Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý của con người, có sức khỏe ta có thể làm được
mọi việc. Chăm sóc sức khỏe là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân đặc biệt
là ngành Y tế.
Cùng với sự phát triển, đổi mới của nền kinh tế và sự quan tâm của nhà
nước ngành công nghiệp dược phát triển mạnh mẽ trong những năm gần
đây.Với chính sách mở cửa và đa dạng các ngành kinh tế thì mạng lưới
kinh doanh dược cũng phát triển nở rộ với hệ thống các doanh nghiệp, công
ty, nhà thuốc, quầy thuốc phát triển rộng khắp trên toàn quốc.
Với sự phát triển rộng khắp như vậy người dân được hưởng lợi rất
nhiều bởi các mặt hàng thuốc đa dạng, sẵn có và sự phục vụ tận tình.
Tuy vậy do sự phát triển nhiều, rộng khắp cùng với các quy định chưa
được thực hiện nghiêm túc dẫn đến việc mọi người đều có thể mua thuốc
và có thể mua ở bất kỳ đâu với số lượng không hạn chế dẫn đến việc dùng
thuốc bừa bãi, lạm dụng, sử dụng không hợp lý, đặc biệt là các thuốc kháng
sinh, corticoid, vitamin… trong cộng đồng [2].
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bệnh nhân kháng thuốc ngày một gia
tăng, tạo gánh nặng cho ngành y tế.
Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống bán lẻ thuốc cũng gây áp lực cho
các nhà quản lý trong việc đảm bảo chất lượng, khắc phục những bất cập
còn tồn tại ở kênh này.
Trước tình hình đó, để thực hiện chính sách quốc gia về thuốc trên cơ
sở các nguyên tắc chung về "Thực hành tốt nhà thuốc" do Liên đoàn Dược
phẩm quốc tế xây dựng, căn cứ vào tình hình thực tế của Việt Nam, Bộ y tế
đã ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc - GPP" đồng
thời cũng xây dựng một lộ trình cụ thể cho việc triển khai GPP tại VN, với
mục đích đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả cho người
dân [5] [6].
Thành phố Thái Bình là đô thị loại II trực thuộc tỉnh với diện tích 1550
km2, dân số 180000 [7]. Để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
đã có 117 nhà thuốc được cấp phép hoạt động phân bố đều khắp trên toàn
Thành Phố. Các nhà thuốc cũ và mở mới đến thời điểm này đều đã đạt
chuẩn GPP. Tuy vậy vấn đề đặt ra là liệu các nhà thuốc đã đạt GPP có duy
trì được các tiêu chí theo quy định, chất lượng hành nghề ra sao hiệu quả
của việc triển khai cũng như những thuận lợi, khó khăn trong quá trình
thực hiện GPP như thế nào? Để trả lời câu hỏi trên, chúng tui tiến hành
nghiên cứu đề tài: "Phân tích hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu
chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc - GPP trên địa bàn Thành Phố Thái
Bình năm 2014".
Mục tiêu của đề tài:
1. Phân tích việc thực hiện tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc GPP
của các nhà thuốc trên địa bàn Thành Phố Thái Bình năm 2014.
2. Phân tích những khó khăn, thuận lợi của các nhà thuốc trong việc
thực hiện tiêu chuẩn GPP.
Từ đó đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại Thành Phố Thái Bình, theo
định hướng tiếp cận một cách thực chất các nguyên tắc, tiêu chuẩn của Bộ
Y tế đã ban hành cho những năm tiếp theo.
Chương I. TỔNG QUAN
1.1 Một vài nét về tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc" - GPP
1.1.1 Quá trình hình thành tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc"
Để hướng tới việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tránh tình trạng lạm
dụng thuốc cũng như vi khuẩn kháng thuốc ngày một gia tăng. Tổ chức Y
tế thế giới đã triển khai một số biện pháp nhằm hỗ trợ các quốc gia trong
việc khắc phục tình trạng trên. Một trong những biện pháp quan trọng là
nghiên cứu xây dựng và ban hành các nội dung của thực hành tốt nhà thuốc
với mục đích nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các nhà thuốc.Từ
các hướng dẫn cơ bản về thực hành nhà thuốc, người hành nghề có thể có
nội dung cơ bản để dễ dàng thực hiện theo đúng các quy định của nhà nước
về các thủ tục pháp lý, các quy chế hành nghề dược, các quy định chuyên
môn trong việc bán thuốc [14].
