rica17

Well-Known Member
LỜI NÓI ĐẦU
Đã từ lâu, cạnh tranh được coi là vấn đề tất yếu của doanh nghiệp trong
nên kinh tế thị trường. Trong cuộc ganh đua đó, các doanh nghiệp sử dụng mọi
giải pháp để tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội bán hàng và cung ứng dịch vụ như:
Tuyên truyền, giới thiệu, khuyếch trương hàng hóa dịch vụ, tổ chức việc bán
hàng có giảm giá, phát quà tặng…Các hoạt động này được gọi là xúc tiến
thương mại và là quá trình tất yếu mà doanh nghiệp phải tiến hành để đáp ứng
nhu cầu cạnh tranh. Xúc tiến thương mại là công cụ cạnh tranh lợi hại, có khả
năng mạng lại lợi ích thương mại to lớn cho thương nhân, đồng thời có ảnh
hưởng không nhỏ đến lợi ích đối thủ cạnh tranh và của người tiêu dùng.
Thương nhân có thể sử dụng nhiều hình thức xúc tiến thương mại khác nhau,
trong đó phải kể đến hình thức “khuyến mại”. Với các hình thức khuyến mại rất đa
dạng, mang ý nghĩa giới thiệu một sản phẩm mới, nhưng cũng có thể là sản phẩm cũ
được bán với giá cạnh tranh, thương nhân có thể lôi kéo khách hàng về phía mình,
PHAN THỊ AN TRANG – LỚP N09.TL2- NHÓM 02

1



BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI MODULE 2

gia tăng thị phần trong kinh doanh. Bên cạnh đó khuyến mại cũng góp phần kích thích
nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng từ đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực
trong việc sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng. Một trong những hình thức khuyến
mại là khuyến mại bằng hàng mẫu. Vậy hình thức khuyến mại bằng hàng mẫu được
pháp luật quy định như thế nào? Nó khác gì với hình thức khuyến mại tặng quà? Bài
luận dưới đây xin giải quyết vấn đề nêu trên.

Để làm rõ vấn đề trên, em đã chọn trình bày đề tài số 2 trong bài lớn học
kỳ môn Luật Thương mại: “Phân tích quy định của pháp luật hiện hành về hình
thức khuyến mại bằng hàng mẫu. Phân biệt hai hình thức khuyến mại: hàng mẫu
và tặng quà”.

NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHUYẾN MẠI
1. Khái niệm
Khoản 1 Điều 88 Luật Thương mại 2005 định nghĩa về Khuyến mại như
sau: “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc
tiến việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng
những lợi ích nhất định”. Theo quy định của Luật thương mại năm 2005, khuyến
mại có các đặc điểm sau đây:
- Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân. Để tăng cường cơ
hội khuyến mại, thương nhân được tự mình tổ chức thực hiện việc khuyến mại,
cũng có thể lựa chọn dịch vụ khuyến mại cho thương nhân khác để kinh doanh.

PHAN THỊ AN TRANG – LỚP N09.TL2- NHÓM 02

2


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI MODULE 2

Quan hệ dịch vụ này hình thành trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến mại giữa
thương nhân có nhu cầu khuyến mại và thương nhân kinh doanh dịch vụ
- Cách thức xúc tiến thương mại: Là dành cho khách hàng những lợi ích nhất
định. Tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể mà thương nhân dành cho khách
hàng có thể là quà tặng, hàng mẫu dùng thử, mua hàng giảm giá…hay là lợi ích

phi vật chất khác. Khách hàng được khuyến mại có thể là người tiêu dùng cũng
có thể là các trung gian phân phối
- Mục đích của khuyến mại là xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ.
Để thực hiện mục đích này, các đợt khuyến mại có thể hướng tới mục tiêu lôi kéo
hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ của khách hàng, giới thiệu một sản phẩm mới,
kích thích trung gian phân phối chú ý đến hàng hóa của doanh nghiệp, tăng lượng
hàng đặt mua… thông qua đó tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường
hàng hóa, dịch vụ.
Pháp luật thương mại quy định thuiwng nhân được thực hiện các hình thức
khuyến mại: Hàng mẫu; Tặng quà; Giảm giá; Bán hàng, cung ứng dịch vụ có
kèm phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, phiếu dự thi; Tổ chức các sự kiện
thu hút khách hàng và các hình thức khác được Nhà nước chấp thuận.
Các hình thức này được quy định cụ thể trong Luật thương mại năm 2005
(từ điều 88 đến Điều 101)và được hướng dẫn khá chi tiết trong các văn bản
hướng dẫn thi hành Nghị định 37/2006/ NĐ – CP của Chính phủ ngày 4/4/2006
Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
Căn cứ quy định tại Nghị định 37/2006/NĐ-CP, ngày 04/04/2006 của Chính
phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại, việc
thực hiện khuyến mại được thực hiện theo quy định sau đây:
2. Nguyên tắc thực hiện khuyến mại

