b0y_b0m

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Báo cáo Thực tập tại công ty bảo hiểm ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
I.Lịch sử hình thành và phát triển. 4
1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIC 4
2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIC. 7
3.Chức năng nhiệm vụ các phòng ban: 8
3.1.Phòng kiểm tra nội bộ có các chức năng sau 8
3.2. Phòng tổ chức cán bộ có các chức năng sau: 8
3.3. Phòng kế toán có các chức năng sau: 9
3.4. Phòng giám định bồi thường có các chức năng sau: 9
3.5. Phòng đầu tư có các chức năng sau: 9
3.6. Phòng phát triển triển kinh doanh có các chức năng sau: 10
3.7. Phòng khai thác có các chức năng sau: 10
3.8. Phòng quản lý nghiệp vụ: 10
3.9.Phòng tái bảo hiểm: 11
3.10. Phòng công nghệ thông tin: 11
4. BIC chi nhánh Hà Nội. 11
II.Tình hình hoạt động của BIC. 16
1.Tổng quan thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2007 16
2. Tình hình hoạt động của BIC 16
2.1. Năng lực tài chính của BIC. 18
2.2. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc. 20
2.2.1. Các nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm gốc. 20
2.2.2. Công tác giám định bồi thường: 22
2.3. Hoạt động tái bảo hiểm của BIC. 23
2.4. Hoạt động đầu tư của BIC. 24
III.Nguyên nhân của những thành công cũng như hạn chế của công ty. 24
1. Thuận lợi 24
1.1. Thuận lợi chung của toàn thị trường 24
1.2. Thuận lợi riêng của BIC. 25
2.Khó khăn: 26
2.1. Khó khăn chung của toàn thị trường: 26
2.2 Khó khăn về phía doanh nghiệp. 26
2.2.1. Do hạn chế về năng lực bảo hiểm. 26
2.2.2. Do hạn chế về nguồn nhân lực. 26
2.2.3. Hạn chế về mạng lưới đại lý. 27
2.2.4. Do hạn chế về chương trình phần mềm. 28
IV.Phương hướng phát triển của BIC trong thời gian tới. 28
1. Về phát triển mạng lưới. 28
2. Về mô hình tổ chức: 29
3.Về phát triển kinh doanh. 29
4.Về công nghệ thông tin. 30
5. Về công tác đào tạo: tập trung tổ chức các khoá đào tạo. 30
6. Về nghiệp vụ và hoạt động khác: 30
V. Đánh giá của cá nhân về BIC. 31

LỜI NÓI ĐẦU

Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam sau hơn 30 năm chỉ có một mình Bảo Việt “đơn thương độc mã” hoạt động, đến nay ngoài Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam đã có hơn 20 công ty bảo hiểm phi nhân thọ hoạt động trên thị trường với các hình thức sở hữu khác nhau, tạo nên sự phát triển sôi động của thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung.
Trong một thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiệ+ n nay, sự liên kết liên ngành giữa ngân hàng - bảo hiểm đang trở thành một xu thế tất yếu. Sự liên kết này không những đem lại lợi ích lớn cho cả hai bên là công ty bảo hiểm và ngân hàng mà hơn hết nó còn đem lại lợi ích lớn hơn cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ này.
Công ty bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (viết tắt là BIC), thành viên của hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng là một công ty bảo hiểm đang có được những lợi thế như vậy.
Sau một thời gian thực tập tại công ty, được tìm hiểu về công ty, được tiếp xúc trực tiếp với môi trường làm việc của cán bộ nhân viên công ty, em thấy rằng BIC có một môi trường làm việc tương đối chuyên nghiệp do được kế thừa từ bề dày kinh nghiệm từ tiền thân là Công ty liên doanh bảo hiểm Việt - Úc. Nhưng do hạn chế về nguồn tài liệu, em chỉ xin được giới thiệu mấy nét về công ty, cũng như tình hình hoạt động của quý công ty trong thời gian qua .
1. Về phát triển mạng lưới.
- Trong nảm 2008 và những năm tiếp theo với những chiến lược và khách hàng đã hoạch định. BIC sẽ toàn tâm toàn lực thực hiện để đạt được mục tiêu cụ thể:
+ Xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới theo yêu cầu mới của BIDV theo hướng tập trung cho hoạt động bảo hiểm để trở thành một trong ba trụ cột của hệ thống ngân hàng- bảo hiểm- đầu tư tài chính.
+ Lập thêm các phòng kinh doanh bảo hiểm ở một số tỉnh nữa, xây dựng mạng lưới của BIC trên toàn quốc.
+ Tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ đại lý bảo hiểm, cải tiến cách hợp tác giữa cán bộ đầu mối tại chi nhánh BIDV để gia tăng hiệu quả khai thác và phục vụ khách hàng.

