Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Việt nam đều gặp phải những khó khăn nhất định trong việc cạnh tranh với nền kinh tế thế giới vốn đã phát triển mạnh mẽ và lâu đời. Đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng, các ngân hàng thương mại Việt Nam vốn chưa quen với việc “đi ra biển lớn” thì sẽ phải nỗ lực rất nhiều trong việc cải thiện năng lực để có thể đứng vững trong bối cảnh khó khăn này.
Ngân hàng Công Thương Việt Nam hiện là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu Việt Nam. Hiện nay, Ngân hàng Công Thương Việt Nam có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời góp phần thực thi chính sách tiền tệ của nhà nước, kiềm chế, đẩy lùi lạm phát, thực hiện ổn định tiền tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế. Thế nhưng, trước áp lực cổ phần hóa để hội nhập và áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt lẫn trong và ngoài nước thì đòi hỏi bản thân ngân hàng phải biết phát huy điểm mạnh, nắm bắt thời cơ kinh doanh để có thể giữ được vị thế kinh doanh và không ngừng phát triển. Muốn vậy, Ngân hàng Công Thương nói chung và chi nhánh tại Cần Thơ nói riêng cần hoạch định một chiến lược kinh doanh hiệu quả để có hướng đi đúng trên con đường hội nhập sắp tới. Tuy nhiên, muốn hoạch định một chiến lược kinh doanh hiệu quả thì đòi hỏi ngân hàng hiểu rõ bản thân thông qua việc phân tích hoạt động kinh doanh, đồng thời cần nắm bắt thị trường thực tế. Từ đó kết hợp những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như thời cơ và thách thức nhằm hoạch định chiến lược kinh doanh.
Chính vì sự cần thiết của việc phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cũng như tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh trong hoạt đông của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Công Thương Việt Nam nói riêng nên em đã chọn đề tài: “Phân tích hoạt động kinh doanh và hoạch định chiến lược kinh doanh tại ngân hàng Công Thương Việt Nam-Chi nhánh Cần Thơ” để thực hiện nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình.
1.1.2 Căn cứ thực tiễn.
Hiện nay, xu thế chung của thế giới là hội nhập kinh tế. Thật vậy, thực tế đã chứng minh điều này thông qua việc Việt Nam đã và đang gia nhập với những tổ chức kinh tế thế giới như ASEAN, AFTA, APEC, WTO…Điều này đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam phải hòa nhập vào “luật chơi chung” của thế giới. Chính vì thế mà áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn cho các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại.
Nếu như trước đây, các ngân hàng chỉ chịu sự cạnh tranh của chính các ngân hàng trong nước hay liên doanh, thì càng về sau sự cạnh tranh càng được nâng cao với sự xuất hiện của những ngân hàng cũng như tập đoàn tài chính nước ngoài với nguồn vốn hùng hậu và năng lực kinh doanh lâu đời. Chính điều này đã thông báo nguy cơ bị thu hẹp thị trường đối với những ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ đó xuất hiện yêu cầu đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam là phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn. Bởi vì, chiến lược kinh doanh là một bộ phận rất quan trọng trong quá trình lãnh đạo ngân hàng, giúp ngân hàng có bước đi phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
1.2.1 Mục tiêu chung.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Việt Nam- Chi Nhánh Cần Thơ (ICB-Cần Thơ) và môi trường kinh doanh của lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam nói chung và tại Cần Thơ nói riêng nhằm tìm ra giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và hoạch định chiến lược kinh doanh cho ICB-Cần Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.
-Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ICB-Cần Thơ qua các năm (2004-2006).
-Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của ICB-Cần Thơ trong kinh doanh ngân hàng.
-Đánh giá thị trường kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam nói chung và tại Cần Thơ nói riêng; đồng thời phân tích một số thời cơ và thách thức đối với ICB-Cần Thơ.
- Thông qua điểm mạnh và điểm yếu kết hợp với thời cơ và thách thức hiện tại và đoán trong tương lai để hoạch định chiến lược kinh doanh hiệu quả cho ICB-Cần Thơ.
- Đề ra giải pháp triển khai chiến lược kinh doanh đã hoạch định.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là tình hình hoạt động kinh doanh của ICB-Cần Thơ qua 3 năm (2004-2006), đặc điểm phát triển, những thời cơ, thách thức của lĩnh vực ngân hàng .
1.3.2 Giới hạn của đề tài.
-Chỉ thực hiện nghiên cứu phân tích hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây thông qua các số liệu được cung cấp.
-Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo chuẩn CAMEL.
-Hoạch định chiến lược kinh doanh theo chiến lược marketing hỗn hợp 4P: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối), Promotion (Chiêu thị).
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.
1.4.1 Giáo trình “Quản trị ngân hàng thương mại”. Biên soạn: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt, Th.S Thái Văn Đại.
-Tổng hợp và cung cấp những thông tin tổng quát nhằm phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM thông qua phương pháp đo lường lợi nhuận và rủi ro. Nội dung gồm 10 chỉ tiêu đo lường kết quả và rủi ro ngân hàng điển hình:
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế Việt nam đều gặp phải những khó khăn nhất định trong việc cạnh tranh với nền kinh tế thế giới vốn đã phát triển mạnh mẽ và lâu đời. Đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng, các ngân hàng thương mại Việt Nam vốn chưa quen với việc “đi ra biển lớn” thì sẽ phải nỗ lực rất nhiều trong việc cải thiện năng lực để có thể đứng vững trong bối cảnh khó khăn này.