PHAN THỊ AN TRANG – LỚP N09.TL2- NHÓM 02

3


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI MODULE 2

- Chương trình khuyến mại phải được thực hiện hợp pháp, trung thực, công
khai, minh bạch và không được xâm hại đến lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng,
của các thương nhân, tổ chức hay cá nhân khác,
- Không được phân biệt đối xử giữa các khách hàng tham gia chương trình
khuyến mại trong cùng một chương trình khuyến mại.
- Chương trình khuyến mại phải bảo đảm những điều kiện thuận lợi cho
khách hàng trúng thưởng nhận giải thưởng và có nghĩa vụ giải quyết rõ ràng,
nhanh chóng các khiếu nại liên quan đến chương trình khuyến mại (nếu có).
- Thương nhân thực hiện khuyến mại có trách nhiệm bảo đảm về chất lượng
hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại.
- Không được lợi dụng lòng tin và sự thiếu hiểu biết, thiếu kinh nghiệm của
khách hàng để thực hiện khuyến mại nhằm phục vụ cho mục đích riêng của bất kỳ
thương nhân, tổ chức hay cá nhân nào.
- Việc thực hiện khuyến mại không được tạo ra sự so sánh trực tiếp hàng
hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tổ chức hay cá
nhân khác nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh.
- Không được dùng thuốc chữa bệnh cho người (kể cả các loại thuốc đã
được phép lưu thông) để khuyến mại.
3. Hạn mức và mức giảm đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại
- Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ
được khuyến mại không được vượt quá 50% giá trị của đơn vị hàng hóa, dịch vụ
được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng
các hình thức quy định tại các Điều 7, 8, 11, 12,13 Nghị định 37/2006/NĐ-CP.

PHAN THỊ AN TRANG – LỚP N09.TL2- NHÓM 02

4


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI MODULE 2

- Tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại mà thương nhân
thực hiện trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá
trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng hình
thức quy định tại Điều 7 Nghị định 37/2006/NĐ-CP.
-Mức giảm tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được
vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.
II. HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI BẰNG HÀNG MẪU
1. Khái niệm và đặc điểm
Hàng mẫu là hình thức khuyến mại, theo đó, thương nhận đưa hàng mẫu,
cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng sử dụng không phải trả tiền. Hàng mẫu cần
được sử dụng khi thương nhân cần giới thiệu một sản phẩm mới hay sản phẩm đã
cải tiến, do vậy, hàng hóa được đưa cho khách hàng dùng thử là hàng hóa đang bán
hay sẽ được bán trên thị trường.
Hàng hóa chính là sản phẩm cần được tăng sức mua thông qua hoạt động
khuyến mại. Khuyến mại bằng hàng mẫu có nghĩa là thương nhân tạo điều kiện
cho khách hàng được sử dụng sản phẩm miễn phí và phải là chính sản phẩm nằm
trong chiến dịch xúc tiến thương mại của thương nhân. Hình thức này thường được
áp dụng để tăng cầu đối với những sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường
hay khi xâm nhập vào thị trường mới nơi người tiêu dùng chưa biết tới chúng
hay còn tiêu thụ một cách dè dặt. Đối với các loại dịch vụ thương mại thì cung
cấp dịch vụ lần đầu miễn phí cũng có thể là cách hiểu của hình thức hàng hóa mẫu
theo nghĩa rộng.
Hàng mẫu được phân phát phổ biến bằng các hình thức như: gửi qua đường
bưu điện; phân phát tận nhà; phát tại địa điểm bán hay có thể kết hợp trưng bày,
chứng minh sản phẩm trong cửa hàng; kẹp vào bao bì của sản phẩm khác; hoặc
PHAN THỊ AN TRANG – LỚP N09.TL2- NHÓM 02

