Euen

New Member

Download miễn phí Đề tài Phân tích mối quan hệ kinh tế giữa Công ty mẹ- Con tại công ty Hợp tác kinh tế





Ngoài số vốn điều lệ mà công ty mẹ đã đầu tư cho các công ty con hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm thì công ty mẹ còn bàn giao, cho thuê, nhượng bán tài sản cố định cho các công ty con quản lý và sử dụng. Đây là một hình thức khác để thể hiện mối quan hệ tài chính giữa công ty mẹ với công ty con. Tài sản cố định mà công ty mẹ bàn giao hay đầu tư cho công ty con sử dụng được ghi nợ cho công ty con đó. Công ty mẹ có quyền điều động tài sản cố định đó từ công ty con này sang công ty con khác khi công ty con đang quản lý tài sản trên không có nhu cầu sử dụng nữa, nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty mẹ tốt nhất, có lợi cho cả mẹ và con. Việc chuyển tài sản cố định từ công ty con này sang công ty con khác được thực hiện theo cách giảm nợ công ty con này và tăng nợ công ty con khác.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ành viên ở Việt Nam, 4 công ty TNHH 1 thành viên ở Lào và 2 công ty cổ phần do công ty mẹ góp vốn chi phối.
Công ty Hợp tác kinh tế( gọi tắt là Coecco) là công ty Nhà nước độc lập, tự chủ hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con trực thuộc Bộ tư lệnh Quân khu 4. Công ty Hợp tác kinh tế hoạt động theo Điều lệ của công ty ( do Bộ quốc phòng phê duyệt tại quyết định số 173/2004/QĐ- BQP ngày 22/12/2004) và các quy định khác đã được tập thể công ty thông qua.
Mô hình tổ chức quản lý này bước đầu đã phát huy được hiệu quả, phù hợp với cơ chế thị trường, tình hình thực tế và xu hướng phát triển chung của các doanh nghiệp hiện nay. Việc áp dụng mô hình công ty mẹ- con đã làm thay đổi căn bản quan hệ, quyền hạn, trách nhiệm giữa công ty mẹ( Hợp tác kinh tế) với các công ty con. Trách nhiệm của công ty mẹ đối với các công ty con nặng nề hơn trách nhiệm của Tổng công ty đối với các công ty thành viên trước đây. Công ty mẹ là công ty đầu tư, công ty con là công ty nhận đầu tư trên cơ sở mối liên kết về tài chính. Do đó hiệu quả hay hậu quả của hoạt động công ty con đều gắn liền với công ty mẹ, đòi hỏi công ty mẹ phải tăng cường trách nhiệm đối với công ty con thông qua người thay mặt phần vốn để đảm bảo được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó công ty mẹ còn phải giải quyết những vấn đề lớn liên quan đến định hướng chiến lược phát triển, thị trường, đến việc thiết lập và triển khai các dự án, việc điều chỉnh cán bộ chủ chốt của các công ty con.
Khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con thì các mối quan hệ giữa công ty Hợp tác kinh tế với các công ty con đã có nhiều thay đổi nhất là về quan hệ kinh tế. Các mối quan hệ kinh tế cơ bản trong công ty Hợp tác kinh tế với các công ty con rất đa dạng nhưng chúng ta có thể chia thành: quan hệ tài chính, quan hệ về chiến lược phát triển kinh doanh, quan hệ về mặt thị trường. Tất cả các mối quan hệ kinh tế trên của công ty Hợp tác kinh tế đều dựa trên cơ sở hợp đồng kinh tế, Điều lệ của công ty giúp giảm hẳn tính áp đặt, mệnh lệnh hành chính như mô hình cũ trước đây.
Công ty Hợp tác kinh tế là một công ty kinh doanh đa ngành nghề, vốn lớn, có uy tín trên thị trường trong và nước ngoài, đặc biệt là ở Lào.
Hiện tại cấu trúc mô hình công ty mẹ- con là cấu trúc đơn giản, công ty Hợp tác kinh tế đầu tư vào các công ty con, các công ty con lại đầu tư vào các công ty cháu và toàn bộ mô hình chịu sự kiểm soát của công ty mẹ. Chính hoạt động theo cấu trúc này đã giúp công ty mẹ dễ dàng quản lý, kiểm soát các hoạt động kinh doanh của công ty con, cháu. Tuy nhiên nó cũng có những hạn chế nhất định như: chưa có được sự đầu tư qua lại giữa các công ty con để tạo ra mối quan hệ giúp đỡ nhau phát triển của các công ty con. Còn cấu trúc mô hình công ty mẹ- con của công ty Hợp tác kinh tế cụ thể hơn được thể hiện ở sơ đồ số 2:
Sơ đồ 2 : Cấu trúc mô hình công ty mẹ- con của công ty Hợp tác kinh tế
Công ty Hợp tác kinh tế
Công ty TNHH 1 thành viên Thanh Sơn
Công ty TNHH 1 thành viên Trường Sơn
Công ty TNHH 1 thành viên Xây Dựng Coecco- Lào
Công ty TNHH 1 thành viên Phát triển miền núi
Công ty TNHH 1 thành viên Chế biến gỗ
Công ty TNHH 1 thành viên Phát triển khoảng sản
Công ty cổ phần Nhựa- bao bì Vinh
Công ty cổ phần nước khoảng và du lịch Sơn Kim
4.1.2. Mối quan hệ tài chính giữa công ty Hợp tác kinh tế với các công ty con.
