guitar83vn
New Member
Download miễn phí Đề tài Phân tích thực trạng việc làm của người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
Lời nói đầu: 1
Phần 1: Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động. 2
1.Khái niệm việc làm và phân loại việc làm. 2
2.Nội dung tạo việc làm cho người lao động. 5
3.Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm. 7
4.Sự cần thiết tạo việc làm cho người lao động. 11
Phần 2: Phân tích thực trạng tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 14
I.Những đặc điểm cơ bản ảnh hưởng đến việc làm ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 14
1.Đặc điểm tự nhiên. 14
2.Đặc điểm kinh tế xã hội. 15
II.Phân tích thực trạng việc làm của người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 20
1.Quy mô và tỷ lệ lao động có việc làm qua các năm ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 20
2.Cơ cấu và phân bố việc làm qua các năm của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.22
3.Những yếu tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 31
Phần 3: Giải pháp và kiến nghị về việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 42
I.Mục tiêu việc làm trong những năm tới của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. .42
II.Giải pháp và kiến nghị về việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 44
1.Giải pháp tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.44
1.1.Phát triển kinh tế xã hội để tạo việc làm và giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động xã hội 44
1.2.Nhóm giải pháp hỗ trợ. 45
1.3.Các giải pháp kiểm soát việc thực hiện chỉ tiêu tạo việc làm. 47
1.4.Giải pháp đối với lãnh đạo và tổ chức thực hiện. 48
2.Một số kiến nghị tạo việc làm cho người lao động ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. 48
2.1.Hoàn thiện công tác đào tạo nghề. 48
2.2.Công tác quản lý, sử dụng lao động đối với các ngành nghề truyền thống. 51
Kết luận 55
Tài liệu tham khảo: 56
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-01-de_tai_phan_tich_thuc_trang_viec_lam_cua_nguoi_lao_dong_o_hu.GP9dVmWk5Q.swf /tai-lieu/de-tai-phan-tich-thuc-trang-viec-lam-cua-nguoi-lao-dong-o-huyen-truc-ninh-tinh-nam-dinh-78547/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
1. Quy mô và tỷ lệ lao động có việc làm qua các năm ở huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Là một huyện đông dân, với mật độ dân số thuộc hàng cao, huyện Trực Ninh có tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động đạt 54,4 %, hàng năm huyện có khoảng 1000 người bước vào độ tuổi lao động. Tuy nhiên, số lao động có việc làm chiếm tỷ lệ chưa cao so với tổng số lao động trên địa bàn huyện.
Bảng 3: Quy mô và tỷ lệ lao động có việc làm qua các năm của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2003
2004
2005
2006
1. Tổng số lao động (1).
+ Số lao động có việc làm.
+ % so với (1).
2. Số lao động được giải quyết việc làm mới.
Người
Người
%
Người
113.743
99.662
87,62
2.950
114.573
100.236
87,49
3250
115.047
100.844
87,65
3750
115.368
101.125
87,65
4035
115.780
101.486
87,65
4256
(Nguồn: Báo cáo kết quả giải quyết việc làm của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định)
Qua bảng số liệu trên có thể nói nguồn lao động của huyện là rất dồi dào, số lao động hàng năm có tăng lên nhưng số lao động của huyện cũng khá ổn định. Cụ thể: năm 2002 số lao của huyện là 113.743 người đến năm 2006 con số này là 115.780 người, tức là bình quân mỗi năm số lao động tăng lên khoảng 500 lao động. Điều này là do số lao động này chịu ảnh hưởng lớn bởi tỷ lệ người hàng năm bước vào độ tuổi lao động mà điều này lại phụ thuộc vào mức sinh của 15 năm trước.
Theo đặc điểm chung của lao động cả nước với nguồn lao động dồi dào nhưng lại lãng phí trong sử dụng sức lao động do số việc làm được tạo ra hàng năm chưa cao. Số lao động có việc làm so với tổng số lao động chiếm tỷ lệ chưa cao.Năm 2002, số lao động có việc làm là 99.662 người (chiếm 87,62% tổng số lao động) đến năm 2006 số lao động có việc làm là 101.486 người (chiếm 87,65% tổng số lao động), tức là sau 5 năm số lao động có việc làm chỉ tăng lên được 1.824 người. Điều này là không tương xứng với số việc làm mới được tạo ra hàng năm. Cụ thể: năm 2002 số lao động được giải quyết việc làm mới là 2.950 người, con số này hàng năm tăng khoảng 1000 người; năm 2006 số việc làm mới được tạo ra lên đến 4256 người. Sự bất tương xứng này là do số việc làm được tạo ra hàng năm tuy nhiều nhưng lại thiếu tính chắc chắn, hay là những việc làm ngắn hạn, việc làm không được duy trì lâu dài.
Số lao động có việc làm chiếm tỷ lệ chưa cao so với tổng số lao động (khoảng 88%) và tỷ lệ này thay đổi không đáng kể, thậm chí là không đổi qua các năm 2004 đến 2006 là 87,65%. Do số lao động có việc làm tăng chậm và tăng tương ứng với tổng số lao động nên dẫn đến số tương đối gần như không đổi.
