daigai

Well-Known Member
Tải miễn phí bài luận văn


Phần I : Tình hình nền kinh tế vĩ mô và tình hình ngành may mặc Việt Nam năm 2010
I. Tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam năm 2010
Năm 2010 là một năm đáng nhớ đối với nền kinh tế Việt Nam, đan xen giữa những thành công trong điều kiện khó khăn là những vấn đề bộc lộ đòi hỏi phải giải quyết
1. Tăng trưởng GDP
Trong điều kiện kinh tế toàn cầu hậu khủng hoảng phục hồi chậm, nhưng kinh tế Việt Nam đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bước phục hồi và tăng trưởng khá nhanh. GDP quý I tăng 5,84%; quý II tăng 6,44%; quý III tăng 7,18% và quý IV tăng 7,34% . Tính chung cả năm, GDP tăng 6,78%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra (6,5%), vẫn thuộc nhóm có mức tăng trưởng khá cao trong khu vực và trên thế giới, trong đó, tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm trước. Trong 6,78% tăng chung của nềnkinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,78%, đóng góp 0,47 điểm phần trăm; công nghiệp xây dựng tăng 7,7%, đóng góp 3,20 điểm phần trăm; dịch vụ tăng 7,52%, đóng góp 3,11 điểm phần trăm. Với kết quả này, GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 1160 USD
Sản xuất công nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ cột khi tiếp tục duy trì mức tăng trưởng cao trong nhiều tháng liên tiếp. Riêng tháng 12, đạt tốc độ ngang với mức trước khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới (16,2%. Cả năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 794.200 tỉ đồng, tăng 14% và vượt kế hoạch năm (12%). Đặc biệt, cơ cấu sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỉ trọng lớn nhất (gần 90%) và giảm dần công nghiệp khai thác tài nguyên.
2. Hoạt động ngân hàng
Chính sách tiền tệ đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng và kiểm soát lạm phát, bảo đảm được các mục tiêu đề ra từ đầu năm: đến 31/12/2010, tổng phương tiện thanh toán tăng 25,3% so với cuối năm 2009; huy động vốn tăng 27,2%; tín dụng tăng 29,81%, trong đó tín dụng VND tăng 25,3%; tín dụng ngoại tệ tăng 49,3%.
Thị trường ngoại tệ, thị trường vàng đã dần ổn định, nguồn cung ngoại tệ được cải thiện đáng kể (đến ngày 31/12/2010, tỉ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng tăng 5,52% và tỉ giá mua bán của các ngân hàng thương mại tăng 5,53%). Giá vàng trong nước diễn biến tương đối sát với giá vàng thế giới, chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới đã được thu hẹp.
3. Tăng trưởng xuất nhập khẩu
Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 71,6 tỉ USD, tăng 25,5% so với năm 2009, vượt xa kế hoạch Quốc hội đề ra là 60 tỉ USD (tăng trên 6%) cũng như mức đỉnh 62,7 tỉ USD năm 2008. Cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm nay có sự thay đổi ở một số nhóm hàng hóa so với năm trước, trong đó, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 42,8% lên 46%; nhóm hàng công nghiệp năng và khoáng sản giảm từ 29,4% xuống 27,2%; nhóm hàng thủy sản giảm từ 7,4% xuống 6,9%; vàng và các sản phẩm vàng từ 4,6% xuống 4%. Đặc biệt, Việt Nam đã có 18 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, tăng 6 mặt hàng so với năm 2009. Lần đầu tiên, dệt may đạt trên 11 tỉ USD, đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu trong 26 mặt hàng chính. Thủy sản, da giày đã vượt dầu thô “soán ngôi” top 3 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất.
Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 84 tỷ USD, tùng 20,1% so với năm trước. Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng cao, bao gồm xăng dầu, tăng 225,2%; lúa mì tăng 70,4%; kim loại thường khác tăng 57,7%; nguyên phụ liệu dệt may, giầy dép tăng 36%; chất dẻo tăng 33,9%; điện tử máy tính và linh kiện tăng 30,7%; vải tùng 27,2%...
Nhờ kiểm soát chặt nhập khẩu và thành tích của xuất khẩu nên nhập siêu hàng hóa cả năm khoảng 12,4 tỉ USD, bằng 17,3% kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn mức 20% của kế hoạch và thấp hơn khá nhiều so với mức 22,5% của năm trước.
4. Thu hút vốn FDI
Do vẫn còn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, thu hút FDI đạt 18,6 tỉ USD, giảm 19,5% so với mức 23,1 tỉ USD của năm 2009, không đạt mục tiêu thu hút 22 - 25 tỉ USD trong năm2010. Điểm sáng nhất trong thu hút FDI năm nay là chỉ tiêu giải ngân, đạt 11 tỉ USD, tăng 10% so với năm trước và chỉ cách kỉ lục của năm 2008 là 500 triệu USD; nhóm ngành sản phẩm chế biến vươn lên dẫn đầu khi có tới 4,37 tỉ USD đăng kí và giúp số dự án nhóm này tăng gần gấp rưỡi. Đây được đánh giá là tín hiệu tốt đối với nềnkinh tế trong việc thu hẹp thâm hụt thương mại trong tương lai.


