tctuvan

New Member
Link tải miễn phí cho ae

Tranh chấp là một hiện tượng phổ biến, tất yếu của đời sống quốc tế, khi các tranh chấp này xảy ra nếu các bên không có biện pháp giải quyết triệt để thì có thể dẫn đến các tranh chấp xung đột mới gây thiệt hại lớn cho các bên thậm chí đe dọa tới hòa bình an ninh thế giới do vậy LQT hiện đại đã xem hòa bình giải quyết TCQT là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi quốc gia. Hiện nay có nhiều biện pháp để giải quyết hòa bình các TCQT và bài luận sau xin được phép trình bày một số vấn đề về biện pháp đàm phán trực tiếp.

1. Tranh chấp quốc tế và hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế.
1.1. Tranh chấp quốc tế.
a. Khái niệm.
Trong phán quyết về vụ chuyển nhượng Mavromatis Palestine năm 1924 giữa Hy Lạp và Anh, Hội đồng xét xử của Tòa án thường trực Công lý quốc tế (do hội Quốc liên thành lập) đã khẳng định “tranh chấp là một bất đồng về một vấn đề của luật pháp hay của thực tiễn, hay là một xung đột về quan điểm pháp lý hay về lợi ích của hai chủ thể”. Xuất phát từ định nghĩa trên khoa học LQT đã đưa một định nghĩa tương đối đầy đủ về TCQT, theo đó TCQT được hiều là “một hoàn cảnh thực tế trong đó các chủ thể của Luật Quốc tế có sự khác nhau về quan điểm và sự xung đột, mâu thuẫn về lợi ích, đòi hỏi phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình và dựa trên các nguyên tắc, quy phạm của Luật Quốc tế nhằm ổn định các quan hệ quốc tế và duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.”
Từ định nghĩa trên, có thể thấy TCQT có một số đặc điểm để phân biệt với các tranh chấp có tính chất quốc tế thuộc sự điều chỉnh của Tư pháp quốc tế như:
* Các bên chủ thể tham gia TCQT phải là chủ thể của LQT (quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ …) có xung đột, mâu thuẫn về lợi ích còn chủ thể tham gia các tranh chấp có tính quốc tế lại là chủ thể của LQG (cá nhân, pháp nhân, nhà nước-chủ thể đặc biệt).
* Đối tượng của TCQT phải là đối tượng điều chỉnh của LQT như lãnh thổ, biên giới quốc gia, vấn đề lý giải và viện dẫn áp dụng điều ước quốc tế, ...
* Luật áp dụng để điều chỉnh các TCQT phải là luật quốc tế trừ trường hợp các bên tranh chấp thỏa thuận áp dụng LQG.
* Cơ chế giải quyết các TCQT mang nét đặc thù riêng, chúng được giải quyết bằng các biện pháp đa dạng dựa trên các nguyên tắc, quy phạm của LQT và vai trò, ý chí của các bên tranh chấp có ý nghĩa rất quan trọng đối với quá trình giải quyết tranh chấp.
b. Phân loại.
Căn cứ vào các tiêu chí thì TCQT được chia thành các loại khác nhau, tuy nhiên sự phân loại chỉ mang tính tương đối và các tiêu chí phân loại không loại trừ lẫn nhau.
* Căn cứ vào tiêu chí số lượng chủ thể tham gia thì TCQT được chia thành:
- TCQT song phương như tranh chấp giữa Thái Lan và Campuchia về đền Preah Vihear, ..
- TCQT đa phương khu vực như tranh chấp về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa giữa các nước Việt Nam, Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Philippin ...
- TCQT đa phương toàn cầu như tranh chấp về giá cả lương thực, thực phẩm, nông sản giữa 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển trong khuôn khổ WTO, ...
* Căn cứ vào tính chất chính trị thì TCQT được chia thành:
- Tranh chấp chính trị là các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện chủ quyền quốc gia đối với biên giới lãnh thổ, dân cư, ... như tranh chấp giữa Pháp và Ba Lan về quốc tịch của nhạc sĩ Chopin (1801-1849), ...
- Tranh chấp pháp lý là các tranh chấp liên quan tới việc giải thích, viện dẫn, áp dụng LQT, liên quan tới việc giải thích các sự kiện vi phạm LQT, ... như về việc sử dụng vũ lực của Mĩ để giải thoát các con tin là nhà ngoại giao ở Đại sứ quán Mĩ tại Iran tháng 4/1980, Mĩ thì cho rằng đây là hành vi hợp pháp do họ đã sử dụng các biện pháp hòa bình nhưng không mang lại kết quả còn một số nước lại cho rằng đây là hành vi vi phạm LQT.
