daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................4 PHẦN I: MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA SINGAPORE............................................5
I.
1. 2. 3. II. 1. 2. III. 1. 2. 3. 4. 5. 6. IV. V.
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN: ..........................................................................5 Vị trí địa lý:.................................................Error! Bookmark not defined. Khí hậu:......................................................Error! Bookmark not defined. Động thực vật và tài nguyên thiên nhiên:..................................................5
MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ PHÁP LUẬT: ..............................................6 Chính trị:..............................................................................6 Pháp luật:................................................................................................7-8
MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI: ......................................................9 Dân số: .......................................................................................................9 Tôn giáo: ....................................................................................................9 Ngôn ngữ: ................................................................................................ 10 Giáo dục ...................................................................................................10 Văn hóa kinh doanh:................................................................................ 11 Ẩm thực ......................................................Error! Bookmark not defined.
MÔI TRƯỜNG KINH TẾ: ...................................................................12-13 MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ: ............................................................13-14
PHẦN II: QUAN HỆ VIỆT NAM -SINGAPORE VÀ LỰA CHỌN NGÀNH XÂM NHẬP .............................................................................................................15
I. MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM- SINGAPORE. .........................................15-16
II. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN NGÀNH XÂM NHẬP:......................................17 PHẦN III: MÔI TRƯỜNG VI MÔ NGÀNH CÀ PHÊ TẠI SINGAPORE..........18
1. KHÁCH HÀNG:............................................................................................18
2. NHÀ CUNG ỨNG.....................................................................................19-20
Trang 2
Marketing toàn cầu GVHD: TH.S Quách Thị Bửu Châu
3. 4. 1. 2.
ĐỐI THỦ CẠNH TRANH.............................................................................21 PHÁP LÝ........................................................................................................21 Về phía Việt Nam: ...............................................................................21-24 Về phía Singapore:...................................................................................25
PHẦN IV: NHỮNG PHƯƠNG THỨC XÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG DÀNH CHO NGÀNH CÀ PHÊ TẠI SINGAPORE.....................................................................25
I. CÁC PHƯƠNG THỨC XÂM NHẬP. ..........................................................25
1. Xuất khẩu: ............................................................................................... 25
2. Liên minh chiến lược ...............................................................................26
3. Liên doanh: .............................................................................................. 27
II. PHƯƠNG THỨC LỰA CHỌN XÂM NHẬP CÀ PHÊ SANG SINGAPORE...............................................................................27-29
KẾT LUẬN..............................................................................................................30 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 31
Trang 3

Marketing toàn cầu GVHD: TH.S Quách Thị Bửu Châu
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với nhịp độ toàn cầu hóa, sự giao lưu, kinh doanh quốc tế giữa các quốc gia ngày càng phát triển.Việt Nam cũng đang hòa vào dòng chảy đó của nhân loại, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.
Là một quốc gia nhỏ bé ở khu vực Đông Nam Á, Singapore là một đất nước trẻ trung và năng động và là Quốc gia thu hút được nhiều Doanh nghiệp lớn từ nước ngoài. Singapore đứng vào hàng nước giàu có nhất thế giới, trở thành trung tâm tài chính nổi tiếng, trung tâm thương mại quan trọng trong khu vực, hải cảng sầm uất vào hạng nhất trên thế giới và là địa điểm hàng đầu cho việc đầu tư. Luôn được nhắc đến là quốc gia mẫu mực trong sạch về nạn tham nhũng, hiệu quả và ổn định về chính trị, Singapore dành được sự chú ý và công nhận từ khắp nơi trên toàn thế giới.
Nằm ngay cửa ngõ của Châu Á, văn hóa Singapore là sự giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau, vô cùng độc đáo và đa dạng. Nét văn hóa đặc sắc này thể hiện rõ nhất qua hương vị ẩm thực Singapore.Mỗi món ăn đặc trưng cho mỗi nền văn hóa.Tuy nhiên, có một loại thức uống rất hợp khẩu vị với nhiều người ở những quốc gia, nền văn hóa khác nhau, đó chính là cà phê. Ngày nay,dù kinh tế có khó khăn nhưng nhu cầu tiêu thụ cà phê của Singapore cũng không giảm do cà phê đã trở thành một loại thức uống không thể thiếu trong nếp sinh hoạt hằng ngày không chỉ của người dân nơi đây mà còn đối với những du khách nước ngoài.
Nhận thấy khả năng cung cấp cà phê hạt của Việt Nam cho thị trường thế giới là rất lớn và Singapore là một thị trường đầy tiềm năng, qua tìm hiểu về đất nước, con người, văn hóa ở Singapore nhóm hy vọng đề tài “ Phân tích môi trường Singapore và cách xâm nhập cho cà phê hạt Việt Nam” sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về đất nước Singapore và việc kinh doanh quốc tế ở đây.
Bố cục bài tiểu luận gồm có 4 phần:
Phần 1: Phân tích môi trường vĩ mô của Singapore.
Phần 2: Quan hệ Việt Nam- Singapore và lựa chọn ngành xâm nhập.
Phần 3: Phân tích môi trường vi mô ngành cà phê tại Singapore.
Phần 4: Những cách xâm nhập thị trường ngành cà phê tại Singapore.
Trong quá trình tìm hiểu và phân tích, do số lượng thời gian có hạn và kiến thức chuyên môn còn non nớt nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, chúng tui mong nhận được những ý kiến đóng góp của cô và các bạn để bài tiểu luận được hoàn thiện và thuyết phục hơn.