Dựa trên chiến lược về thuốc sửa đổi năm 1986, FIP đã tổ chức hai cuộc
họp về vai trò của người Dược sỹ ở Delhi 1988 và Tokyo 1992.
- Năm 1992: Liên đoàn Dược phẩm Quốc tế (FIP) xây dựng tiêu chuẩn
về thực hành tốt nhà thuốc (GPP)
- Năm 1993: FIP công bố hướng dẫn thực hiện GPP.
- Tháng 4/1997: Sau nhiều lần sửa đổi, FIP cùng với WHO thống nhất
nội dung của GPP.
- Tháng 9/1997: Đại hội FIP thông qua chính thức nội dung GPP và
được tuyên truyền chính thức bằng ba thứ tiếng: Anh, Pháp và Tây Ban
Nha [13].
1.1.2 Khái niệm về “Thực hành tốt nhà thuốc”
Ngày 5/9/1993 tại Tokyo, Liên Đoàn Dược phẩm Quốc tế đã thông qua
văn bản khung quy định về chế độ thực hành tốt nhà thuốc, trong đó đưa ra
khái niệm thực hành tốt nhà thuốc như sau: Thực hành tốt nhà thuốc là thực
hành Dược đáp ứng nhu cầu của người bệnh, qua đó Dược sỹ có thể cung
cấp cho người bệnh những dịch vụ và chăm sóc tốt nhất. Nhà thuốc thực
hành tốt là nhà thuốc không nghĩ đến lợi nhuận kinh doanh của riêng mình
mà quan tâm đến lợi ích của người mua hàng, lợi ích chung của toàn xã
hội. Để hỗ trợ thực hành này, điều quan trọng là có môt hệ thống tiêu chuẩn
chung được đặt ra trên toàn quốc gia [14].
1.1.3 Nội dung của GPP – WHO
Tháng 4/1997 sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung bản hướng dẫn Thực hành
tốt nhà thuốc đã được WHO thông qua với các nội dung sau:
Mục tiêu của “Thực hành tốt nhà thuốc”
- Giáo dục sức khỏe: Cung cấp hiểu biết về sức khỏe cho người dân để
người dân có thể phòng tránh các bệnh có thể phòng tránh được.
- Cung ứng thuốc: Cung ứng thuốc và vật tư liên quan đến điều trị như
bông, cồn, gạc, test thử đơn giản…Đảm bảo chất lượng của các mặt hàng
cung ứng: Các mặt hàng phải có nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp, đảm bảo
thuốc được bảo quản tốt, phải có nhãn rõ ràng.
- Tự điều trị: Tư vấn bệnh nhân xác định một số triệu chứng mà bệnh
nhân có thể tự điều trị được. Hướng bệnh nhân đến cơ sở cung ứng khác
nếu cơ sở mình không có đủ điều kiện. Hướng bệnh nhân đến cơ sở điều trị
thích hợp khi có những triệu chứng nhất định.
- Tác động đến việc kê đơn và sử dụng thuốc: Gặp gỡ trao đổi với các
bác sỹ về việc kê đơn thuốc, tránh lạm dụng cũng như sử dụng không đúng
liều, tham gia đánh giá các tài liệu giáo dục sức khỏe, công bố các thông tin
đã đánh giá về thuốc cũng như các sản phẩm liên quan đến sức khỏe, tham
gia thực hiện các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng [13].
Yêu cầu của “Thực hành tốt nhà thuốc”
Có bốn yêu cầu quan trọng của thực hành tốt nhà thuốc
- Thực hành tốt nhà thuốc đòi hỏi mối quan tâm trên hết của người
Dược sỹ trong mọi hoàn cảnh là quyền lợi của người bệnh.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý của con người, có sức khỏe ta có thể làm được
mọi việc. Chăm sóc sức khỏe là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân đặc biệt
là ngành Y tế.