2. Về mô hình tổ chức:
Mô hình tổ chức phải được cải tổ theo hướng gọn nhẹ, bố trí nguồn nhân lực đạt hiệu quả cao nhất. Phương hướng trong thời gian tới là:
+ Ổn định và bổ sung nhân lực cho các phòng ban, chi nhánh
+ Thành lập các tổ: tài sản kĩ thuật, hàng hải và phi hàng hải tại các phòng khai thác để định hướng phát triển thành phòng nghiệp vụ khi đủ điều kiện.

3.Về phát triển kinh doanh.
- Xây dựng chính sách phát triển, kế hoạch chiến lược đến năm 2010.
- Trình ban quản lý tổ chức BIDV- HO ( head officer) về việc tiếp tục triển khai chương trình bảo hiểm tập trung cho BIDV.
- Tiếp tục nghiên cứu và từng bước triển khai chương trình bảo hiểm liên kết với ngân hàng (Bancassurace) để tận dụng tốt nhất mạng lưới của BIDV.
- Kiểm soát tìm hiểu kinh nghịêm triển khai Bancassurance. Đồng thời phải nghiên cứu để xây dựng sản phẩm và chương trình quản lý cho phù hợp, hiệu quả.
4.Về công nghệ thông tin.
Triển khai chương trình phần mềm quản lý bảo hiểm, kế toán thay thế phần mềm hiện tại nhanh. Đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành và quảng bá hoạt động. Triển khai phần mềm hoạt động quản lý tập trung, đồng bộ toàn công ty.

5. Về công tác đào tạo: tập trung tổ chức các khoá đào tạo.
- Mở các lớp đào tạo đại lý cho nhân viên các đại lý của BIC và nhân viên của BIDV ở các chi nhánh có triển khai bảo hiểm.
- Đào tạo cán bộ mới và có chính sách hỗ trợ hợp lý để thu hút nguồn nhân lực từ thị trường.

6. Về nghiệp vụ và hoạt động khác:
- Khuyếch trương sản phẩm và hình ảnh của công ty.
- Giữ mối liên hệ tốt với khách hàng và đối tác không để xảy ra phàn nàn, khiếu nại trong việc xử lý bồi thường, nỗ lực tối đa để tái tục những hợp đồng có thể tái tục để giữ mối quan hệ tốt với khách hàng.
- Xây dựng triển khai từng bước hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chí ISO 9000.
- Cải tiến thủ tục, hồ sơ theo hướng đơn giản nhất để rút ngắn thời gian giao dịch.
- Xây dựng chương trình, danh mục đầu tư hợp lý theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, phát triển mạng lưới ngân hàng - bảo hiểm - tài chính của BIDV ngày càng vững mạnh
Tất cả các mục tiêu phương hướng nêu trên đều nhằm xây dựng BIC trở thành một thương hiệu bảo hiểm có uy tín, hoạt động hiệu quả trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, không ngừng gia tăng tỷ trọng đóng góp trong hệ thống BIDV. Đến năm 2010, BIC phấn đấu chiếm trên 6% thị phần bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.
Trong năm 2008 BIC sẽ cố gắng phấn đấu để đạt được một số chỉ tiêu sau:
+ Tổng tài sản đạt 1500 tỷ.
+ Vốn điều lệ đạt 1000 tỷ.
+ Tổng doanh thu phí theo kế hoạch : 300 tỷ
+ Lợi nhuận trước thuế: 107 tỷ đồng
+ ROE: 7.01%
+ Thị phần: 2.5 %
+ Mạng lưới: Số lượng chi nhánh: 20
Số lượng phòng dịch vụ khách hàng khu vực: 100

V. Đánh giá của cá nhân về BIC.
Được tiếp xúc với môi trường làm việc của BIC với đội ngũ cán bộ công nhân viên của BIC, những con người trẻ, năng động luôn hết mình vì công việc, cá nhân em cho rằng đây sẽ là những tài sản quý giá của công ty trong quá trình phát triển của mình nếu như công ty có những chính sách lương thưởng hợp lý để tạo động lực. BIC sẽ là một môi trường làm việc tốt, lý thú sẽ phát huy được “ sức trẻ” của các bạn sinh viên mới ra trường nếu các bạn có cơ hội được BIC tiếp nhận.
Có “mẹ đỡ đầu” lớn mạnh là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đây là một lợi thế mà không phải bất kì công ty bảo hiểm nào cũng có được, vì vậy cơ hội phát triển trong tương lai của BIC là không thể phủ nhận nếu như BIC tận dụng tốt lợi thế này.
Tuy nhiên, ngoài “quan hệ sinh” này thì BIC và BIDV cần có sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa để phát huy tốt hơn mối quan hệ riêng có này, cùng nhau tạo môi trường cho BIC hoạt động và phát triển hơn nữa, như hợp tác về các sản phẩm Bancassurance. BIC hỗ trợ BIDV đào tạo nguồn nhân lực về bảo hiểm quay trở lại phục vụ cho BIC trong việc triển khai các sản phẩm bảo hiểm.
Năm 2007 mặc dù đã nằm trong top 10 trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, nhưng thị phần của BIC còn rất khiêm tốn, cách xa so với những công ty bảo hiểm dẫn đầu thị trường. Đây cũng là một thực tế mà BIC phải nhìn thẳng vào để có chiến lược phát triển hợp lý trong thời gian tới.



