Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Đặc điểm và mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật?MỞ ĐẦU
Đạo đức là lĩnh vực thuộc đời sống tinh thần của xã hội , nảy sinh từ thực tiễn các quan hệ xã hội giữa con người với nhau , nó bao gồm toàn bộ các quan điểm,quan niệm về thiện, ác, tố,xấu , lương tâm trách nhiệm , hạnh phúc , công bằng,…cùng với các quy tắc đánh giá, điều chỉnh các hành vi ứng xử giữa cá nhân với cá nhân , cá nhân với xã hội trong xã hội. Mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức và pháp luật được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiều và có những kết luận lí thú về mối quan hệ này.Vậy, thế nào là chuẩn mực đạo đức, pháp luật? Đặc điểm và mối quan hệ của chúng như thế nào ? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này em chọn đề tài
NỘI DUNG
I.khái niệm
1.Khái niệm đạo đức và pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hay thừa nhận để điều chỉnh xã hội, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế.
Đạo đức là hệ thống các quy tắc xử sự một cách chuẩn mực được hình thành trong các quan hệ con người với nhau qua các thời kì.
2.Khái niệm chuẩn mực đạo đức
Chuẩn mực đạo đức là hệ thống các quy tắc ,yêu cầu ,đòi hỏi đối với hành vi xã hội của con người ,trong đó xác lập những quan điểm,quan niệm chung về công bằng và bất công ,về cái thiện và cái ác ,về lương tâm ,danh dự ,trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội.
II.Các đặc điểm của chuẩn mực đạo đức
Chuẩn mực đạo đức là loại chuẩn mực xã hội bất thành văn ,nghĩa là các quy tắc ,yêu cầu của nó không được ghi chép thành văn bản dưới dạng một “bộ luật đạo đức” nào cả ,mà nó tồn tại dưới hình thức những giá trị đạo đức ,những bài học về luân thường đạo lí ,phép đối nhân xử thế giữa con người với nhau trong xã hội.Chuẩn mực đạo đức thường được củng cố ,giữ gìn và phát huy vai trò ,hiệu lực của nó thông qua con đường giáo dục truyền miệng ,thông qua quá trình xã hội hóa cá nhân ,được củng cố ,tiếp thu và lưu truyền từ đời này sang đời khác ,từ thế hệ này sang thế hệ khác.Trong lịch sử xã hội ,chuẩn mực đạo đức được hình thành từ rất sớm trong xã hội nguyên thủy ,khi mà các hiện tượng nhà nước và pháp luật còn chưa xuất hiện. Trong xã hội này ,cùng với các tập quán ,chuẩn mực đạo đức là nhân tố chủ yếu chi phối và điều chỉnh hành vi của con người.
Ví dụ như việc ta đi đường nhìn thấy một bà cụ muốn qua đường nhưng trên đường có quá nhiều xe ,bà đứng mãi mà không qua được.Ta nhìn thấy như vậy chẳng lẽ lại ngoảnh mặt quay đi.Tất nhiên là sẽ chẳng có bất kì điều luật nào quy định nhìn thấy cảnh tượng như vậy ta phải quay lại đỡ bà cụ qua đường và cũng chẳng có tòa án nào xử vụ việc nếu không đỡ bà cụ qua đường ta sẽ nhận một mức án ngồi tù hay bị phạt tiền cả.Có chăng tòa án ở đây chỉ là tòa án lương tâm và hình phạt mà ta nhận lấy chính là sự cắn dứt lương tâm mà thôi.Chuẩn mực đạo đức là một loại chuẩn mực bất thành văn nhưng nó lại có tác động to lớn đến việc con người sẽ hành xử như thế nào trong một vài trường hợp cụ thể như trong hoàn cảnh như trên chẳng hạn.
Chuẩn mực đạo đức mang tính giai cấp ,mặc dù tính giai cấp của nó không thể hiện mạnh mẽ ,rõ nét như tính giai cấp của chuẩn mực pháp luật.Tính giai cấp của chuẩn mực đạo đức thể hiện ở chỗ nó được sinh ra cũng là nhằm củng cố ,bảo vệ hay phục vụ cho các nhu cầu ,lợi ích vật chất ,tinh thần của giai cấp này hay giai cấp khác trong một xã hội nhất định. Ph.Angghen khẳng định : “Xét cho đến cùng ,mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ.Và vì cho đến nay xã hội đã vận động trong những sự đối lập giai cấp ,cho nên đạo đức cũng luôn là đạo đức của giai cấp :hay là nó biện hộ cho sự thống trị và lợi ích của giai cấp thống trị ,hay là khi giai cấp thống trị đã trở nên khá mạnh thì nó tiêu biểu cho sự nổi dậy chống lại sự thống trị nói trên và tiêu biểu cho lợi ích tương lai của những người bị áp bức”.