Ngân hàng Công Thương Việt Nam hiện là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu Việt Nam. Hiện nay, Ngân hàng Công Thương Việt Nam có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời góp phần thực thi chính sách tiền tệ của nhà nước, kiềm chế, đẩy lùi lạm phát, thực hiện ổn định tiền tệ, thúc đẩy phát triển kinh tế. Thế nhưng, trước áp lực cổ phần hóa để hội nhập và áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt lẫn trong và ngoài nước thì đòi hỏi bản thân ngân hàng phải biết phát huy điểm mạnh, nắm bắt thời cơ kinh doanh để có thể giữ được vị thế kinh doanh và không ngừng phát triển. Muốn vậy, Ngân hàng Công Thương nói chung và chi nhánh tại Cần Thơ nói riêng cần hoạch định một chiến lược kinh doanh hiệu quả để có hướng đi đúng trên con đường hội nhập sắp tới. Tuy nhiên, muốn hoạch định một chiến lược kinh doanh hiệu quả thì đòi hỏi ngân hàng hiểu rõ bản thân thông qua việc phân tích hoạt động kinh doanh, đồng thời cần nắm bắt thị trường thực tế. Từ đó kết hợp những điểm mạnh, điểm yếu, cũng như thời cơ và thách thức nhằm hoạch định chiến lược kinh doanh.
Chính vì sự cần thiết của việc phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng, cũng như tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh trong hoạt đông của các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng Công Thương Việt Nam nói riêng nên em đã chọn đề tài: “Phân tích hoạt động kinh doanh và hoạch định chiến lược kinh doanh tại ngân hàng Công Thương Việt Nam-Chi nhánh Cần Thơ” để thực hiện nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của mình.
1.1.2 Căn cứ thực tiễn.
Hiện nay, xu thế chung của thế giới là hội nhập kinh tế. Thật vậy, thực tế đã chứng minh điều này thông qua việc Việt Nam đã và đang gia nhập với những tổ chức kinh tế thế giới như ASEAN, AFTA, APEC, WTO…Điều này đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam phải hòa nhập vào “luật chơi chung” của thế giới. Chính vì thế mà áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn cho các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại.
Nếu như trước đây, các ngân hàng chỉ chịu sự cạnh tranh của chính các ngân hàng trong nước hay liên doanh, thì càng về sau sự cạnh tranh càng được nâng cao với sự xuất hiện của những ngân hàng cũng như tập đoàn tài chính nước ngoài với nguồn vốn hùng hậu và năng lực kinh doanh lâu đời. Chính điều này đã thông báo nguy cơ bị thu hẹp thị trường đối với những ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ đó xuất hiện yêu cầu đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam là phải có chiến lược kinh doanh đúng đắn. Bởi vì, chiến lược kinh doanh là một bộ phận rất quan trọng trong quá trình lãnh đạo ngân hàng, giúp ngân hàng có bước đi phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
1.2.1 Mục tiêu chung.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Công Thương Việt Nam- Chi Nhánh Cần Thơ (ICB-Cần Thơ) và môi trường kinh doanh của lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam nói chung và tại Cần Thơ nói riêng nhằm tìm ra giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và hoạch định chiến lược kinh doanh cho ICB-Cần Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.
-Phân tích và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ICB-Cần Thơ qua các năm (2004-2006).
-Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của ICB-Cần Thơ trong kinh doanh ngân hàng.
-Đánh giá thị trường kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam nói chung và tại Cần Thơ nói riêng; đồng thời phân tích một số thời cơ và thách thức đối với ICB-Cần Thơ.
- Thông qua điểm mạnh và điểm yếu kết hợp với thời cơ và thách thức hiện tại và đoán trong tương lai để hoạch định chiến lược kinh doanh hiệu quả cho ICB-Cần Thơ.
- Đề ra giải pháp triển khai chiến lược kinh doanh đã hoạch định.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là tình hình hoạt động kinh doanh của ICB-Cần Thơ qua 3 năm (2004-2006), đặc điểm phát triển, những thời cơ, thách thức của lĩnh vực ngân hàng .
1.3.2 Giới hạn của đề tài.
-Chỉ thực hiện nghiên cứu phân tích hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây thông qua các số liệu được cung cấp.
-Phân tích hoạt động kinh doanh của ngân hàng theo chuẩn CAMEL.
-Hoạch định chiến lược kinh doanh theo chiến lược marketing hỗn hợp 4P: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Phân phối), Promotion (Chiêu thị).
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.
1.4.1 Giáo trình “Quản trị ngân hàng thương mại”. Biên soạn: Th.S Nguyễn Thanh Nguyệt, Th.S Thái Văn Đại.
-Tổng hợp và cung cấp những thông tin tổng quát nhằm phân tích hoạt động kinh doanh của NHTM thông qua phương pháp đo lường lợi nhuận và rủi ro. Nội dung gồm 10 chỉ tiêu đo lường kết quả và rủi ro ngân hàng điển hình:
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links