tctuvan

New Member
Tham khảo thêm

Ý nghĩa nhan đề “Thuốc” Lỗ Tấn



Dàn ý


1- Tác giả Lỗ Tấn.

- Lỗ Tấn ( 1881-1936 ) tên thật là Chu Thụ Nhân, quê ở phủ Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Năm 13 tuổi, chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh mà chết vì không có thuốc, Lỗ Tấn ôm ấp nguyện vọng học nghề thuốc, để chữa bệnh cho những người cùng kiệt như cha mình.

- Tuổi trẻ Lỗ Tấn nhiều lần đổi nghề để tìm con đường cống hiến cho dân tộc: nghề hàng hải, khai mỏ rồi chuyển sang nghề y. Đang học nghành y ở Nhật, một lần xem phim ông thấy những người Trung Quốc khoẻ mạnh hớn hở đi xem quân Nhật chém một người Trung Quốc chống Nhật. Ông giật mình nhận ra rằng: Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ để phanh phui căn bệnh tinh thần của quốc dân, lưu ý mọi người tìm cách chạy chữa. Con đường gian nan chọn nghề của Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn của lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại vừa nói lên tâm huyết của Lỗ Tấn với dân tộc.

- Lỗ Tấn là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc đầu thế kỉ XX: “Trước Lỗ Tấn , chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn, có vô vàn Lỗ Tấn” (Quách Mạc Nhược ). Ông được tôn vinh là linh hồn dân tộc. Ông chuyên vạch trần những thói hư tật xấu của nhân dân để mọi người tìm cách chạy chữa, tự phấn đấu vươn lên, tự cường dân tộc. Tác phẩm chính của Lỗ Tấn là AQ chính truyện, Cố hương…

2- Tác phẩm:

a-Hoàn cảnh ra đời: Truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ Tứ ( Phong trào đấu tranh đòi tự do dân chủ của học sinh, sinh viên Bắc Kinh ) bùng nổ.

b-Tóm tắt tác phẩm:
Một đêm mùa thu gần về sáng, Lão Hoa đem số tiền vợ chồng dành dụm được ra pháp trường, gặp đao phủ mua một cái bánh tẩm máu tử tù về cho thằng Thuyên ,con trai lão ăn để chữa bệnh lao. (Mua thuốc, uống thuốc )(người kể chuyện là lão Hoa)

Trời sáng, quán trà của vợ chồng lão Hoa đông khách dần , mọi người bàn tán về cái chết của tử tù. Tử tù là Hạ Du, một người cách mạng bị xử chém vì chống Nhật. Mọi người cho Hạ Du là thằng điên, thằng khốn nạn và khen Cụ Ba là khôn vì đã tố cáo cháu mình để lấy tiền thưởng. Họ cũng cho vợ chồng lão Hoa là may vì tìm được máu để tẩm bánh bao làm thuốc (bàn về thuốc). (người kể chuyện biết tuốt)

Tiết thanh minh vào mùa xuân năm sau, bà Hoa đi thăm mộ con ( thằng Thuyên vẫn chết vì bệnh lao dù đã ăn bánh bao tẩm máu người). Bà gặp bà mẹ của Hạ Du. Mẹ Hạ Du lúc đầu còn ngại ngùng, nhưng sau đó bà Hoa đã bước qua ranh giới phân chia khu nghĩa địa dành cho dành cho người cùng kiệt sang khu dành cho ngưòi chết chém để an ủi mẹ Hạ Du. Cả hai bà mẹ đều hết sức kinh ngạc khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa (hậu quả của thuốc). (người kể chuyện là bà Hoa)

II – Phân tích :

1-Ý nghĩa nhan đề “Thuốc” và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người:
Nhan đề thiên truyện là Thuốc (nguyên văn là Dược). Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho thằng Thuyên ăn để chữa bệnh lao. Nhan đề này có nhiều nghĩa.

