giot_ledang_trongtim_112
New Member
Download miễn phí Khóa luận Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty XDCTGT 829
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu: 1
Chương I: Cơ sở lý luận chung về phân tích đánh giá hiệu quả SXKD 3
I. Khái luận chung về hiệu quả SXKD 3
1.Khái luận hiệu quả SXKD 3
2. Ý nghĩa của việc phân tích 4
II. Mục đích và phương pháp đánh giá hiệu quả SXKD 5
1.Mục đích của việc phân tích và đánh giá 5
2. Các phương pháp đánh giá hiệu quả SXKD 5
2.1. Phương pháp so sánh 6
2.2. Phương pháp chi tiết 7
2.3. Phương pháp loại trừ 7
III. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD 7
1. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá tổng hợp 7
2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 8
3. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ 10
4. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ và VLĐ 11
IV. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD 13
1. Nhân tố khách quan 14
2. Nhân tố chủ quan 16
Chương II: Thực trạng SXKD và phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD tại công ty XDCTGT 829. 18
I. Khái quát về công ty XDCTGT 829. 18
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 18
1.2. Chức năng và nhiệm vụ 19
1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty 20
1.4. Đặc điểm KD của công ty 20
1.5. Đặc điểm các nguồn lực của công ty 21
6. Môi trường kinh doanh của công ty 25
II. Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của công ty XDCTGT 829 27
1. Một số kết quả SXKD chủ yếu. 27
2. Phân tích hiệu quả SXKD của công ty XDCTGT 829. 35
2.1. Đánh giá tổng hợp hiệu quả SXKD. 35
2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 38
2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng tiền lương. 40
2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ và VCĐ. 41
2.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ và VLĐ. 43
2.6. Khả năng tài chính của công ty 47
III. Nhận xét chung về hoạt động SXKD của công ty XDCTGT 829. 49
1. Thành công 49
2. Những tồn tại và nguyên nhân 50
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD tại công ty XDCTGT 829. 53
I. Mục tiêu và định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới. 53
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD cảu công ty XDCTGT 829. 54
1. Kiện toàn hơn nữa cơ cấu tổ chức trong công ty. 54
2. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm 55
3. Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến. 56
4. Tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm 56
5. Tăng nguồn vốn kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 57
6. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng lao động. 59
7. Thực hiện tốt công tác nghiên cứu, dự báo thị trường. 60
Kết luận: 61
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-03-13-khoa_luan_phan_tich_hieu_qua_san_xuat_kinh_doanh_va_mot_so_g_txTRKIrNNv.png /tai-lieu/khoa-luan-phan-tich-hieu-qua-san-xuat-kinh-doanh-va-mot-so-giai-phap-nham-nang-cao-hieu-qua-san-xuat-kinh-doanh-tai-cong-92024/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu.
Nhìn chung kết quả sản xuất kinh doanh của công ty đều liên tục tăng lên về khối lượng công việc, giá trị sản lượng, doanh thu trong thời gian qua, năm sau cao hơn năm trước duy chỉ có chỉ tiêu lợi nhuận năm 2001 là giảm so với năm 2000 để có thể đánh giá chính xác tình hình sản xuất kinh doanh cuả công ty ta có thể đi sâu vào một số chỉ tiêu chính sau:
II. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty 829:
1. Một số kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu:
1.1. Báo cáo các chỉ tiêu tài chính năm 2001:
Bảng 6: Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2001
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kế hoạch
Thực hiện
Tỷ lệ(%)
1
Giá trị sản lượng
Triệu đồng
82.405
97.930
119
2
Doanh thu
Triệu đồng
76.991
85.777
111
3
Lợi nhuận
Triệu đồng
1.141
693
61
4
Nộp ngân sách
Triệu đồng
4.224
5.633
133
5
Tổng quỹ tiềnlương
Triệu đồng
9.390
10.998
117,12
các chỉ tiêu: Giá trị sản lượng,doanh thu, nộp ngân sách, quỹ tiền lương đều tăngvượt mức so với kế hoạch đề ra từ 11%- 33%. Duy chỉ có lợi nhuận là không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra( đạt 61%). Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của một số nhân tố sau:
+ Chủ đầu tư các công trình chưa thanh toán kịp thời, còn nợ đọng nhiều năm, như công trình Cao Bằng, vành đai Hải Phòng, đường 6( Công ty 838 thầu chính dây dưa không chịu thanh toán) dẫn đến Công ty phải trả lãi vay ngân hàng nhiều.