Cùng với sự phát triển, đổi mới của nền kinh tế và sự quan tâm của nhà
nước ngành công nghiệp dược phát triển mạnh mẽ trong những năm gần
đây.Với chính sách mở cửa và đa dạng các ngành kinh tế thì mạng lưới
kinh doanh dược cũng phát triển nở rộ với hệ thống các doanh nghiệp, công
ty, nhà thuốc, quầy thuốc phát triển rộng khắp trên toàn quốc.
Với sự phát triển rộng khắp như vậy người dân được hưởng lợi rất
nhiều bởi các mặt hàng thuốc đa dạng, sẵn có và sự phục vụ tận tình.
Tuy vậy do sự phát triển nhiều, rộng khắp cùng với các quy định chưa
được thực hiện nghiêm túc dẫn đến việc mọi người đều có thể mua thuốc
và có thể mua ở bất kỳ đâu với số lượng không hạn chế dẫn đến việc dùng
thuốc bừa bãi, lạm dụng, sử dụng không hợp lý, đặc biệt là các thuốc kháng
sinh, corticoid, vitamin… trong cộng đồng [2].
Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bệnh nhân kháng thuốc ngày một gia
tăng, tạo gánh nặng cho ngành y tế.
Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống bán lẻ thuốc cũng gây áp lực cho
các nhà quản lý trong việc đảm bảo chất lượng, khắc phục những bất cập
còn tồn tại ở kênh này.
Trước tình hình đó, để thực hiện chính sách quốc gia về thuốc trên cơ
sở các nguyên tắc chung về "Thực hành tốt nhà thuốc" do Liên đoàn Dược
phẩm quốc tế xây dựng, căn cứ vào tình hình thực tế của Việt Nam, Bộ y tế
đã ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc - GPP" đồng
thời cũng xây dựng một lộ trình cụ thể cho việc triển khai GPP tại VN, với
mục đích đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, có hiệu quả cho người
dân [5] [6].
Thành phố Thái Bình là đô thị loại II trực thuộc tỉnh với diện tích 1550
km2, dân số 180000 [7]. Để phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân
đã có 117 nhà thuốc được cấp phép hoạt động phân bố đều khắp trên toàn
Thành Phố. Các nhà thuốc cũ và mở mới đến thời điểm này đều đã đạt
chuẩn GPP. Tuy vậy vấn đề đặt ra là liệu các nhà thuốc đã đạt GPP có duy
trì được các tiêu chí theo quy định, chất lượng hành nghề ra sao hiệu quả
của việc triển khai cũng như những thuận lợi, khó khăn trong quá trình
thực hiện GPP như thế nào? Để trả lời câu hỏi trên, chúng tui tiến hành
nghiên cứu đề tài: "Phân tích hoạt động của các nhà thuốc đạt tiêu
chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc - GPP trên địa bàn Thành Phố Thái
Bình năm 2014".
Mục tiêu của đề tài:
1. Phân tích việc thực hiện tiêu chuẩn Thực hành tốt nhà thuốc GPP
của các nhà thuốc trên địa bàn Thành Phố Thái Bình năm 2014.
2. Phân tích những khó khăn, thuận lợi của các nhà thuốc trong việc
thực hiện tiêu chuẩn GPP.
Từ đó đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao chất lượng hoạt
động của các nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP tại Thành Phố Thái Bình, theo
định hướng tiếp cận một cách thực chất các nguyên tắc, tiêu chuẩn của Bộ
Y tế đã ban hành cho những năm tiếp theo.
Chương I. TỔNG QUAN
1.1 Một vài nét về tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc" - GPP
1.1.1 Quá trình hình thành tiêu chuẩn "Thực hành tốt nhà thuốc"
Để hướng tới việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tránh tình trạng lạm
dụng thuốc cũng như vi khuẩn kháng thuốc ngày một gia tăng. Tổ chức Y
tế thế giới đã triển khai một số biện pháp nhằm hỗ trợ các quốc gia trong
việc khắc phục tình trạng trên. Một trong những biện pháp quan trọng là
nghiên cứu xây dựng và ban hành các nội dung của thực hành tốt nhà thuốc
với mục đích nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các nhà thuốc.Từ
các hướng dẫn cơ bản về thực hành nhà thuốc, người hành nghề có thể có
nội dung cơ bản để dễ dàng thực hiện theo đúng các quy định của nhà nước
về các thủ tục pháp lý, các quy chế hành nghề dược, các quy định chuyên
môn trong việc bán thuốc [14].