-Tầng nghĩa thứ nhất của Thuốc là nghĩa tường minh, chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người. Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu tương tự như hai vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố Lỗ Tấn để chữa bệnh phù thủng là rễ cây mía đã kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực, con cái dẫn đến cái chết của ông cụ.

-Tầng nghĩa thứ hai của Thuốc là nghĩa hàm ẩn, đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần: căn bệnh gia trưởng, căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc. Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó. Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác. Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc, không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.

-Tầng nghĩa thứ ba của Thuốc, của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ. Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân. Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc, là thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước, cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng.

Tóm lại: Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”.

2- Các nhân vật:

a-Hình ảnh đám đông quần chúng:

-Buổi sáng sớm, ở pháp trường, lão Hoa đi mua bánh bao tẩm máu tử tù về chữa bệnh cho con thì bị một đám đông xô đẩy nhau ào ào, chen bật lão suýt ngã. Đó là những người đi xem hành hình nhà cách mạng Hạ Du. Đám đông này khiến ta liên tưởng đến đám đông đi xem hành hình một người Trung Quốc chống Nhật khiến Lỗ Tấn đi đến quyết định: Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân.

-Khi trời sáng hẳn, ở quán trà đã đông khách của lão Hoa, Cậu Năm Gù, Cả Khang ,người râu hoa râm… cùng bàn tán về cái chết của Hạ Du với thái độ miệt thị. Họ cho anh là cái “thằng khốn nạn”, “hắn điên thật rồi”. Và họ cho rằng trong cái chết của Hạ Du có hai người gặp may. May nhất là Cụ Ba nhờ tố cáo cháu mình nên được thưởng một số tiền lớn mà gia đình khỏi bị liên luỵ, còn lão Hoa thì có máu Hạ Du để chấm bánh bao làm thuốc chữa bệnh cho thằng Thuyên.

Tóm lại, qua hai sự việc trên, và bằng ngôn ngữ của người kể chuyện, ta thấy đám đông quần chúng thật là mê muội. Sự hiểu biết và thái độ của họ về những vấn đề của đất nước, về bệnh tật, về cuộc đời còn quá hạn chế. Nói như Lỗ Tấn thì họ đang “ngủ quên trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ. Phải làm thế nào đó để thức tỉnh họ. Ta cũng thấy nhân vật Hạ Du là một người yêu nước nhưng anh cũng thật cô đơn.

b-Nhân vật Hạ Du:

Nhân vật Hạ Du không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm mà được giới thiệu thông qua các nhân vật khác và qua thái độ của người kể chuyện.
Hạ Du là một người yêu nước, một nhà cách mạng tiên phong, dũng cảm xả thân vì nghĩa lớn.

Nhưng anh rất cô đơn, không ai hiểu anh kể cả mẹ anh. Anh đã đổ máu vì quần chúng thế mà họ lại lấy máu anh để tẩm bánh bao chữa bệnh lao.

Hạ Du chính là hình ảnh tượng trưng của cuộc cách mạng Tân Hợi, một cuộc cách mạng góp phần đánh đổ chế độ phong kiến Trung Quốc nhưng lại xa rời quần chúng nên thất bại. Qua hình tượng Hạ Du, Lỗ Tấn muốn bày tỏ lòng kính trọng với cuộc cách mạng này.

3-Cảnh hai bà mẹ đi thăm mộ con:

-Thời gian nghệ thuật của truyện tiến triển từ mùa thu Hạ Du bị hành hình đến mùa xuân trong tiết thanh minh năm sau lúc hai bà mẹ đi thăm mộ con. Cái chết của hai người con cũng như chiếc lá rời cành để tích nhựa cho một mùa xuân hi vọng. Thời gian nghệ thuật đã thể hiện mạch suy tư lạc quan của tác giả.

