Download miễn phí Chuyên đề Phân tích thống kê thực trạng lao động tại Công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội giai đoạn 2004 -2008 và giải pháp trong thời gian tới 2010 – 2012
MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương 1: Một số vấn đề chung về nghiên cứu thống kê lao động và đặc điểm lao động của công ty 3
1.1.Tổng quan về lao động nói chung 3
1.1.1.Khái niệm lao động, phân loại lao động 3
1.1.1.1.Khái niệm lao động trong danh sách của doanh nghiệp công nghiệp 3
1.1.1.2Phân loại lao động 3
1.1.1.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới lao động 4
1.1.2. Những vấn đề chung về năng suất lao động ( NSLĐ ) 6
1.1.2.1. Khái niệm năng suất và mức năng suất lao động. 6
1.1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới NSLĐ. 6
1.1.3. Một số vấn đề về thu nhập và tiền lương của người lao động. 7
1.1.3.1 Các khái niệm về thu nhập và tiền lương của người lao động. 7
1.1.3.2 Các nguồn hình thành thu nhập của người lao động: 7
1.2 Một số phương pháp thống kê lao động 7
1.2.1 Hệ thống chỉ tiêu thống kê lao động. 7
1.2.1.1 Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh số lượng lao động 7
1.2.1.2 Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh thời gian lao động 9
1.2.1.3 Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh NSLĐ 11
1.2.1.4. Nhóm chỉ tiêu thống kê phản ánh tiền lương lao động 12
1.2.2. Một số phương pháp phân tích thống kê 14
1.3 Đặc điểm lao động tại công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội 17
1.3.1 Đặc điểm hoạt động của công ty. 17
1.3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty vân tải hành khách Đường sắt Hà Nội 17
1.3.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội 18
1.3.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội 22
1.3.1.4. Những kết quả đạt được của công ty 25
Chương 2: Phân tích thống kê tình hình lao động của công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội 28
2.1. Đặc điểm nguồn tài liệu dùng vào phân tích 28
2.2 Phân tích số lượng lao động 28
2.2.1 Phân tích qui mô và biến động qui mô lao động: 28
2.2.2 Phân tích kết cấu lao động của công ty 30
2.2.3 Phân tích biến động thời vụ của lao động công ty 34
2.2.4 Phân tích sự ảnh hưởng của lao động tới lợi nhuận của công ty 36
2.3 Phân tích NSLĐ của công ty vận tải hành khách ĐSHN 37
2.4 Phân tích thù lao lao động của công ty 43
2.4.1 Phân tích thống kê tiền lương của lao động. 43
2.4.2 Phân tích thu nhập của lao động 45
Chương 3: Kiến nghị và giải pháp 51
3.1. Đánh giá chung về lao động của công ty vận tải hành khách ĐSHN. 51
3.2. Kiến nghị 51
3.3. Giải pháp 51
Kết luận 52
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-02-07-chuyen_de_phan_tich_thong_ke_thuc_trang_lao_dong_tai_cong_ty_Ze99qEQ82L.png /tai-lieu/chuyen-de-phan-tich-thong-ke-thuc-trang-lao-dong-tai-cong-ty-van-tai-hanh-khach-duong-sat-ha-noi-giai-doan-2004-2008-va-91230/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Đặc điểm vận dụng: dùng phương pháp này để xây dựng mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ giữa lao động và doanh thu, hay giữa NSLĐ và doanh thu để đánh giá được mức độ chặt chẽ của các mối liên hệ để từ đó có các chính sách, giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng lao động và đem lại lợi ích lớn.
Phương pháp phân tích dãy số thời gian.
Là phương pháp cho phép nhận thức các đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian.
Đặc điểm vận dụng: dùng các chỉ tiêu lượng tăng ( hay giảm) tuyệt đối, tốc độ tăng, tốc độ phát triển,để phân tích đặc điểm biến động của số lao động và NSLĐ. Từ đó, cho biết quy luật biến động và mức độ biến động của hiện tượng.
Phương pháp chỉ số
Là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu.
Đặc điểm vận dụng: dùng để phân tích mối liên hệ giữa NSLĐ với kết quả sản xuất kinh doanh,giữa thu nhập với NSLĐ,phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thu nhập của lao động trong công ty.