Mối quan hệ tài chính được coi là mối quan hệ kinh tế cơ bản nhất trong mô hình công ty mẹ- con. Khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ- con, công ty Hợp tác kinh tế dựa vào loại hinh của công ty con đang hoạt động mà ban hành quy chế tài chính cho phù hợp. Hiện tại có 2 loại hình công ty con là: công ty TNHH 1 thành viên và công ty cổ phần có vốn góp chi phối. Hai loại hình công ty con này có sự khác nhau về lượng vốn điều lệ công ty mẹ đầu tư ban đầu nên các quy định về mối quan hệ tài chính giữa công ty mẹ với 2 loại hình công ty con này cũng có sự khác nhau rõ rệt, cụ thể:
(1). Quan hệ tài chính giữa công ty Hợp tác kinh tế và công ty con là TNHH Nhà nước 1 thành viên:
Công ty Hợp tác kinh tế là chủ sở hữu đối với công ty TNHH 1 thành viên do Công ty Hợp tác kinh tế nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ. Hội đồng quản trị công ty mẹ quyết định bổ nhiệm, bãi miễn, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, kỷ luật, trả lương, phụ cấp và các lợi ích khác cho người quản lý điều hành ở công ty con. Công ty mẹ giao quyền cho người đại diện, người quản lý điều hành tại công ty con thay mặt mình quản lý các khoản đầu tư ở công ty con.
Công ty mẹ yêu cầu công ty con báo cáo tình hình tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh định kỳ. Thông qua báo cáo quyết toán hàng năm công ty Hợp tác kinh tế quyết định sử dụng lợi nhuận hay xử lý lỗ của công ty con.
Hội đồng quản trị của Công ty Hợp tác kinh tế quyết định mức đầu tư vào các công ty con được thành lập mới, điều chỉnh mức đầu tư tại các công ty con đang hoạt động dựa trên nguyên tắc lợi ích- chi phí, phù hợp với chiến lược và kế hoạch kinh doanh của Công ty Hợp tác kinh tế. Thông qua người đại diện, người quản lý điều hành tại công ty con và tuỳ theo quy định trong điều lệ của các công ty con, Công ty Hợp tác kinh tế kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn đầu tư của công ty mẹ, chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng, bảo toàn, phát triển vốn và thu lợi nhuận đầu tư từ các công ty con. Còn các công ty con nhận vốn đầu tư, quản lý và sử dụng linh hoạt số vốn do Công ty Hợp tác kinh tế đầu tư, bảo toàn và chịu trách nhiệm trước Công ty này về hiệu quả sử dụng vốn và các nguồn lực khác.
Công ty Hợp tác kinh tế không được trực tiếp rút vốn đã đầu tư cho công ty con dưới bất kỳ hình thức nào như điều động vốn, điều động tài sản theo cách không thanh toán tiền. Mà Công ty Hợp tác kinh tế chỉ được rút vốn điều lệ thông qua cách bán một phần hay toàn bộ vốn đầu tư vào công ty con cho nhà đầu tư khác.
Giám đốc công ty con quyết định dự án đầu tư mua sắm tài sản cố định có giá trị nhỏ hơn 30% tổng giá trị tài sản tại quý gần nhất của công ty con. Còn nếu dự án đầu tư tài sản cố định có giá trị trên 30% thì do ban lãnh đạo công ty mẹ quyết định.
Công ty con có quyền đầu tư, góp vốn vào các doanh nghiệp khác nhưng không được đầu tư vào công ty Hợp tác kinh tế( công ty mẹ).
Hàng quý, năm công ty con lập báo cáo tài chính gửi công ty mẹ. Công ty Hợp tác kinh tế xem xét phê duyệt báo cáo tài chính của công ty con. Công ty Hợp tác kinh tế có quyền tổ chức kiểm tra báo cáo tài chính của công ty con.
(2). Quan hệ tài chính giữa công ty Hợp tác kinh tế với các công ty con là công ty cổ phần có vốn góp chi phối.
Công ty Hợp tác kinh tế chỉ thực hiện quyền, nghĩa vụ đối với phần vốn góp của mình ở các công ty con. Công ty mẹ thực hiện quyền cổ đông hay bên góp vốn chi phối thông qua người thay mặt phần vốn góp của mình là thành viên Hội đồng quản trị, ban kiểm soát, tổng giám đốc ở công ty con.
Công ty Hợp tác kinh tế kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn góp của mình t

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D BẢNG PHÂN TÍCH mối NGUY và xác ĐỊNH CCP OPRPs Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích mối quan hệ C - V - P (Chi phí - Khối lượng - Lợi nhuận) tại công ty CP cao su Sài Gòn KymDan Khoa học Tự nhiên 0
V Phân tích mối quan hệ chi phí – khối lượng – lợi nhuận tại công ty Angimex Kiến trúc, xây dựng 0
C Phân tích mối liên hệ giữa nâng cao chất lượng dân số và phát triển nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
R Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực đạo đức thông qua một vài ví dụ cụ thể Văn hóa, Xã hội 0
L Phân tích mối quan hệ giữa các nguồn lực (tài nguyên, dân cư, lao động,…) và các hoạt động kinh tế của Quảng Ninh Luận văn Kinh tế 0
T Phân tích mối quan hệ hữu cơ giữa các đối tượng của quản lý doanh nghiệp. Tại sao nói quản lý về thực chất và trước hết là quản lý con người Luận văn Kinh tế 0
R PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA THỰC TIỄN VÀ NHẬN THỨC. LIÊN HỆ VÀO VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG VẬT CHẤT VÀ NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CON NGƯỜI Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top