-Nghĩa địa của làng mộ dày khít như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ, có một con đường mòn ở giữa chia làm hai: Nghĩa địa người chết chém phía bên trái nghĩa địa người cùng kiệt phía bên phải. Con đường mòn là biểu tượng cho một tập quán xấu đã trở thành thói quen. Hai bà mẹ đã bước qua con đường mòn để đến gặp nhau vì đồng cảm ở tình thương con sâu sắc.

-Cả hai bà mẹ cùng rất kinh ngạc khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa: “hoa trắng hoa hồng nằm khoanh trên nấm mộ khum khum”. Bà mẹ Hạ Du cứ lẩm bẩm câu hỏi “Thế này là thế nào?”. Câu hỏi vừa hàm chứa sự sửng sốt, vừa ẩn giấu niềm vui vì có người đã hiểu con mình. Đồng thời đã là câu hỏi thì đòi hỏi có câu trả lời. Việc làm của Hạ Du đã khiến mọi người phải suy nghĩ một cách nghiêm túc. Với vòng hoa, Lỗ Tấn đã bày tỏ sự trân trọng và tiếc thương đối với người chiến sĩ cách mạng tiên phong.

2- Đặc sắc nghệ thuật:

-Truyện có lối viết cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng (chiếc bánh bao tẩm máu, vòng hoa, con đường mòn…)

-Cách xây dựng nhân vật cũng rất đặc biệt: không đặt nhân vật cách mạng vào vị trí chủ yếu mà đặt ở tuyến ngầm phía sau nhân vật đám đông để khắc hoạ chủ đề thức tỉnh quần chúng của truyện.

-Cách kể chuyện theo ngôi thứ ba truyền thống nhưng nhiều đoạn đã chuyển điểm nhìn trần thuật sang nhân vật làm cho truyện sinh động và giàu chất trữ tình hơn.