Dựa trên chiến lược về thuốc sửa đổi năm 1986, FIP đã tổ chức hai cuộc
họp về vai trò của người Dược sỹ ở Delhi 1988 và Tokyo 1992.
- Năm 1992: Liên đoàn Dược phẩm Quốc tế (FIP) xây dựng tiêu chuẩn
về thực hành tốt nhà thuốc (GPP)
- Năm 1993: FIP công bố hướng dẫn thực hiện GPP.
- Tháng 4/1997: Sau nhiều lần sửa đổi, FIP cùng với WHO thống nhất
nội dung của GPP.
- Tháng 9/1997: Đại hội FIP thông qua chính thức nội dung GPP và
được tuyên truyền chính thức bằng ba thứ tiếng: Anh, Pháp và Tây Ban
Nha [13].
1.1.2 Khái niệm về “Thực hành tốt nhà thuốc”
Ngày 5/9/1993 tại Tokyo, Liên Đoàn Dược phẩm Quốc tế đã thông qua
văn bản khung quy định về chế độ thực hành tốt nhà thuốc, trong đó đưa ra
khái niệm thực hành tốt nhà thuốc như sau: Thực hành tốt nhà thuốc là thực
hành Dược đáp ứng nhu cầu của người bệnh, qua đó Dược sỹ có thể cung
cấp cho người bệnh những dịch vụ và chăm sóc tốt nhất. Nhà thuốc thực
hành tốt là nhà thuốc không nghĩ đến lợi nhuận kinh doanh của riêng mình
mà quan tâm đến lợi ích của người mua hàng, lợi ích chung của toàn xã
hội. Để hỗ trợ thực hành này, điều quan trọng là có môt hệ thống tiêu chuẩn
chung được đặt ra trên toàn quốc gia [14].
1.1.3 Nội dung của GPP – WHO
Tháng 4/1997 sau nhiều lần sửa đổi, bổ sung bản hướng dẫn Thực hành
tốt nhà thuốc đã được WHO thông qua với các nội dung sau:
Mục tiêu của “Thực hành tốt nhà thuốc”
- Giáo dục sức khỏe: Cung cấp hiểu biết về sức khỏe cho người dân để
người dân có thể phòng tránh các bệnh có thể phòng tránh được.
- Cung ứng thuốc: Cung ứng thuốc và vật tư liên quan đến điều trị như
bông, cồn, gạc, test thử đơn giản…Đảm bảo chất lượng của các mặt hàng
cung ứng: Các mặt hàng phải có nguồn gốc rõ ràng, hợp pháp, đảm bảo
thuốc được bảo quản tốt, phải có nhãn rõ ràng.
- Tự điều trị: Tư vấn bệnh nhân xác định một số triệu chứng mà bệnh
nhân có thể tự điều trị được. Hướng bệnh nhân đến cơ sở cung ứng khác
nếu cơ sở mình không có đủ điều kiện. Hướng bệnh nhân đến cơ sở điều trị
thích hợp khi có những triệu chứng nhất định.
- Tác động đến việc kê đơn và sử dụng thuốc: Gặp gỡ trao đổi với các
bác sỹ về việc kê đơn thuốc, tránh lạm dụng cũng như sử dụng không đúng
liều, tham gia đánh giá các tài liệu giáo dục sức khỏe, công bố các thông tin
đã đánh giá về thuốc cũng như các sản phẩm liên quan đến sức khỏe, tham
gia thực hiện các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng [13].
Yêu cầu của “Thực hành tốt nhà thuốc”
Có bốn yêu cầu quan trọng của thực hành tốt nhà thuốc
- Thực hành tốt nhà thuốc đòi hỏi mối quan tâm trên hết của người
Dược sỹ trong mọi hoàn cảnh là quyền lợi của người bệnh.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links