5


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI MODULE 2

đính kèm mẫu quảng cáo trên báo hay tạp chí. Theo như thủ thuật xúc tiến thương
mại, hàng mẫu thường có khối lượng nhỏ hơn khối lượng thông thường của sản
phẩm được bán trên thị trường. Điều này đối với khách hàng tiêu dùng, có ý nghĩa
tốt và giảm rủi ro mua một sản phẩm mà từ trước đến lúc mua chưa được biết đến.
Đối với thương nhân, đó là một cách phân phối mẫu tiết kiệm tối đa khoản tiền
phải bỏ ra.
2. Quy định của Pháp luật
Nếu như Luật thương mại năm 1997 chỉ quy định khuyến mại thông qua
việc đưa hàng mẫu cho khách hành dùng thử không phải trả tiền thì đến Luật
thương mại năm 2005, các nhà làm luật đã kịp thời bổ sung thêm hành vi cung ứng
dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền. Bản chất của hàng mẫu là
thương nhân để cho khách hàng dùng thử để kiểm nghiệm chất lượng ưu việt của
sản phẩm đó so với chất lượng của các sản phẩm cùng loại khác đang được phân
phối và sử dụng. Hàng mẫu, dịch vụ mẫu không kèm với việc mua hàng ở thời
điểm nhận quà hay nhận dịch vụ mẫu mà thương nhân muốn hướng tới sự chú ý
của khách hàng trong tương lai, vì vậy, pháp luật đã đặt ra những quy định cụ thể
đối với hình thức khuyến mại này như sau:
a. Điều kiện đối với hàng mẫu
Luật thương mại 2005 quy định hàng mẫu đưa cho khách hàng, dịch vụ mẫu
cung ứng cho khách hàng dùng thử phải là hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh hợp
pháp mà thương nhân đang hay sẽ bán, cung ứng ra thị trường. Hàng hóa, dịch vụ
hợp pháp là hàng hóa dịch vụ không rơi vào trường hợp các hàng hóa, dịch vụ cầm
kinh doanh và hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh được liệt kê trong Danh mục
hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh ban hành kèm theo Nghị định 59/2006/NĐCP ngày 12/6/2006. Chẳng hạn như dùng pháo nổ, sử dụng các đồ chơi điện tử có
hại cho sức khỏe của trẻ em làm hàng mẫu cho một chương trình khuyến mại.
PHAN THỊ AN TRANG – LỚP N09.TL2- NHÓM 02

6


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI MODULE 2

Đối với hàng hóa, dịch vụ mẫu thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kinh
doanh có điều kiện thì thương nhân chỉ được phép sử dụng để làm hàng mẫu, dịch
vụ mẫu trong chương trình khuyến mại khi có các điều kiện liên quan theo quy
định của pháp luật.
b. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân
Thương nhân được tự do lựa chọn thời gian, địa điểm khuyến mại, cách
thức tổ chức phân phát hàng hóa, cung ứng dịch vụ mẫu, có thể tự mình hay thuê
thương nhân khác thực hiện chương trình khuyến mại đồng thời phải thực hiện các
nghĩa vụ cơ bản như: thực hiện chương trình một cách trung thực, công khai và
minh bạch; đảm bảo cho khách hàng khi nhận hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu
không phải thanh toán bất kỳ khoản phí nào. Mọi hoạt động liên quan đến việc
phát tặng hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu cho khách hàng phải tuân theo quy
định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định Chính phủ số 37/2006/NĐ-CP quy định chi tiết
Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
Khi thực hiện khuyến mại bằng hình thức hàng mẫu, thương nhân được tự di
lựa chọn thời gian, địa điểm khuyến mại, cách thức tổ chức phân phát hàng hóa
mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu, có thể tự mình thực hiện hay thuê thương nhân khác
thực hiện chương trình khuyến mại đồng thời cũng có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa
vụ cơ bản khi thực hiện chương trinhg khuyến mại như: thực hiện chương trình
khuyến mại một cách trung thực, công khai và minh bạch; đảm bảo cho khách
hàng khi nhận hàng mẫu, dịch vụ mẫu không phải thực hiện bất kì nghĩa vụ thanh
toán nào, đúng với ý nghĩa tự nhiên của nó – đó là phát hàng mẫu, cung ứng dịch
vụ mẫu miễn phí, đem lại lợi ích hữu dụng cho khách hàng nhận khuyến mại. Cách
thức khuyến mại bằng hàng mẫu không nhất thiết phải gắn liền với hành vi mua
bán của khách hàng và không bị hạn chế về số lượng, giá trị hàng mẫu, thời gian
phát quà tặng hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu cho khách hàng nhưng khi thực
PHAN THỊ AN TRANG – LỚP N09.TL2- NHÓM 02