MH1: lợi nhuận của công ty do ảnh hưởng của 2 nhân tố :
- Tỷ suất lợi nhuận tính trên 1 lao động
- Số lao động bq
RL1RL0L1L0=RL1RL0L1L1×RL0RL0L1L0
MH2: Doanh thu của công ty do ảnh hưởng của 2 nhân tố :
NSLĐ bq 1 lao động
Số lao động bq
wL1WL2L1L0 =WL1wL0L1L1×WL0WLoL1L0
MH3 : Doanh thu của công ty do ảnh hưởng của 3 nhân tố:
NSLĐ bq 1 ngày – người
Số ngày làm việc thực tế bq 1 lao động
Số lao động bq
WNN1WNNoN1N0L1L0= WNN1WNN0N1N1L1L1×WNN0WNN0N1N0L1L1×WNN0WNN0N0NoL1L0
MH4: Quỹ phân phối lần đầu của lao động do ảnh hưởng của 2 nhân tố :
Thu nhập bq 1 lao động
Số lao động bq
VL1VL0L1L0=VL1VL0L1L1×VLoVL0L1L0
MH 5: Quỹ phân phối lần đầu do ảnh hưởng của 3 nhân tố :
Thu nhập bq một ngày làm việc
Số ngày làm việc thực tế của 1 lao động
Số lao động bq
VNN1VNN0N1N0L1L0=VNN1VNN0N1N1L1L1×VNN0VNN0N1N0L1L1×VNN0VNN0N0N0L1L0
MH6 : Doanh thu do ảnh hưởng của 3 nhân tố :
Hiệu năng sử dụng quỹ phân phối lần đầu của lao động
Thu nhập bình quân 1 lao động
Số lao động bình quân
HV1HV0VL1VL0L1L0=HV1HV0VL1VL1L1L1×HV0HV0VL1VL0L1L1×HV0HV0VL0VL0L1L0
Phương pháp đồ thị
Là phương pháp mà chúng ta biểu diễn các số liệu thống kê trên hình vẽ, biểu đồ để qua đó tìm được mối quan hệ giữa các tiêu thức.
Đặc điểm vận dụng : dùng để biểu thị mối quan hệ giữa NSLĐ với doanh thu, biểu thị mối quan hệ so sánh số lao động giữa các năm,
Đường cong Loren
Là đường thể hiện sự bất bình đẳng trong thu nhập.
Đặc điểm vận dụng : Phân tích tình hình phân phối thu nhập của công ty vận tải hành khách ĐSHN để từ đó thấy được thu nhập của lao động có được bình đẳng hay không. Từ đó có các chính sách phù hợp hơn để nâng cao và cải thiện đời sống của người lao động.
Đặc điểm lao động tại công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội
Đặc điểm hoạt động của công ty.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty vân tải hành khách Đường sắt Hà Nội
Do yêu cầu phải đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp, thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 34/2003/QĐ-TTg ngày 4/3/2003 về việc ” Thành lập Tổng công ty đường sắt Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Liên hiệp Đường sắt Việt Nam hiện nay”.Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là tổng công ty Nhà nước hoạt động kinh doanh và thực hiện nhiệm vụ quản lý,khai thác, bảo trì hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt do nhà nước giao, có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn do Tổng công ty quản lý, có con dấu, có tài sản và các quỹ tập trung , được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và tại các ngân hàng trong nước,ngoài nước theo quy định của pháp luật, được tổ chức và hoạt động theo điều lệ Tổng công ty. Tổng công ty có các đơn vị thành viên được hình thành theo sáu khối: khối vận tải, khối hạ tầng, khối xây lắp, khối công nghiệp, khối dịch vụ vật tư, khối trường học. Trong đó, tổ chức khối vận tải đường sắt có sự thay đổi về cơ bản.
Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội được thành lập theo quyết định số 03/ĐS-TCCB-LĐ ngày 7/7/2003 của Tổng công ty đường sắt Việt Nam trên cơ sở tiền thân là Xí nghiệp liên hợp vận tải đường sắt khu vực I.
Xí nghiệp liên hợp vận tải đường sắt khu vực I được thành lập ngày 9/2/1989 theo quyết định số 366/QĐ-TCCB-LĐ của bộ giao thông vận tải. Trải qua 15 năm hình thành và phát triển, xí nghiệp liên hợp vận tải đường sắt khu vực I đã có nhiều đóng góp trong công tác vận chuyển hàng hoá và hành khách, trở thành đơn vị có uy tín trong ngành đường sắt nói riêng và ngành giao thông vận tải nói chung.Tuy nhiên trước những khó khăn của nền kinh tế thị trường, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của hành khách cả về số lượng và chất lượng phục vụ và để chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật cho quá trình hội nhập với đường sắt các nước trong khu vực cũng như quốc tế, mô hình xí nghiệp vận tải liên hợp vận tải đường sắt không còn phù hợp nữa. Trước tình hình đó ngày 7/7/2003 Hội đồng quản trị Tổng công ty đường sắt Việt Nam đã ban hành quyết định số 03/ĐS-TCCB-LĐ về việc thành lập công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội. Ngày 1/10/2003 công ty chính thức đi vào hoạt động.