II. Tình hình ngành dệt may 2010
Ngành dệt may hiện là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam và có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm. Sản phẩm Dệt may của Việt Nam đã thiết lập được vị thế trên các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản. Tuy nhiên, hình thức sản xuất chủ yếu của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn theo hợp đồng gia công, nguồn nguyên liệu tuân theo chỉ định của chủ hàng và phụ thuộc lớn vào nhập khẩu hạn chế cơ hội cải thiện lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành.

Năm 2010, Ngành Dệt May Việt Nam (DMVN) đạt kim ngạch xuất khẩu 11,2 tỉ USD, tăng 21,7% so với năm 2009. Sau 10 năm xuất khẩu một cách chính qui, DMVN đã đứng trong top 8 nước có qui mô xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới.

Theo số liệu của Trung tâm thương mại thế giới, Việt Nam đứng trong danh sáchTOP 10 các nước có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới về hàng Dệt may trong giai đoạn 2007-2009 và đứng ở vị trí thứ 7 trong năm 2010 với thị phần xuất khẩu gần 3%, sau Trung Quốc (thị phần 36.6%), Bangladesh (4,32%), Đức (5,03%), Italy(5%), Ấn Độ (3,9%) và Thổ Nhĩ Kỳ (3,7%).
Bảng 1 - Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (2007-10/2011)
Nguồn: GSO, HBBS
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010
% Tổng kim ngach xuất khẩu của Việt Nam 16.02% 14.50% 16.02 15.60%
Kim ngạch xuất khẩu dệt may (triệu USD) 7750 9120 9066 11175
Tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước theo giá hiên thời 17.68% -0.59% 23.26%

Tính theo giá hiện thời, kim ngạch xuất khẩu ngành Dệt may Việt Nam tăng trưởng mạnh trong năm 2008 (gần 18%). Tuy nhiên, đến năm 2009, dưới ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kim ngạch xuất khẩu Dệt may của Việt Nam giảm nhẹ (gần 0,6%) so với năm 2008 xuống còn 9.066 triệu USD. Theo UNCTAD, sự sụt giảm này có thể do các nhà sản xuất giảm giá hàng bán để khuyến khích người mua trong điều kiện nhu cầu tiêu thụ sụt giảm và do người mua chuyển sang sử dụng các sản phẩm rẻ tiền hơn để cắt giảm chi tiêu trong tình hình kinh tế khó khăn. Trong năm 2010, giá trị xuất khẩu Dệt may của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trở lại với tốc độ tăng trên 20% (năm 2010) do các đơn hàng gia công được chuyển dần từ Trung Quốc sang Việt Nam, đồng thời, Việt Nam đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới như Đài Loan, Hàn Quốc, các nước ASEAN.
Tuy nhiên, một trong những khó khăn lớn nhất đối với dệt may Việt Nam là giá nguyên liệu đầu vào còn cao khi ngành còn phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu, phụ liệu nhập khẩu và khả năng đàm phán tăng giá đầu ra hạn chế. Theo thống kê, sản xuất bông tại Việt Nam chỉ đáp ứng được khoảng 2 - 3% nhu cầu xơ bông của ngành sợi (yêu cầu 400.000 tấn/năm). Do vậy, để phục vụ cho ngành kéo sợi, các doanh nghiệp trong nước phải nhập khẩu tới 90% nguyên liệu. Điều này có nghĩa rằng, ngành dệt may Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu nhập. Vì thế, giá nguyên liệu đầu vào tăng, sẽ tác động rất lớn và trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Những khó khăn về điều kiện khí hậu cũng như diện tích, địa lý... đang là những trở ngại cho việc mở rộng diện tích vùng trồng bông của nước ta. Nếu được tạo điều kiện tối đa từ phía Nhà nước và chính quyền địa phương, ngành bông của ta cũng chỉ đáp ứng được 10%. Nói như vậy, rõ ràng ngành bông sợi trong nước đang rơi vào tình thế không thể tự bảo đảm được nguồn nguyên liệu. Điều đó đồng nghĩa với việc, ngành dệt may sẽ tiếp tục phải chịu chi phí đầu vào cực cao để đạt được những kết quả như đang có.