7


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI MODULE 2

hiện chương trình khuyến mại theo hình thức đưa hàng mẫu cung ứng dịch vụ mẫu
thương nhân phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng mẫu, dịch vụ mẫu và
phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng
mẫu, dịch vụ mẫu theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 37/2006/NĐ-CP
quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mai.
Phải thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến chương trình
khuyến mại ( tên hoạt động khuyến mại, thời gian khuyến mại, địa bàn khuyến
mại, điều kiện khuyến mại, nội dung cụ thể của các điều kiện nếu có… nếu không
thực hiện thông báo hay thực hiện không đầy đủ có thể bị xử phạt hành chính
diemr a khoản 2 Điều 29 Nghị định 06/2008/NĐ-CP. Những quy định này góp
phần siết chặt các hoạt đông khuyến mại vào khuôn khổ pháp luật, đòi hỏi sự
nghiêm túc, trung thực của các thương nhân khi thực hiện khuyến mại, ngăn ngừa
các hành vi gian lận và bảo vẹ lợi ích chính đáng của đông đảo người tiêu dùng.
c. Trình tự thủ tục thực hiện
Khoản 1 Điều 92 LTM 2005 quy định: “ Đưa hàng hóa mẫu, cung ứng dịch vụ
mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền”. Thông thường, hàng mẫu được sử
dụng khi thương nhân cần giới thiệu một sản phẩm mới hay sản phẩm cải tiến hay
một dịch vụ mới . Cụ thể là hàng mẫu đưa cho khách hàng, dịch vụ mẫu cung ứng cho
khách hàng dùng thử phải là hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh hợp pháp mà thương
nhân đang bán hay sẽ bán, cung ứng trên thị trường. Khi nhận hàng mẫu, dịch vụ
mẫu khách hàng không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ thanh toán nào.
Thương nhân thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức đưa hàng mẫu,
dịch vụ mẫu phải chịu trách nhiệm về chất lượng của hàng mẫu, dịch vụ mẫu và phải
thông báo cho khách hàng đầy đủ thông tin liên quan đến việc sử dụng hàng mẫu, dịch
vụ mẫu ( Điều 7, Nghị định số 37/2006/NĐ-CP).
Bên cạnh đó, thương nhân thực hiện các hình thức khuyến mại là đưa hàng
mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để khách hàng dùng thử không phải trả tiền và giảm giá
PHAN THỊ AN TRANG – LỚP N09.TL2- NHÓM 02

8


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI MODULE 2

sản phẩm thì phải gửi thông báo bằng văn bản về chương trình khuyến mại đến Sở
Công thương nơi tổ chức khuyến mại chậm nhất 7 ngày làm việc trước khi thực hiện
khuyến mại. Nội dung thông báo về chương trình khuyến mại bao gồm: Tên chương
trình khuyến mại; địa bàn thực hiện khuyến mại; địa điểm bán hàng thuộc chương
trình khuyến mại; hình thức khuyến mại; hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại và hàng
hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại; thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc chương trình
khuyến mại; khách hàng của chương trình khuyến mại; cơ cấu giải thưởng và tổng giá
trị giải thưởng của chương trình khuyến mại. ( Điều 15 Nghị định 37/2006/NĐ-CP).
3. Ưu, nhược điểm của hình thức khuyến mại bằng hàng mẫu
Mục đích chính của hình thức này là nhằm thăm do thị trường, tìm hiểu thị
trường người tiêu dùng và thói quen của người tiêu dùng đối với sản phẩm, dịch vụ
đó. Áp dụng hình thức này, sản phẩm mới đến tay khách hàng nhanh hơn, thương hiệu
sản phẩm được biết đến nhiều hơn. Qua dùng thử, nhà sản xuất có thể nắm được tâm
lý, nhu cầu của người tiêu dùng, qua đó định ra được kế hoạch sản xuất phù hợp.
Tuy nhiên, do hàng mẫu là miễn phí nên khi áp dụng hình thức này thương
nhân sẽ tốn kém chi phí, đồng thời có thể gây tác dụng ngược do tâm lý một số người
tiêu dùng cho rằng hàng mẫu khuyến mại sẽ là hàng không tốt.Ngoài ra, các thương
nhân thường chỉ sử dụng hình thức này để xúc tiến thương mại khi các hình thức
khuyến mại khác không đạt hiệu quả vì chi phí cho hoạt động này là rất lớn, chủ yếu
là do chi phí giá trị của bản thân sản phẩm trong mẫu hàng, chi phí đóng gói và chi phí
phân phát cao. Nhưng mặt khác đây lại là một hình thức khuyến mại tốt nhất, gây ấn
tượng mạnh, đánh trúng vào tâm lý khách hàng vì sự quảng cáo tốt nhất cho một sản
phẩm chính là sản phẩm và một khi sản phẩm đã được công nhận, nó sẽ mở đường
cho thương nhân tiến hành chiến dịch tiêu thụ rộng rãi.
Hàng mẫu, dịch vụ mẫu để đưa cho khách hàng dùng thử không phải trả tiền
phải là hàng hóa đang hay sẽ được bán trên thị trường hay dịch vụ đang hay sắp
được cung ứng trên thị trường. Việc này giúp các thương nhân thăm dò nhu cầu, thị
PHAN THỊ AN TRANG – LỚP N09.TL2- NHÓM 02