Bài mẫu

Bài làm
Lỗ Tấn trước theo ngành y, sau chuyến sang viết văn và tiếp tục nghiên cứu, dịch thuật văn hóa, lãnh đạo văn nghệ... Ông quan niệm viết văn bằng sức mạnh nghệ thuật thì mới có thể thức tỉnh nhân dân, giáo dục tinh thần. Vì vậy trong sáng tác, ông rất có ý thức về tính mục đích. Ồng từng nói: “Khi chọn đề tài, tui đều chọn nhũng con người bất hạnh trong xã hội bệnh tật, với mục đích lôi hết những bệnh tật của họ ra làm cho mọi người chú ý mà tìm cách chạy chữa”. Trường họp truyện ngắn Thuốc có đề cập đến việc chữa bệnh, nhưng có lẽ tư tưởng chính của nhà văn là sự ghi nhận ý chí dũng cảm và sự hi sinh đẹp đẽ của những người cách mạng.
Ớ phần một, lão Hoa đi tìm thuốc cho con. Việc mua chiếc bánh bao nhuốm máu đỏ tươi để về chữa bệnh cho con là đầu mối dẫn đến tư tưởng quan trọng nhất. Chiếc bánh bao được thấm máu của người tù bị chết chém, theo truyền miệng trong dân chúng là có thể chữa được bệnh laoẵ Sau khi lão Hoa mang bánh bao về nhà cho con trai là Thuyên giữa cảnh đông người tại quán thì nhân vật Cả Khang xuất hiện và luôn mồm nói oang oang về giá trị của thuốc - bánh bao. Bất chọt người râu hoa râm hỏi Cả Khang về một người bị chém thì trọng tâm của câu truyện bắt đầu phát triển.
Người tù bị chết chém đó là Hạ Du, con bà Tứ. Hạ Du là người có chí lớn, dũng cảm dám vuốt râu cọp. Tuy Cách mạng Tân Hợi (1911) thất bại, nhưng Lỗ Tấn vẫn khâm phục những người chân chính, hiên ngang. Bản thân nhà văn cũng có những người bạn thân, cùng đồng hương, đã tham gia cách mạng và đã bị giết rất dã man. Khi viết truyện ngắn Thuốc này, theo nhà văn, đó là những dòng tưởng nhớ tình bạn đối với Thu Cận - người bạn cách mạng đã bị giết hại. Nhân vật Hạ Du có ý ám chỉ Thu Cận.
Trước cái chết bi thảm của người cách mạng này, quần chúng đã đàm luận rất nhiều. Nhưng lời lẽ của họ lại tự đế lộ những căn bệnh phố biến bấy giờ trong xã hội. Đó là bệnh hám tiền của, tranh thủ trục lợi. Việc lão Nghĩa lấy áo của người bị tử hình, cụ Ba đem cháu ra đầu thú được thưởng hai mươi lăm lạng bạc, việc bán máu của người bị xử chém... đã chứng tỏ điều này. Đó là bệnh thiếu trí tuệ xét đoán, thiếu tinh thần dân tộc. Hạ Du là người hoạt động cách mạng cho dân tộc, nêu cao tinh cảm yêu nước, mà không được một người nhận ra. Họ còn nói nhiều điều sai trái. Những Cả Khang, nhân vật râu hoa râm, cậu Năm Gù đều là những người xem Hạ Du là người điên, là quỷ sứ, là khốn nạn... Tuy nhiên khi nói về Hạ Du, có một chi tiết giàu ý nghĩa về quan điểm và bản lĩnh của Hạ Du đã làm cho bọn họ ngơ ngác và như là không có trình độ hiếu được. Đó là Lão Nghĩa tát Hạ Du hai bạt tai (vì Hạ Du nói chuyện cách mạng vói lão) thì Hạ Du lại nói với Lão Nghĩa rằng: “Thật đáng thương hại, thật đáng thương hại!”. Đây quả là câu nói có tâm độ thật sự của một người cách mạng.
Ớ phần cuối tác phấm, thằng bé Thuyên con Lão Hoa cũng chết, chứ không thế nào sống bởi cách chữa bệnh ngu dốt, mù quáng mà cha nó đã làm. Nó được chôn ở phần nghĩa địa phía phải, phía những người cùng kiệt khố. Còn thi thể người cách mạng bị chết chém Hạ Du được ở phần nghĩa địa phía trái, phía những người chết tù, chết chém. Một buối sáng, Bà Hoa mẹ bé Thuyên, cùng bà Tứ mẹ Hạ Du đã có mặt nơi nghĩa địa để viếng mộ con. Trên mộ thằng bé Thuyên không có hoa, nhung trên mộ của Hạ Du có những cành hoa trắng xếp thành vòng tròn. Nhìn mộ con, Bà Hoa thấy lòng trống trải, có một chút gì không thỏa mãn... nhưng bà không muốn suy nghĩ thêm. Còn bà Tứ đến sát mộ con, rồi nhận thấy “Hoa không có gốc, không phải dưới đất mọc lênỊ Ai đã đến đây! Trẻ con không thế đến chơi. Bà con họ hàng nhất định là không ai đến rồi!... Thế này là thế nào?”. Rồi bà chọt hiểu, bà khóc. Đấy chính là vòng hoa cho nhũng người cách mạng. Cái chết của Hạ Du xứng đáng được kính tặng những vòng hoa tươi đẹp. Những bông hoa, những vòng hoa xinh đẹp tỏa hương, sẽ an ủi tấm lòng người mẹ, xóa tan cái thê lương, ảm đạm. Bằng chi tiết này, Lỗ Tấn đã mang lại một niềm tin, một sự lạc quan cần thiết: niềm tin vào cách mạng. Có thế có hai loại chủ đề trong truyện ngắn này, nhưng chắc chắn truyện ngắn Thuốc thể hiện suy nghĩ và tình cảm của nhà văn đối với liệt sĩ cách mạng nói chung, đối vói nhũng người bạn thân nói riêng. Máu của Hạ Du đã đố vì lí tưởng, nhưng qua kết cấu và hình tượng trong tác phấm thì máu ấy không bị quên lãng, mà sẽ thành những tràng hoa đầy lòng ngưỡng mộ của nhân dân.
Với một vấn đề có tính chất quan điếm được diễn dạt bằng ngôn ngữ văn xuôi theo một kết cấu có chủ định, có khả năng miêu tả chi tiết và các hình ảnh, hình tượng có tính khái quát, Lỗ Tấn đã truyền đạt thành công ý định nghệ thuật của mình, giáo sư Lương Duy Thứ cũng nói rất đúng: “Lỗ Tấn không quên công lao của những người cách mạng Tân Hợi. Ông vẫn khâm phục những con người cách mạng chân chính, những chiến sĩ dũng cảm hiên ngang, và ông ghi một ấn tượng tốt đẹp về họ. Hạ Du (Thuốc) là người có chí lớn, dũng cảm, dám gãi đầu hổ. Lồ Tấn không quên đặt một vòng hoa trên mộ anh. Đó là ghi nhận công lao của những người cách mạng chân chính”.
(Văn học Trung Quốc, Tập II)



