhân tố chi phí như phân bón, thuốc, chi phí giống,… đều ảnh hưởng tiêu cực
đến thu nhập và ảnh hưởng với mức độ tương đương nhau; còn các nhân tố diện
tích, năng suất, đơn giá đều ảnh hưởng tích cực đến thu nhập, nghĩa là khi các
nhân tố này tăng lên thì thu nhập của mỗi mô hình cũng tăng theo.
Ngoài ra, đề tài còn so sánh hiệu quả sản xuất giữa hai mô hình trồng lúa
luân canh và trồng lúa xen canh với rau màu thông qua việc so sánh các loại chi
phí sản xuất, các chỉ số tài chính giữa hai mô hình này. Từ nghiên cứu và phân
tích, đề tài đã đưa ra kết luận là mô hình chuyên canh lúa mang lại lợi nhuận thấp
hơn mô hình lúa màu. Từ đó, đề tài đã đưa ra các giải pháp và kiến nghị phù hợp.
2) Đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất đay ở huyện Thạnh Hóa, tỉnh
Long An” của tác giả Trần Kim Xoan, lớp Kinh tế nông nghiệp – K30.
Đề tài cũng phân tích hiệu quả sản xuất của cây đay thông qua chi phí sản
xuất, năng suất và thu nhập. Bên cạnh, đề tài còn phân tích thị trường tiêu thụ
đay và các rào cản xung quanh vấn đề tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp này.
Ngoài ra, đề tài còn so sánh song song hiệu quả sản xuất của mô hình của
mô hình trồng đay với mô hình trồng lúa vụ Hè thu của huyện Thạnh Hóa thông
qua các tiêu chi phí, thu nhập. Từ đó, đề tài đã đưa ra kết luận là khi luận canh
sản xuất đay sẽ hạn chế được sâu bệnh, điều hòa lao động. Tuy nhiên, đề tài chưa
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập hay năng suất của mô hình sản
xuất đay nên giải pháp đưa ra chưa làm rõ vấn đề làm cách nào để tăng thu nhập
của người dân thông qua mô hình sản xuất đay.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần vật liệu xây dựng số 1 Thừa Thiên Huế Luận văn Kinh tế 0
R Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Sài Gòn thủy lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích chiến lược truyền thông của thương hiệu COOLMATE tại việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích hiệu quả kinh tế đối với nhà máy điện gió Bạc Liêu có xét đến các yếu tố về sự thay đổi giá điện, giảm khí thải CO2 Khoa học Tự nhiên 0
A Hoàn thiện phân tích hiệu quả kinh doanh trong các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích các nhân tố tác động đến quyết định chọn thương hiệu laptop của sinh viên trường đại học cần thơ Luận văn Kinh tế 0
D Tính toán phân tích độ tin cậy của hệ thống cung cấp điện và đánh giá hiệu quả của các thiết bị phân đoạn Khoa học kỹ thuật 0
D Phân tích tác động của qui trình sản xuất nông nghiệp tốt (gap) trên cây rau đến hiệu quả sản xuất của nông dân xã Nhuận Đức huyện Củ Chi Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top