Ngoài ra dựa vào nội dung thì TCQT có thể được chia thành tranh chấp về kinh tế thương mại, về biên giới lãnh thổ, ... dựa vào chủ thể thì TCQT có thể được chia thành tranh chấp giữa các quốc gia với nhau, tranh chấp giữa các tổ chức quốc tế, ...
1.2. Các phương pháp chủ yếu giải quyết tranh chấp quốc tế.
a. Các phương pháp bạo lực.
Không phải ngay từ đầu các TCQT trong lịch sử quan hệ quốc tế đã được giải quyết bằng phương pháp hòa bình. Trước khi HƯ hòa bình Briand-Kellogg (HƯ Pari) 1928 thì trong quan hệ quốc tế việc sử dụng vũ lực hay chiến tranh vẫn được coi là biện pháp hợp pháp để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia, là phương tiện tự lực nhằm bảo vệ lợi ích của quốc gia kể cả những lợi ích bất hợp pháp nhưng quốc gia cho rằng phù hợp với LQT, thậm chí luật gia người Anh L.Oppenheim còn cho rằng “nhìn từ góc độ pháp lý thì quyền tiến hành chiến tranh là quyền tự nhiên vốn có của mỗi quốc gia”
b. Các phương pháp hòa bình giải quyết TCQT.
Trước đây, giải quyết hòa bình các TCQT không được ghi nhận là một nguyên tắc của LQT nhưng nó vẫn được các quốc gia sử dụng trong việc giải quyết các mối quan hệ bang giao như phái sứ thần đàm phán kí các hiệp ước ngừng chiến, trao trả tù binh ...
Hiện nay hòa bình giải quyết các TCQT là một nguyên tắc cơ bản của LQT hiện đại, có mối quan hệ mật thiết với các nguyên tắc khác như cấm dùng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế, nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia ... và đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng cho việc duy trì, bảo vệ hòa bình, an ninh quốc tế. Tuy nhiên để có được điều này cộng đồng quốc tế đã phải trải qua một quá trình lâu dài :
- Tại Hội nghị Lahaye năm 1899 và 1907 tại Den Haag, Hà Lan thì phương pháp hòa bình giải quyết TCQT mới được ghi nhận trong 2 CƯ Lahaye 1899, 1907. Tuy nhiên, 2 CƯ này không quy định việc cấm sử dụng chiến tranh vì vậy sử dụng phương pháp hòa bình chưa phải là nghĩa vụ bắt buộc của các quốc gia trong việc giải quyết tranh chấp với nhau.
- Đến năm 1928, HƯ hòa bình Briand-Kellogg giữa Mĩ và Pháp (về sau Liên Xô và nhiều nước cũng gia nhập HƯ này) đã phát triển thêm về nội dung của phương pháp hòa bình giải quyết các TCQT và cấm các quốc gia thành viên sử dụng chiến tranh để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã phá vỡ nội dung của HƯ này.
- Sau chiến tranh LHQ ra đời với mục đích bảo vệ, giữ gìn hòa bình an ninh thế giới, cũng từ đây giải quyết hòa bình các TCQT đã trở thành một trong những nguyên tắc cơ bản của LQT, là nghĩa vụ bắt buộc đối với các quốc gia (điều 2 HC LHQ). Nguyên tắc này còn được ghi nhận trong Tuyên bố năm 1970 của Đại hội đồng LHQ, Tuyên bố 1982 tại Manila về hòa bình giải quyết TCQT và các điều ước quốc tế khác như CƯ luật biển 1982, Hiến chương ASEAN, …
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


ưu nhược điểm của cách giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán quốc tế
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập và vận dụng quy luật đó Môn đại cương 0
D Phân tích nội dung quản trị kênh phân phối nhãn hàng sunsilk của công ty unilever Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHÂN DỊCH VỤ GIAO HÀNG NHANH CHI NHÁNH HÀ NỘI Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích nội dung chính sách sản phẩm của 1 doanh nghiệp cụ thể Marketing 0
D Phân tích ảnh hưởng của Nhóm tham khảo tới việc lựa chọn hàng hóa thiết yếu của người tiêu dùng trên thị trường Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D phân tích quá trình ra quyết định mua của bệnh viện bạch mai hà nội Marketing 3
D Phân tích nội dung của phương pháp quản lý kinh tế trong hệ thống phương pháp quản lý Từ đó nêu lên ý nghĩa của nó trong việc vận dụng phương pháp Luận văn Kinh tế 0
D Cách Xác định nội hàm phân tích tiêu chí trong tự đánh giá cơ sở giáo dục theo Thông tư 17 và 18/2018 Văn hóa, Xã hội 0
N Phân tích thống kê thực trạng lao động tại Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội giai đoạn 2004 – 2008 và giải pháp cho Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top