Chuẩn mực đạo đức được đảm bảo tôn trọng và thực hiện trong thực tế xã hội là nhờ vào hai nhóm các yếu tố :các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan.
Các yếu tố chủ quan là các yếu tố tồn tại ,thường trực trong ý thức ,quan điểm của mỗi cá nhân ,chi phối và điều khiển hành vi đạo đức của họ ,bao gồm:
* Những thói quen ,nếp sống trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người ,chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình xã hội hóa cá nhân ,trở thành cái thường trực trong mỗi người và điều khiển hành vi đạo đức của họ một cách tức thời ,gần như mang tính “tự động”.
Ví dụ như việc không ai và cũng không có pháp luật nào quy định việc con người trong cuộc sống ,trong công việc luôn phải làm việc đúng giờ ,làm việc thật cẩn thận ,tỉ mỉ ,kĩ càng nhưng sự thật là trong cuộc sống vẫn luôn có những con người quy củ với những quy định đã trở thành thói quen ,nếp sống sinh hoạt của bản thân.Bác Hồ của chúng ta là một tấm gương điển hình về làm việc quy củ và đúng giờ.Đây chính là tác động của chuẩn mực đạo đức lên hành vi của con người .
* Sự tự nguyện ,tự giác của mỗi con người trong việc thực hiện hành vi đạo đức phù hợp với các quy tắc của chuẩn mực đạo đức .Nếu như pháp luật được tuân thủ và thực hiện chủ yếu nhờ vào sức mạnh cưỡng bức của các chế tài thì chuẩn mực đạo đức chủ yếu dựa vào sự tự nguyện ,tự giác của mỗi cá nhân.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Đặc điểm và mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực pháp luật?MỞ ĐẦU
Đạo đức là lĩnh vực thuộc đời sống tinh thần của xã hội , nảy sinh từ thực tiễn các quan hệ xã hội giữa con người với nhau , nó bao gồm toàn bộ các quan điểm,quan niệm về thiện, ác, tố,xấu , lương tâm trách nhiệm , hạnh phúc , công bằng,…cùng với các quy tắc đánh giá, điều chỉnh các hành vi ứng xử giữa cá nhân với cá nhân , cá nhân với xã hội trong xã hội. Mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức và pháp luật được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiều và có những kết luận lí thú về mối quan hệ này.Vậy, thế nào là chuẩn mực đạo đức, pháp luật? Đặc điểm và mối quan hệ của chúng như thế nào ? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này em chọn đề tài
NỘI DUNG
I.khái niệm
1.Khái niệm đạo đức và pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hay thừa nhận để điều chỉnh xã hội, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội và được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế.
Đạo đức là hệ thống các quy tắc xử sự một cách chuẩn mực được hình thành trong các quan hệ con người với nhau qua các thời kì.
2.Khái niệm chuẩn mực đạo đức
Chuẩn mực đạo đức là hệ thống các quy tắc ,yêu cầu ,đòi hỏi đối với hành vi xã hội của con người ,trong đó xác lập những quan điểm,quan niệm chung về công bằng và bất công ,về cái thiện và cái ác ,về lương tâm ,danh dự ,trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội.
II.Các đặc điểm của chuẩn mực đạo đức
Chuẩn mực đạo đức là loại chuẩn mực xã hội bất thành văn ,nghĩa là các quy tắc ,yêu cầu của nó không được ghi chép thành văn bản dưới dạng một “bộ luật đạo đức” nào cả ,mà nó tồn tại dưới hình thức những giá trị đạo đức ,những bài học về luân thường đạo lí ,phép đối nhân xử thế giữa con người với nhau trong xã hội.Chuẩn mực đạo đức thường được củng cố ,giữ gìn và phát huy vai trò ,hiệu lực của nó thông qua con đường giáo dục truyền miệng ,thông qua quá trình xã hội hóa cá nhân ,được củng cố ,tiếp thu và lưu truyền từ đời này sang đời khác ,từ thế hệ này sang thế hệ khác.Trong lịch sử xã hội ,chuẩn mực đạo đức được hình thành từ rất sớm trong xã hội nguyên thủy ,khi mà các hiện tượng nhà nước và pháp luật còn chưa xuất hiện. Trong xã hội này ,cùng với các tập quán ,chuẩn mực đạo đức là nhân tố chủ yếu chi phối và điều chỉnh hành vi của con người.