9


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI MODULE 2

hiếu của người tiêu dùng bằng cách kết hợp các chiến dịch phát hàng mẫu cùng với
hoạt động xem xét phản hồi của người tiêu dùng để có được sự cải tiến về chất lượng
sản phẩm kịp thời trước khi phân phối một cách chính thức và rộng rãi trên thị trường.
Hàng mẫu được nhà sản xuất tổ chức phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng giúp
họ trực tiếp tiếp cận và sử dụng sản phẩm, và tự họ sẽ đưa ra những đánh giá, so sánh
nhất định đối với những sản phẩm cùng loại về công dụng và đặc điểm cũng như mẫu
mã của nó hay cũng có thể phát tận tay tời khách hàng của thương hiệu cạnh tranh
nhằm thuyết phục họ dùng thử để so sánh với những sản phẩm mà họ vẫn quen sử
dụng. Vì vậy, cho dù là được sử dụng như một loại vũ khí phòng ngự hay tấn công,
hàng mẫu đều rất hiệu quả trong việc lưu giữ khách hàng cũ và kéo theo những khách
hàng mới.
Hình thức phân phối hàng mẫu chỉ đạt hiệu quả tốt khi được áp dụng trong các
trường hợp như: tính ưu việt của sản phẩm so với các đối thủ canh tranh có thể được
chứng minh dễ dàng thông qua việc dùng thử với những đặc điểm dễ thấy hay dễ so
sánh (như mỹ phẩm); sản phẩm được sử dụng và mua thường xuyên (như xà phòng,
bột giặt, dầu gội đầu); tiềm năng thị trường lớn và doanh nghiệp có khả năng tạo được
lợi thế nhờ lợi ích cốt lõi của sản phẩm khó truyền đạt thông qua quảng cáo. Ví dụ:
Công ty sản xuất dầu gội đầu trước khi tung sản phẩm ra thị trường người tiêu dùng
thì họ đã thực hiện nhiều đợt phát những gói dầu gội đầu miễn phí nhằm làm cho
người tiêu dùng biết đến sản phẩm cũng như thưởng thức luôn để đánh giá về chất
lượng của sản phẩm.

III. PHÂN BIỆT HÌNH THỨC KHUYẾN MẠI: HÀNG MẪU VÀ TẶNG
QUÀ
Hàng mẫu và tặng quà là hai trong số nhiều hình thức khuyến mại được ghi
nhận trong Luật Thương mại 2005 và nhiều văn bản liên quan. Việc phân biệt hai
hình thức này giúp thương nhân có kế hoạch triển khai sản xuất hàng hóa, dịch vụ
PHAN THỊ AN TRANG – LỚP N09.TL2- NHÓM 02