Cơ cấu tổ chức của công ty vận tải hành khách Đường sắt Hà Nội
Công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội là một trong ba công ty vận tải hành khách được hình thành từ việc sắp xếp lại các xí nghiệp liên hợp vận tải đường sắt I, II ,III. Công ty là doanh nghiệp hoạch toán phụ thuộc, trực thuộc Tổng công ty đường sắt Vịêt Nam, lấy kinh doanh vận tải hành khách làm nòng cốt. Mô hình tổ chức của công ty như sau:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG SẮT HÀ NỘI
TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC
Hệ thống chính trị Đảng, công đoàn, TN
ĐMTX,KTNV-VT, ATVT, QLBVĐT, BVANQP.
Các phòng TCCB-LĐ, TCKT-KT,KHĐT,HTQT-PTTT,TKMT,TH
Các XN đầu máy:
Hà Nội
Đà Nẵng
Các XN toa xe:
Vận dụng toa xe khách Hà Nội
Sửa chữa toa xe Hà Nội.
Các ga cấp I trực thuộc c.ty:
Hà Nội, Huế
Các ga cấp 1 trực thuộc xí nghiệp VT Đồng Hới, Vinh.
Các XNVTĐS:
Yên Lào. Vĩnh Phú, Hà Lạng, Hà Hải, Hà Ninh, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, QTTT, Hải Vân.
Theo mô hình này bộ máy quản lý của công ty bao gồm:
Ban lãnh đạo công ty.
Các phong ban tham mưu và các đơn vị.
Các xí nghiệp thành viên.
Trong đó:
Ban lãnh đạo của công ty gồm có:
Tổng giám đốc:là người đứng đầu , phụ trách chung chỉ mọi hoạt động của toàn công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Tổng công ty đường sắt Việt Nam về kết quả kinh doanh của công ty.
Các phó tổng giám đốc: Là những người giúp việc, tham mưu cho Tổng giám đốc trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Bí thư Đảng uỷ công ty: chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Đảng bộ, vận dụng các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, của cấp trên xây dựng và đề ra chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ điều hành sản xuất vận tải, công tác xây dựng Đảng và tổ chức đoàn thể quần chúng, thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng trong toàn công ty thông qua các văn phòng, các ban chuyên trách của Đảng uỷ công ty.
Chủ tịch công đoàn công ty: có trách nhiệm cùng tổng giám đốc quản lý lao động, giám sát chế độ, chính sách của người lao động, công tác xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động,Cùng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động trong toàn công ty thông qua phòng công đoàn công ty và các ban chuyên trách của Công đoàn công ty.
Các phong ban tham mưu:
1.Phòng Kế hoach- Đầu tư
2. Phòng Tài chính-Kế toán - Kiểm thu
3. Phòng Tổ chức cán bộ - Lao động
4. Phòng Kỹ thuật – Nghiệp vụ vận tải
5.Phòng Đầu máy –Toa xe
6. Phòng Hợp tác quốc tế - Phát triển thị trường
7. Phòng An toàn vận tải
8. Phòng Quản lý bán vé điện toán
9. Phòng Thống kê máy tính
10. Phòng Bảo vệ an ninh quốc phòng
11. Phòng Tổng hợp
Mỗi phòng ban thực hiện nhiệm vụ theo chức năng tham mưu cho Tổng giám đốc trong từng hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, các nội dung công tác, hướng dẫn sản xuất và các hoạt động khác ngoài dây chuyền sản xuất chính. Phục vụ đắc lực cho công tác kinh doanh của công ty. Các phong ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đảm bảo cho quá trình chỉ đạo sản xuất kinh doanh được tiến hành nhịp nhàng, có hiệu quả và không bị chồng chéo.
Các xí nghiệp thành viên:
Công ty có 18 đơn vị thành viên trực thuộc có quan hệ gắn bó với nhau về lợi ích, tài chính, công nghệ, thông tin, tiếp thị, hoạt động trong công ty nhằm tăng cường khả năng chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị , thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Tổng công ty giao và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Các đơn vị, các xí nghiệp thành viên đều có chức năng, nhiệm vụ riêng. Bộ máy quản lý được xây dựng như mô hình tổ chức của công ty. Lãnh đạo các đơn vị, các xí nghiệp thành viên là Giám đốc, Trưởng ga hoạt động theo chế độ thủ trưởng, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, công tác xã hội trước Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam,Tổng giám đốc công ty vận tải hành khách đường sắt Hà Nội và trước pháp luật.
DANH SÁCH CÁC ĐƠN ...