Ví dụ như việc ta đi đường nhìn thấy một bà cụ muốn qua đường nhưng trên đường có quá nhiều xe ,bà đứng mãi mà không qua được.Ta nhìn thấy như vậy chẳng lẽ lại ngoảnh mặt quay đi.Tất nhiên là sẽ chẳng có bất kì điều luật nào quy định nhìn thấy cảnh tượng như vậy ta phải quay lại đỡ bà cụ qua đường và cũng chẳng có tòa án nào xử vụ việc nếu không đỡ bà cụ qua đường ta sẽ nhận một mức án ngồi tù hay bị phạt tiền cả.Có chăng tòa án ở đây chỉ là tòa án lương tâm và hình phạt mà ta nhận lấy chính là sự cắn dứt lương tâm mà thôi.Chuẩn mực đạo đức là một loại chuẩn mực bất thành văn nhưng nó lại có tác động to lớn đến việc con người sẽ hành xử như thế nào trong một vài trường hợp cụ thể như trong hoàn cảnh như trên chẳng hạn.
Chuẩn mực đạo đức mang tính giai cấp ,mặc dù tính giai cấp của nó không thể hiện mạnh mẽ ,rõ nét như tính giai cấp của chuẩn mực pháp luật.Tính giai cấp của chuẩn mực đạo đức thể hiện ở chỗ nó được sinh ra cũng là nhằm củng cố ,bảo vệ hay phục vụ cho các nhu cầu ,lợi ích vật chất ,tinh thần của giai cấp này hay giai cấp khác trong một xã hội nhất định. Ph.Angghen khẳng định : “Xét cho đến cùng ,mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh tế của xã hội lúc bấy giờ.Và vì cho đến nay xã hội đã vận động trong những sự đối lập giai cấp ,cho nên đạo đức cũng luôn là đạo đức của giai cấp :hay là nó biện hộ cho sự thống trị và lợi ích của giai cấp thống trị ,hay là khi giai cấp thống trị đã trở nên khá mạnh thì nó tiêu biểu cho sự nổi dậy chống lại sự thống trị nói trên và tiêu biểu cho lợi ích tương lai của những người bị áp bức”.
Chuẩn mực đạo đức được đảm bảo tôn trọng và thực hiện trong thực tế xã hội là nhờ vào hai nhóm các yếu tố :các yếu tố chủ quan và các yếu tố khách quan.
Các yếu tố chủ quan là các yếu tố tồn tại ,thường trực trong ý thức ,quan điểm của mỗi cá nhân ,chi phối và điều khiển hành vi đạo đức của họ ,bao gồm:
* Những thói quen ,nếp sống trong sinh hoạt hàng ngày của mỗi người ,chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình xã hội hóa cá nhân ,trở thành cái thường trực trong mỗi người và điều khiển hành vi đạo đức của họ một cách tức thời ,gần như mang tính “tự động”.
Ví dụ như việc không ai và cũng không có pháp luật nào quy định việc con người trong cuộc sống ,trong công việc luôn phải làm việc đúng giờ ,làm việc thật cẩn thận ,tỉ mỉ ,kĩ càng nhưng sự thật là trong cuộc sống vẫn luôn có những con người quy củ với những quy định đã trở thành thói quen ,nếp sống sinh hoạt của bản thân.Bác Hồ của chúng ta là một tấm gương điển hình về làm việc quy củ và đúng giờ.Đây chính là tác động của chuẩn mực đạo đức lên hành vi của con người .
* Sự tự nguyện ,tự giác của mỗi con người trong việc thực hiện hành vi đạo đức phù hợp với các quy tắc của chuẩn mực đạo đức .Nếu như pháp luật được tuân thủ và thực hiện chủ yếu nhờ vào sức mạnh cưỡng bức của các chế tài thì chuẩn mực đạo đức chủ yếu dựa vào sự tự nguyện ,tự giác của mỗi cá nhân.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links