+Tổng Công ty XDCTGT 8 giao nhiệm vụ cho Công ty 829 điều hành và thi công công trình HĐ 4- QL1 Đông Hà, Quảng Ngãi. Đây là nhiệm vụ mới đối với Công ty, được thi công một công trình có giá trị lớn. Thời gian thi công ngắn, với giá cạnh tranh bỏ thầu thấp so với giá thực tế, Công ty đã huy động tiền vốn, máy móc thiết bị, con người vào công trình thi công để kịp tiến độ đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của chủ đầu tư. Trong quá trình thi công Tổng Công ty đã quan tâm giúp đỡ Công ty về nhiều mặt, xong Công ty còn gặp rất nhiều khó khăn về vốn, giải phóng mặt bằng, cung cấp thiết bị vật tư, điều kiện thi công vô cùng phức tạp trên tuyến dài 83 km. Chính vì thế mà hiệu quả của công trình chưa cao.
+ Thủ tục hoàn thuế của Nhà nước còn chậm.
Từ những khó khăn và thuận lợi, ban lãnh đạo Công ty đã có những chủ trương định hướng trong công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm 2001. Công ty đã đề ra những biện pháp cụ thể trong tổ chức điều hành sản xuất. Chỉ đạo sát sao nên đã phần nào hạn chế được những khó khăn từ đó đạt được những chỉ tiêu trên như:
+ Giá trị tổng sản lượng: kế hoạch đề ra là 82,405 tỷ đồng, đã thực hiện được 97,93 tỷ đạt 119% so với kế hoạch năm( và tăng 19%).
+ Tiền lương bình quân đạt 1.134.528 đồng/người/tháng, trong đó số trong danh sách là 1.323.000 đồng/người/tháng. Hợp đồng ngắn hạn là 1.070.000 đồng/người/tháng.
+ Đầu tư mua sắm thiết bị theo kế hoạch năm 2002 là 2,643 tỷ đồng.
+ Chỉ tiêu lợi nhuận: lợi nhuận qua các năm 1998,1999,2000 liên tục tăng duy chỉ có năm 2001 giảm so với kế hoạch.
1.1.1. Giá trị sản lượng.
Bảng 7: Giá trị sản lượng qua các năm.
Đơn vị: 1.000.000.000đ
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
So sánh chênh lệch
2000/1999
2001/2000
Giá trị
%
Giá trị
%
Giá trị sản lượng
51,291
77,950
97,930
26,659
51,97
19,98
25,63
- Tổng Công ty giao
32,543
29,615
47,495
-2,928
-9
17,88
60,4
-Công ty tự tìm việc
18,748
48,335
50,435
29,587
157,81
2,1
4,34
Nhìn chung giá trị sản lượng của Công ty đều liên tục tăng lên về khối lượng công việc. Sự tăng lên liên tục này cho thấy quy mô kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng. Năm 2001 ngoài các công việc được Tổng Công ty giao cho, lãnh đạo đơn vị đã chủ động bằng mọi biện pháp tìm đủ việc làm cho cán bộ công nhân viên. Năm 2001 Công ty thực hiện được giá trị sản lượng là 97,93 tỷ đồng trong đó Tổng Công ty giao cho đạt giá trị sản lượng 47,495 tỷ đồng đạt tỷ lệ 48,5%. Năm 2001 giá trị sản lượng tăng so với năm 2000 là 19,98 tỷ tương ứng với 25,63% và vượt so vơí kế hoạch đề ra là 15,525 tỷ đồng tương ứng với 19% so với kế hoạch đề ra. Như vậy, nhìn chung trong những năm gần đây Công ty đều hoàn thành vượt mức kế hoạch giá trị sản lượng, năm sau cao hơn năm trước. Điều này chứng tỏ hướng kinh doanh của Công ty là đúng đắn và đang trên đà tăng trưởng và đã được Tổng Công ty tin tưởng giao cho nhiều công trình có giá trị lớn( Ví dụ HĐ4- Đồng Hà, Quảng Ngãi trị giá 90 tỷ).
Mặt khác ta thấy phần lớn giá trị tổng sản lượng năm 2001 do công ty tự tìm kiếm( 51,5%) đã phần nào cho thấy khả năng độc lập và năng động của Công ty. Tiêu biểu là sự lãnh đạo sáng suốt của ban giám đốc Công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điều này được thể hiện thông qua tỷ lệ sản lượng do Công ty thực hiện từ những công trình do tự thân Công ty đứng ra đấu thầu và thắng thầu liên tục tăng lên mạnh mẽ qua các năm gần đây. Năm 1999, giá trị sản lượng công việc do Công ty tự tìm là 18,748 tỷ đồng ứng với 36,55%, năm 2000 đạt giá trị 48,335 tỷ đồng chiếm 62% tổng giá trị sản lượng, năm 2001 đạt giá trị 50,435 tỷ đồng ứng với 51,5% tổng giá trị sản lượng thực hiện. Năm 2001 Công ty đã được Tổng Công ty tin tưởng giao cho nhiều công trình có giá trị cao, phần nào cho thấy sự vươn lên của tập thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty, dần tự khẳng định mình trên thị trường.