Hình ảnh con đường mòn và vòng hoa trong Thuốc của Lỗ Tấn


: Tác giả còn phác họa hình ảnh con đường dẫn đến khu nghĩa địa này : có một con đường mòn ở giữa chia làm hai: Ở giữa có con đường nhỏ hẹp , cong queo, do những người hay đi tắc dẫm mãi thành đường. Nghĩa địa người chết chém phía bên trái nghĩa địa người cùng kiệt phía bên phải .Con đường mòn là biểu tượng cho một tập quán xấu đã trở thành thói quen. Là cái ranh giới tự nhiên để phân cách ngăn cách giữa những người chiến sĩ cách mạng như Hạ Du với quần chúng , như gia đình Hoa Thuyên , cả Khang ,Năm Gù ... Không chỉ sống họ mới cách biệt nhau mà cho đến khi chết họ cũng cách biệt nhau bởi con đường mòn nhỏ hẹp , cong queo ấy c. Vòng hoa trên mộ Hạ Du - Cả hai bà mẹ cùng rất kinh ngạc khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa : “hoa trắng hoa hồng nằm khoanh trên nấm mộ khum khum…

+ Việc làm của Hạ Du đã khiến mọi người phải suy nghĩ một cách nghiêm túc.Với vòng hoa, Lỗ Tấn đã bày tỏ sự trân trọng và tiếc thương đối với người chiến sĩ cách mạng tiên phong. Đồng thời cũng thể hiện sự traân trọng của ông với cuộc cách mạng Tân Hợi.

+ Rõ ràng vòng hoa trên nấm mộ Hạ Du như muốn khẳng định một chân lý lịch sử và cách mạng: Trong trạng thái mê muội, tê liệt của quần chúng thuở ấy, vẫn có người nhớ đến, tiếc thương ngưỡng mộ và quyết tâm noi gương người cách mạng tiên phong đã ngã xuống vì đại nghĩa. Vòng hoa thể hiện cho xu thế cách mạng, cho niềm lạc quan đối với tiền đồ cách mạng. Vòng hoa trong truyện “Thuốc” là một dự cảm về con đường bão táp, một tia lửa hôm nay sẽ báo hiệu một đám cháy ngày mai!

+ Vòng hoa trên mộ Hạ Du: Có thể xem vòng hoa là cực đối lập của “chiếc bánh bao tẩm máu”. Phủ định vị thuốc là bằng chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả mơ ước tìm kiếm một vị thuốc mới- chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là mọi người phải giác ngộ cách mạng, phải hiểu rõ “ý nghĩa của sự hi sinh” của những người cách mạng.