Trang 4

Marketing toàn cầu GVHD: TH.S Quách Thị Bửu Châu
PHẦN I: MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ CỦA SINGAPORE I. MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN:
1 – Vị trí địa lý
Singapore là một trong những nước nhỏ nhất Đông Nam Á với tổng diện tích là 712 km2 gồm một đảo chính và hơn 54 hòn đảo lớn nhỏ khác. Hầu hết các hoạt động của Singapore đều diễn ra trên hòn đảo chính, với tổng diện tích đất khoảng 697 km2 và một bờ biển khoảng 193 km. Đảo chính của Singapore có chiều ngang từ Đông sang Tây là 42 km và chiều dài từ Bắc xuống Nam là 23 km, hòn đảo chính khá bằng phẳng, với vài vùng đất cao ở khu vực trung tâm. Trong số những hòn đảo nhỏ, ba hòn đảo Pulau Tekong, Pulau Ubin và Sentosa có diện tích lớn nhất. Singapore đã tiến hành lấy đất từ các ngọn đồi, đáy biển và nhập khẩu từ một số nước trong khu vực để thực hiện việc mở rộng lãnh thổ của mình.
Singapore có một vị trí vô cùng thuận lợi là phía Bắc giáp với Malaysia và phía Nam cách đảo Riau của Indonesia qua eo biển Singapore, nằm trong eo biển Malacca, trấn giữ con đường huyết mạch, thuộc trục đường vận tải biển từ Á sang Âu, từ Đông sang Tây, đây là cửa ngỏ ra vào của Châu Á. Singapore còn là tâm điểm nối liền các châu lục Á – Âu – Phi – Úc với Bắc Mỹ và Nam Mỹ ở phía Tây Malaysia. Với vị trí như thế, Singapore được đánh giá là một trong những cảng tấp nập nhất thế giới, thu hút nhiều tàu thuyền qua lại rất thuận lợi cho các hoạt động giao thương trên đường biển, là nơi trung chuyển của hơn 400 hãng tàu lớn trên thế giới và liên kết hơn 700 cảng của trên 130 nước. Ngoài ra, Singapore còn là trung tâm hàng không nối liền châu Âu với châu Á và châu Đại Dương, nối đường hàng không với 53 nước và 101 thành phố trên thế giới, là một quốc gia có ngành hàng không dân dụng phát triển nhất ở châu Á, chỉ sau Nhật Bản. Vị trí thuận lợi như vậy giúp cho việc giao thương của Singapore đối với các nước trở nên dễ dàng hơn và ngành du lịch của quốc gia này cũng khá phát triển. Trung bình mỗi năm Singapore đón 6 triệu khách du lịch và 27 triệu lượt khách quá cảnh. Bên cạnh đó, Singapore còn được xem là “thiên đường mua sắm” của khách du lịch.
3- Đối thủ cạnh tranh
Hàng năm thế giới sản xuất khoảng 5,4 triệu tấn cà phê tập trung vào 4 khu vực lớn là Nam Mỹ, Bắc Trung Mỹ, Châu Phi và Châu Á. Các nước Châu Á tham gia thị trường cà phê thế giới gồm Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam. Là nước xuất khẩu cà phê lớn, cà phê Việt Nam có mặt ở rất nhiều thị trường trên thế giới, trong đó, Singapore là một trong những thị trường tiềm năng. Một thị trường tiềm năng tất nhiên cũng chứa đựng nhiều mối lo ngại, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh toàn cầu ngày nay, và một trong những mối lo ngại đó là số lượng đối thủ cạnh tranh đang ngày càng gia tăng, cả về số lượng lẫn chất lượng.
Những nước xuất khẩu café đều có lợi thế riêng nên đều gây ra áp lực đối với ngành xuất khẩu café Việt Nam. Brazil là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới. Niên vụ 2008/2009 tổng sản lượng xuất khẩu cà phê đạt được là 31,4 triệu bao tăng so với mức 27,4 triệu bao niên vụ trước. Con số này đã phá vỡ kỷ lục sản lượng 29,5 triệu bao niên vụ 2002/2003. 85% tổng lượng cà phê xuất khẩu của Brazil thuộc loại arabica là loại cà phê chất lượng tốt và có mức giá cao trên thị trường, 11% là cà phê hòa tan, còn lại là loại robusta. Brazil có lợi thế về diện tích và sản lượng sản xuất cà phê nhưng lại có khoản cách địa lý khá xa Singapore so với Việt Nam và Indonesia.
Một đối thủ khác mà ngành cà phê Việt Nam cần chú ý là Indonesia – một quốc gia thuộc Đông Nam Á, rất gần với Singapore và khẩu vị tiêu dùng cà phê cũng có nhiều điểm tương đồng. Indonesia là nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ tư thế giới sau Brazil, Việt Nam và Columbia. Với diện tích lên đến 1,3 triệu ha trồng cà phê nhưng năm 2009 Indonesia chỉ sản xuất được 689 tấn cà phê. Đến năm 2010, riêng cà phê hạt Indonesia đã xuất khẩu 350.000 tấn trị giá 795,5 triệu USD, trong đó có 280.000 tấn cà phê robusta trị giá 504,4 triệu USD và 56.000 tấn cà phê arabica trị giá 224,1 triệu USD. Trong số các đồn điền trồng cà phê ở Indonesia, 96 % do nông dân canh tác, nhà nước chỉ kiểm soát 2% và phần còn lại thuộc về các công ty tư nhân. Do đồn điền chủ yếu do nông dân quản lý, thương canh tác theo phương pháp truyền thống nên sản lượng sản xuất và chất lượng sản phẩm còn thấp. Bù lại diện tích đất trồng cà phê rộng lớn và nguồn nhân lực dồi dào đã góp phần tăng khả năng cạnh tranh cho Indonesia trên thị trường xuất khẩu cà phê.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top