Số chỗ việc làm mới tăng dần qua các năm, tăng nhiều nhất là năm 2003-2004 (chênh lệch 500 chỗ việc làm) do bắt đầu từ năm 2004 huyện tập trung phát huy triệt để các dự án giải quyết việc làm cho người lao động. Đó là dự án cho vay vốn đối với các tổ chức sản xuất kinh doanh và hộ gia đình để phát triển sản xuất kinh doanh và chương trình xóa đói giảm cùng kiệt với việc hỗ trợ về vốn, tư liệu sản xuất. Năm 2004, Ngân hàng chính sách xã hội huyện Trực Ninh đã giải ngân cho vay vốn xóa đói giảm cùng kiệt được trên 8 tỷ đồng với trên 3000 lượt hộ cùng kiệt tạo thêm được hàng nghìn chỗ việc làm mới. Ngoài ra huyện thực hiện dự án hướng dẫn người cùng kiệt cách làm ăn và khuyến nông.
2. Cơ cấu và phân bố việc làm qua các năm của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Việc làm qua các năm phân theo thành phần kinh tế của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Trực Ninh là một huyện mà lao động chủ yếu trong ngành nông nghiệp, chủ yếu lao động làm việc trong khu vực ngoài nhà nước. Những năm gần đây do huyện chú trọng phát triển nông nghiệp thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển đa dạng nhiều thành phần – từ đó giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ ngày càng được nâng cao. Mà chủ yếu những ngành này thuộc thành phần kinh tế khu vực ngoài nhà nước nên lao động thuộc thành phần kinh tế này tăng lên đáng kể. Bảng 4 thể hiện rõ hơn thực trạng việc làm của lao động huyện theo thành phần kinh tế.
Bảng 4: Quy mô và cơ cấu lao động có việc làm qua các năm chia theo thành phần kinh tế của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2002
2003
2004
2005
2006
1. Số lao động có việc làm (1)
2.Lao động làm việc trong khu vực Nhà nước
+ % so với (1)
3. Lao động làm việc trong khu vực ngoài Nhà nước
+ % so với (1)
Người
Người
%
Người
%
99.662
3.299
3,3
96.363
96,7
100.236
3.705
3,7
96.531
96,3
100.844
3.746
3,7
97.098
96,3
101.125
3.706
3,7
97.419
96,3
101.486
3.714
3,7
97.772
96,3
(Nguồn: Báo cáo kết quả giải quyết việc làm của huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định)
Số liệu cho thấy về quy mô hầu hết số lao động làm việc trong các thành phần kinh tế đều tăng. Tuy nhiên, xét về tỷ lệ thì sự tăng giảm này là khác nhau. Cụ thể, số lao động làm việc trong thành phần kinh tế khu vực trong nhà nước năm 2002 là 3.299 người (3,3% so với tổng số lao động có việc làm), từ các năm 2003 đến 2006 số lao động làm việc trong khu vực này tăng lên nhưng không đáng kể (giữ ở mức khá ổn định khoảng 3.700 người – tỷ lệ không đổi ở mức 3,7%). Nguyên nhân là do cơ hội việc làm không nhiều trong khu vực kinh tế nhà nước, đặc biệt là khi quy định mới cho độ tuổi hưu của người lao động.
Đối với thành phần kinh tế ngoài nhà nước, hàng năm số lao động làm việc trong khu vực này không ngừng tăng lên. Cụ thể năm 2002 số lao động làm việc trong khu vực này là 96.363 người đến năm 2006 số lao động làm việc trong khu vực này là 97.772 người. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực này so với tổng số lao động có việc làm cũng ổn định và không đổi trong bốn năm từ 2003 đến 2006 là 96,3%. Nguyên nhân là do hầu hết các công ty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện đều hoạt động dưới dạng tư nhân, nhỏ lẻ vì thế chủ yếu lao động được thu hút vào khu vực này. Đó là các cơ sở sản xuất gỗ (ở Trung Lao – xã Trung Đông), mây tre đan (ở An Mỹ - xã Trung Đông), dệt (ở Cự Trữ - xã Phương Định), ươm tơ (ở Cổ Chất – xã Phương Định)… Nhìn chung, số lao động được tạo việc làm ở khu vực ngoài nhà nước là chủ yếu chiếm đến 96% tổng số người có việc làm. Tuy nhiên vấn đề nảy sinh là bảo hiểm và vấn đề an toàn trong lao động, họ thường chịu thiệt thòi. Do đó huyện cần có biện pháp quản lý chặt chẽ vấn đề quyền lợi cho người lao động. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước chủ yếu là những cơ sở sản xuất của các làng nghề thủ công mỹ nghệ nhưng đầu ra cho các sản phẩm ở khu vực này còn khó khăn do đó việc làm không được đảm bảo và ổn định lâu dài. Ngoài ra khu vực này không đòi hỏi khắt khe về người lao động, thu hút được nhiều đối tượng lao động là người già, ngoài trẻ - người ngoài tuổi lao động.
Như vậy, nhìn chung trong hai khu vực thì khu vực kinh tế ngoài nhà nước thu hút nhiều lao động hơn. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước ngày càng thu hút nhiều lao động vào làm việc...