+ Nhờ chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du chủ đề tư tưởng tác phẩm mới được thể hiện trọn vẹn, nhờ đó mà không khí của truyện vốn rất u buồn tăm tối song điều mà tác giả đưa đến cho người đọc không phải là tư tưởng bi quan. d. Hình ảnh những nấm mộ như những chiếc bánh bao của người giàu trong ngày mừng thọ. Nghĩa địa này là nghĩa địa Cổ Hiên Ðình Khẩu - nơi chôn xác những người cùng kiệt như cu Thuyên và những người hoạt động Cách mạng như Hạ Du . Tác giả đã so sánh ngôi mộ ở nghĩa địa Cổ Thiên Ðình Khẩu : như những chiếc bánh bao của người giàu trong ngày mừng thọ.

Nghĩa thứ nhất đầy thương cảm: người chết nhiều ( chết vì lạc hậu u mê, tăm tối) Nghĩa thứ hai: Ðây là lối so sánh rất sâu rất đau , hàm chứa một ý nghĩa tố cáo rất gay gắt . Lối so sánh này cũng tạo nên một sự đối lập để làm nổi bật sự tham lam tàn ác của giai cấp thống trị . Những người nằm dưới những ngôi mộ này như cu Thuyên và Hạ Du đều là những người chết trẻ , chết non ,chết yểu . Vậy mà mộ của họ lại được so sánh như như những chiếc bánh bao của những kẻ giàu có , sống lâu trong ngày mừng thọ . Một đằng là chết non , chết yểu , một đằng là mừng thọ sống cao tuổi .Ðó là sự đối lập hoàn toàn . Từ đó tác giả tố cáo tội ác của giai cấp thống trị : sống phè phỡn , sống sung sướng trên xương xương máu của những người cùng kiệt và chiến sĩ cách mạng . Nghĩa thứ ba: Phê phán người dân TQ u mê về chính trị, không biết phân biệt đâu chính đâu tà. Họ đã để mộ Hạ Du chung với những kẻ chết chém vì ăn cướp. e. Thời gian nghệ thuật của truyện Tiến triển từ mùa thu Hạ Du bị hành hình đến mùa xuân trong tiết thanh minh năm sau lúc hai bà mẹ đi thăm mộ con.Cái chết của hai người con cũng như chiếc lá rời cành để tích nhựa cho một mùa xuân hi vọng.. . dự báo về một tương lai sáng sủa cho cách mạng Trung Hoa. Thời gian nghệ thuật trong truyện “Thuốc” vận động từ mùa thu đến mùa xuân, từ lúc tử tù bị chém, thằng Thuyên ho lao rồi chết đến tiết thanh minh, trên ngôi mộ Hạ Du có vòng hoa, một thằng Thuyên và những nấm mộ khác “lác đác vài nụ hoa bé tý, trăng trắng, xanh xanh”, trên cành dương liễu đã đâm ra “những mầm non bằng nửa hạt gạo”. Đó là mầm xanh của mùa xuân hy vọng, hứa hẹn một ngày mai ấm áp hơn.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích hoạt động quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện 108 năm 2012 Y dược 0
D Phân tích danh mục thuốc sử dụng tại trung tâm y tế thành phố bắc kạn năm 2016 Y dược 0
D Nghiên cứu ứng dụng cảm biến sinh học điện hóa để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật từ rau quả Nông Lâm Thủy sản 0
R Hoàn thiện công tác kế toán và phân tích tình hình sử dụng nguyên vật liệu ở nhà máy thuốc lá Thăng Long Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích việc thực hiện các tiêu chuẩn thực hành tốt GPP tại các nhà thuốc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang Y dược 0
D Phân tích thực trạng kê đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện đa khoa Thanh Hóa năm 2016 Y dược 0
D Phân tích việc thực hiện qui định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn Y dược 0
N Phân tích tình hình tiêu thụ thuốc tại một số bệnh viện giai đoạn 2006 - 2007 Luận văn Kinh tế 0
K Vận dụng phương pháp thống kê phân tích tình hình lao động và tiền lương ở Nhà máy thuốc lá Thăng Long thời kỳ 1995 - 2004 Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích hoạt động phân phối thuốc tại phòng quân y tổng cục hậu cần Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top