10


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI MODULE 2

tốt hơn, từ đó mang lại nhiều lợi nhuận cho thương nhân đồng thời cũng giúp
thương nhân chủ động trong các trình tự, thủ tục khuyến mại.
Một trong những tiêu chí quan trọng để phân biệt Hàng mẫu và Tặng quà là
quy định về hàng hóa, dịch vụ để khuyến mại. Đối với hàng mẫu mà thương nhân
cho khách hàng dùng thử thì đó phải là hàng hóa, dịch vụ được kinh doanh hợp
pháp mà thương nhân đang hay sẽ bán, cung ứng ra thị trường. Trong khi đó, với
hình thức khuyến mại tặng quà, thương nhân không những được quyền sử dụng
hàng hóa, dịch vụ của mình mà còn có thể là hàng hóa, dịch vụ của thương nhân
khác làm quà tặng cho khách hàng. Ví dụ, Công ty sữa Namyang của Hàn Quốc
khi vào thị trường Việt nam đã đưa ra một chương trình khuyến mại hấp dẫn dành
cho khách hàng như: mua 1 hộp sữa sẽ được tặng một con thú thông minh, mua 4
hộp được tặng ba lô đi học cho trẻ hay xoong quấy bột, với khách hàng mua 12
hộp được tặng ba lô khổ to hay đàn organ đồ chơi; máy ép trái cây; máy xay sinh
tố. Ở đây, Namyang đã sử dụng hàng hóa của thương nhân khác để làm quà tặng
cho khách hàng khi mua sản phẩm sữa của mình.
Trường hợp thương nhân dùng hàng hóa dịch vụ do mình kinh doanh để
khuyến mại sẽ không có tiêu chí cụ thể để phân biệt 2 hình thức này.
Cách thức khuyến mại bằng hàng mẫu không nhất thiết phải gắn liền với
hành vi mua bán của khách hàng và không bị hạn chế về số lượng, giá trị hàng
mẫu, thời gian phát quà tặng hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu cho khách hàng.
Nhân viên của doanh nghiệp có thể phát hàng mẫu ở bất kỳ địa điểm nào mà đông
người qua lại; người tiêu dùng không phải có hành vi mua bán nào mới được nhận
hàng mẫu. Tặng quà thường được áp dụng đối với khách hàng có hành vi mua
hàng hóa hay sử dụng dịch vụ của thương nhân. Ví dụ, mua một chiếc bếp gas,
tặng một bộ nồi. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cũngng có thể không gắn với
PHAN THỊ AN TRANG – LỚP N09.TL2- NHÓM 02

11


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI MODULE 2

hành vi mua bán hàng hóa sử dụng dịch vụ ( tổ chức phát tặng quà miễn phí nhân
dịp lễ tết, khai trương…).
Về mục đích khuyến mại: Hình thức hàng mẫu thường được thương nhân áp
dụng để giới thiệu với người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ của minh, định hướng
hành vi mua bán của họ sau khi kiểm nghiệm chất lượng của hàng mẫu, tăng cầu
đối với những sản phẩm lần đầu tiên xuất hiện trên thị trường hay khi xâm nhập
vào thị trường mới nơi người tiêu dùng chưa biết tới chúng hay còn tiêu thụ một
cách dè dặt.
Khác với điều này, mục đích của hình thức tặng quà là dùng giá trị của quà
tặng để thu hút khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ của thương nhân, tăng thêm số
lượng hàng hóa bán ra, , lôi kéo khách hàng đang sử dụng sản phẩm, dịch vụ của
thương hiệu cạnh tranh chuyển sang dùng sản phẩm, dịch vụ của mình. Bởi vì với
cùng loại hàng hóa có chất lượng tương đương, khách hàng sẽ có tâm lý muốn
chọn mua hàng hóa đang được khuyến mại, khách hàng vì quà tặng mà mua hàng.
Hình thức khuyến mại này có tác dụng tạo nên sức hấp dẫn của người mua khi
giữa các sản phẩm cạnh tranh trên thị trường không có sự khác biệt đáng kể; xây
dựng cảm tình với khách hàng. Ngoài ra với việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ của
thương nhân khác làm quà tặng còn có cơ hội quảng cáo, giới thiệu về hàng hóa ,
dịch vụ của nhau, tăng mối quan hệ hợp tác giữa các thương nhân. Chính vì vậy,
pháp luật chỉ nên quy định việc tặng quà kèm theo việc mua bán hàng hóa, sử dụng
dịch vụ.
Về hạn mức khuyến mại: Theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định 37/2006/NĐ-CP,
Tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại mà thương nhân thực hiện
trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của
hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng hình thức
hàng mẫu. Do đó, khi khuyến mại bằng hình thức hàng mẫu, thương nhân không
PHAN THỊ AN TRANG – LỚP N09.TL2- NHÓM 02

12


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI MODULE 2

phải thực hiện bất kì quy định nào về hạn mức khuyến mại. Còn đối với hình thức
tặng quà, thương nhân phải thực hiện quy định về hạn mức tối đa giá trị hàng hóa
dùng để khuyến mại.