Nhưng bên cạnh đó, ngành dệt may là một trong những ngành kinh tế liên quan tới xuất nhập khẩu nên có xu hướng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ hơn từ tỷ giá, tình hình kinh tế thế giới so với các ngành khác. Tại thời điểm 2010, khi mà khủng hoảng kinh tế thế giới bắt nguồn từ Mỹ đã bắt đầu suy giảm, các nên kinh tế như Mỹ, Nhật, EU có dấu hiệu phục hồi cũng đã đem lại cơ hội cho ngành dệt may trong hoạt động xuất khẩu. Đồng thời, ngành dệt may Việt nam đã bắt đầu có sự thay đổi và sáng tạo rõ nét trong khâu thiết kế và quảng cáo nhằm tiếp cận thị trường trong và ngoài nước cũng như đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng ngày càng khắt khe của người tiêu dùng nội địa và quốc tế.
Không chỉ vậy, theo Hiệp định thương mại ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) ký kết ký kết năm 2004, thuế nhập khẩu hàng hóa giữa các nước ASEAN và Trung Quốc sẽ giảm 90%, bắt đầu thực hiện từ năm 2005 đối với 6 thành viên đầu tiên của ASEAN. Việt Nam gia nhập ASEAN muộn hơn, do đó, cam kết cắt giảm thuế này sẽ được thực hiện từ năm 2015. Hiện nay, Việt Nam đang từng bước cắt giảm thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm Dệt may của Trung Quốc. khi đó ngành Dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt với mức độ cạnh tranh gay gắt hơn từ các sản phẩm của Trung Quốc.

Ngoài ra, hàng Dệt may Việt Nam đang chủ yếu dựa vào lợi thế nhân công giá rẻ.nhưng tới năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của Việt nam đạt 1160 USD/ người- theo đó, Việt Nam không còn là một nước cùng kiệt nữa nên với mức thu nhập thấp của nhân công Dệt may Việt Nam hiện nay thì có thể nói lợi thế này của ngành Dệt may Việt Nam thực chất là một gánh nặng lớn về mặt xã hội. Vì thế, khi mức thu nhập của người Việt Nam được nâng lên thì lợi thế so sánh này của Việt Nam có thể sẽ không còn, đặc biệt với xu hướng ngày càng sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến và lao động có tay nghề cao.

Quan trọng hơn thế, khi tham gia vào thị trường quốc tế, Việt Nam phải đáp ứng những yêu cầu khá khắt khe về chất lượng nguyên liệu đầu vào, những quy định kỹ thuật chặt chẽ của những thị trường này nhằm bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường như Quy định sử dụng hoá chất (Reach) có hiệu lực từ năm 2009 vẫn tiếp tục là rào cản công nghệ cho các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam trong điều kiện vốn hạn hẹp và trình độ công nghệ hạn chế.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:


Nhớ thank mình
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top