I.Lịch sử hình thành và phát triển.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của BIC
Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC), tiền thân là Công ty Liên doanh bảo hiểm Việt –Úc (BIDV-QBE), là công ty Liên doanh Bảo hiểm giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và công ty Bảo hiểm Quốc tế QBE thuộc tập đoàn Bảo hiểm QBE của Úc, được cấp phép thành lập theo Giấy phép đầu tư số 2126/ GP của Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư ngày 16/07/1999.
Theo Giấy phép điều chỉnh số 11/GPĐC4/KDBH ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ tài chính, Công ty Bảo hiểm Việt – Úc đổi tên thành Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam dựa trên cơ sở Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam mua lại toàn bộ phần vốn góp của Công ty Bảo hiểm Quốc tế QBE thuộc Tập đoàn Bảo hiểm QBE trong Công ty Liên doanh Bảo hiểm Việt – Úc.
Ngày 10/4/2004, Bộ tài chính đã cấp giấy phép thành lập và hoạt động số 11GP/KDBH cho Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Theo đó, Công ty Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một đơn vị thành viên thuộc hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo Quyết định 292/QĐ-HĐQT ngày 28/12/2005 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đầu tư 100% vốn, có con dấu riêng và hoạch toán độc lập. BIC chính thức hoạt động với tên gọi mới từ ngày 01 tháng 01 năm 2006. Thời hạn hoạt động: 89 năm.
Kế thừa kinh nghiệm về hoạt động bảo hiểm hơn 8 năm của liên doanh và kinh nghiệm hoạt động trên thị trường tài chính hơn 50 năm của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, BIC tiếp tục cung cấp các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ truyền thống và tích cực nghiên cứu, thiết kế để phát triển các sản phẩm trọn gói, tích hợp với sản phẩm ngân hàng, chứng khoán để không ngừng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, phát huy thế mạnh riêng có của công ty là một đơn vị thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam vì vậy có khả năng chấp nhận rủi ro rất lớn.
BIC có chức năng kinh doanh các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm phi nhân thọ trong và ngoài nước, cụ thể như sau:
Kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ: Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; Bảo hiểm thân tàu; Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường sông, đường sắt và đường không; Bảo hiểm trách nhiẹm chung; Bảo hiểm xe cơ giới, Bảo hiểm cháy; Bảo hiểm tín dụng và rủi ro chính; Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; Bảo hiểm con người và các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ khác.
Kinh doanh tái bảo hiểm phi nhân thọ: nhận và nhượng tái bảo hiểm tất cả các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ với các công ty bảo hiểm khác trong và ngoài nước theo quy định của luật hiện hành.
Các hoạt động khác: hoạt động đầu tư vốn theo quy định hiện hành; các dịch vụ có liên quan: giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và thu đòi người thứ ba.
Hệ thống mạng lưới của BIC.
Trụ sở chính đặt tầng 10, toà tháp A, VINCOM CITY TOWERS, số 191 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Các chi nhánh và văn phòng đại lý:
- Chi nhánh BIC Hà Nội
- Chi nhánh BIC tại thành phố Hô Chí Minh
- Chi nhánh BIC tại Đà Nẵng
- Chi nhánh BIC tại Hải Phòng
- Chi nhánh BIC tại Nghệ An
- Chi nhánh BIC tại Tây Nguyên.
- Chi nhánh BIC tại Bình Định
- Chi nhánh BIC tại Vũng Tàu
- Chi nhánh BIC tại Đồng Nai
- Chi nhánh BIC tại Cần Thơ
- Chi nhánh BIC tại Hải Dương
- Chi nhánh BIC tại Quảng Ninh
Ngoài các chi nhánh, hiện nay BIC còn có 30 Phòng Kinh doanh khu vực đặt tại các tỉnh thành trong cả nước và có gần 1000 đại lý bảo hiểm đặt trên toàn quốc.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top