IV. BẤT CẬP VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN VỀ HÌNH THỨC
KHUYẾN MẠI BẰNG HÀNG MẪU
Trên thực tế việc áp dụng hình thức khuyến mại bằng hàng mẫu còn có
nhiều sự nhầm lẫn. Nhiều thương nhân đã lợi dụng nhưng ranh giới mong manh
giữa các hình thức hàng mẫu và tặng quà để thực hiện khuyến mại bất hợp pháp.
Tồn tại một vấn đề: Nếu thương nhân dùng hàng hóa, dịch vụ mà mình được kinh
doanh hợp pháp để phát tặng không thu tiền của khách hàng, không kèm theo hành
vi mua bán thì khi nào là hình thức hàng mẫu, khi nào là hình thức tặng quà?
Tháng 6-2006, tại Trung tâm thương mại Big C (Hà Nội), Công ty TNHH
nước giải khát Coca Cola tổ chức phát tặng, uống tại chỗ số lượng lớn chai coca
cola loại 300ml cho mọi đối tượng khách hàng. Đó là hình thức “tặng quà” hay
“hàng mẫu”? Nếu là “hàng mẫu”, thương nhân không phải thực hiện bất cứ quy
định nào về hạn mức khuyến mại, nếu là “tặng quà”, thì phải thực hiện quy định tại
khoản 2 Điều 5 Nghị định số 37/2006/NĐ-CP ngày 04-4-2006 về hạn mức tối đa
giá trị hàng hóa dùng để khuyến mại( tổng trong một chương trình khuyến mại
không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại).
Về vấn đề này, như đã phân tích, mục đích của thương nhân khi đưa hàng
mẫu cho khách hàng là muốn giới thiệu với họ về hàng hóa, dịch vụ của mình.
Khác với điều này, mục đích của hình thức tặng quà là dùng giá trị của quà tặng để
thu hút khách hàng mua hàng hóa, dịch vụ của thương nhân. Chính vì vậy, pháp
luật chỉ nên quy định việc tặng quà kèm theo việc mua bán hàng hóa, sử dụng dịch
PHAN THỊ AN TRANG – LỚP N09.TL2- NHÓM 02

13


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ MÔN LUẬT THƯƠNG MẠI MODULE 2

vụ. Còn lại, các trường hợp đưa hàng hóa cho khách hàng không thu tiền sẽ được
coi là hình thức hàng mẫu.
Thực tế hiện nay cho thấy các thương nhân khi sử dụng hình thức khuyến
mại này thường gặp phải một số khó khăn, đó là: phát hàng mẫu ở đâu? Việc phát
hàng mẫu phải được tiến hành như thế nào? Luật thương mại 2005 và các văn bản
hướng dẫn thi hành chưa có quy định cụ thể những vấn đề này nên khi các thương
nhân tiến hành hoạt động phát hàng mẫu họ không biết bắt đầu từ đâu để có thể
đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Trong việc phân phát hàng mẫu, nhiều việc
tổ chức phân phát đến tận tay người tiêu dùng, nhiều hoạt động lừa đảo hay cung
cấp các sản phẩm kém chất lượng đã được sử dụng thông qua hình thức này. Do
đó, pháp luật cấn có thêm những quy định rõ ràng hơn trong việc tổ chức phát hàng
mẫu,cung ứng dịch vụ mẫu để vừa đảm bảo cho hoạt động khuyến mại phục vụ
cho mục đích kinh doanh của các thương nhân vừa đảm bảo cho quyền lợi của
khách hàng.

KẾT LUẬN
Từ thực tiễn hoạt động khuyến mại, việc áp dụng các quy định về hình thức
khuyến mại đã nảy sinh những bất cập, thể hiện tính hạn chế của một số điều luật
hiện hành, cụ thể là quy định về hàng mẫu và tặng quà.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top