1.1.2. Doanh thu:
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung ứng dịch vụ bao gồm cả trợ giá, phụ thu mà cơ sở kinh doanh được hưởng . Doanh thu của Công ty XDCTGT 829 chủ yếu là từ xây dựng các công trình giao thông.
Bảng 8: Tình hình thực hiện doanh thu qua các năm.
Đơn vị tính: 1.000.000.000đ
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
So sánh
2000-1999
2001-2000
Giá trị
%
Giá trị
%
1.Tổng doanh thu
51,180
63,414
85,777
12,234
24,0
22,363
35,27
2.Doanh thu thuần
47,694
60,429
82,786
12,735
26,7
22,357
37,0
So sánh mức doanh thu năm 2001 so với các mức doanh thu của những năm trước theo bảng trên cho thấy mức doanh thu của năm sau đều tăng so với năm trước đó( cả về tổng doanh thu và doanh thu thuần) cả về giá trị tăng thêm và tốc độ tăng trưởng. Nếu năm 2000 tổng doanh thu tăng 12,234 tỷ đồng so với năm 1999 và tốc độ tăng trưởng 124,0 % thì tổng doanh thu năm 2001 tăng 22,363 tỷ đồng so với năm 2000, đạt tốc độ tăng trưởng là 135,27%. Đây là sự tăng trưởng rất cao cả về giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối. Có được điều này là nhờ lãnh đạo các phòng ban chức năng quan tâm, đẩy nhanh công tác nghiệm thu thanh toán tiền với chủ đầu tư, được sự quan tâm giúp đỡ về nhiều mặt của Tổng Công ty, và nhờ uy tín của mình trên thương trường và trong nội bộ Tổng Công ty nên Công ty đã được Tổng công ty tín nhiệm giao nhiệm vụ thi công những công trình lớn có giá trị cao, được các chủ đầu tư tin tưởng.
Doanh thu thuần của Công ty năm 1999 là 47,694 tỷ đồng, năm 2000 tăng 26,7 % so với năm 1999( tương ứng 12,735 tỷ đồng). Năm 2001 so với năm 2000 doanh thu thuần tăng 22,357 tỷ đồng( tương ứng với 37,0 %), Sự tăng liên tục này càng chứng tỏ sản phẩm của Công ty trên thị trường ngày càng được tín nhiệm, các chủ đầu tư ngày càng đặt niềm tin nhiều hơn ở Công ty. Qua đó thấy được sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên Công ty trong việc tự tìm kiếm đối tác, nâng cao chất lượng công trình, bàn giao đúng thời gian, biết tận dụng sự giúp đỡ của Tổng Công ty.
Như vậy, xét một cách khái quát về sự tuyệt đối và tương đối của các chỉ tiêu giá trị sản lượng và doanh thu thì năm sau đều cao hơn năm trước và mức độ ngày càng tăng. Nhưng nếu chỉ như vậy thì chưa thể kết luận là Công ty làm ăn có lãi hay không vì nếu mức tăng chi phí cũng cao, thậm chí tăng nhiều hơn thì Công ty lại bị lỗ. Vì vậy việc xem xét tình hình lợi nhuận là cần thiết.
Lợi nhuận:
Nếu như doanh thu được coi là kết quả ban đầu sau một kỳ sản xuất kinh doanh thì lợi nhuận là kết quả cuối cùng của chu kỳ đó. Nó chính là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Lợi nhuận chính là mục tiêu của mọi doanh nghiệp, đồng thời nó cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Qua 3 năm gần đây( 1999,2000,2001) doanh thu thuần tăng khá mạnh. Năm 2000 so với năm 1999 tăng hơn 12,735 tỷ đồng( 26,7 %), năm 2001 so với năm 2000 là 22,357 tỷ đồng( 37 %).
Chỉ tiêu giá vốn hàng bán tăng nhanh cả về giá trị gia tăng và tốc độ tăng. Sự tăng lên này là hợp lôgic với việc doanh thu tăng lên. Tuy nhiên nếu xem xét tỷ trọng của giá vốn hàng bán trong tổng doanh thu thuần thì ta thấy: năm 1999 tỷ trọng giá vốn hàng bán trong doanh thu thuần là 93 %, năm 2000 là 93,43%, năm 2001 là 96,6 % trong doanh thu thuần. Điều này một phần do giá cả nguyên vật liệu và các chi phí sản xuất khác tăng, mặt khác cũng phản ánh công tác tổ chức thu mua nguyên vật liệu còn yếu, và do tình hình cạnh tranh quyết liệt trên thị trường nên Công ty đã hạ giá thầu các công trình, để đảm bảo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, nên giá trị sản lượng tăng mạnh nhưng tỷ trọng của giá vốn hàng bán cũng chiếm tỷ lệ lớn trong doanh thu thuần.
Do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần( bảng...