Download miễn phí Chuyên đề Phân tích tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2000 - 2005
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 5
PHẦN I: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH. 7
1.Quá trình xây dựng công ty xi măng Hoàng Thạch và giai đoạn đầu sản xuất (12/1976-12/1985) 7
1.1. Thi công xây dựng, lắp đặt nhà máy (12/1975-04/1980). 7
1.2. Quyết định xây dựng nhà máy và từng bước chạy thử các công đoạn (03/1980-01/1984). 8
1.3. Tổ chức sản xuất theo kế hoạch của nhà nước (1984-1985). 14
2Công ty xi măng Hoàng Thạch thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng. 17
2.1.Những năm đầu thực hiện cơ chế quản lý mới (1986-1992). 17
2.2.Tổ chức sản xuất và kinh doanh (1993-1995). 21
3.Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. 25
3.1.Khánh thành dây truyền II, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội những năm cuối thế kỷ XX (1996-2000). 25
3.2. Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, hoàn thành xuất sắc mục tiêu kinh tế-xã hội những năm đầu thế kỷ XXI (2001-2005). 30
4. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty khi Việt Nam gia nhập WTO 33
5. Chức năng và nhiệm vụ 34
6. Những đóng góp của Công ty vào phát triển kinh tế - xã hội. 35
6.1 Thu hút lao động : 35
6.2. Nộp ngân sách : 35
PHẦN II: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ VẬN DỤNG VÀO PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT XI MĂNG CỦA CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH GIAI ĐOẠN 2000-2005. 36
1.1.Sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian vào phân tích biến động của vốn. 36
1.2. Sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian vào phân tich biến động lao động cua Công ty. 38
1.3. Sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian vào phân tích biến động về sản phẩm tiêu thụ xi măng của công ty xi măng Hoàng Thạch. 39
1.4. Sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian vào phân tích biến động doanh thu của doanh nghiệp. 41
1.5. Sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian vào phân tích biến động lợi nhuận của Công ty xi măng Hoàng thạch. 43
1.6. Sử dụng phương pháp dãy số thời gian vào phân tích biến động số tiền nộp ngân sách cho nhà nước của công ty xi măng Hoàng Thạch. 45
1.7. Phân tích quan hệ giữa lợi nhuận với lao động. 47
1.8. Phân tích mối liên hệ giữa lợi nhuận và vốn lưu động. 48
1.7. Sử dụng phương pháp phân tích dãy số thời gian để so sánh đồng thời mối liên hệ giữa vốn lưu động, lao động và doanh thu của Công ty xi măng Hoàng Thạch. 48
2. Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty xi măng Hoàng Thạch. 49
2.1. Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để phân tích biến động sản lượng clanhke của Công ty. 49
2.2. Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để phân tích mối liên hệ giữa vốn lưu động với doanh thu của Công ty. 50
2.3. Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để phân tích mối liên hệ giữa số lao động và doanh thu của Công ty xi măng Hoàng Thạch. 52
2.4. Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để phân tích mối liên hệ giữa doanh thu với lợi nhuận. 54
2.5. Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để phân tích mối liên hệ giữa doanh thu và nộp ngân sách. 56
2.6. Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để phân tích mối liên hệ giữa vốn lưu động, lao động với doanh thu. 58
2.7. Sử dụng phương pháp hồi quy tương quan để phân tích mối liên hệ giữa vốn, lợi nhuận với số tiền nôp ngân sách. 60
3. Phân tích các kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các mục tiêu đã đạt được cua Công ty xi măng Hoàng Thạch giai đoạn 2000- 2005. 62
3.1. Sản lượng của Công ty từ năm 2000-2005. 62
3.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty xi măng Hoàng Thạch 63
4. Một số dự báo của Công ty xi măng Hàng Thạch. 64
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY XI MĂNG HOÀNG THẠCH. 65
1.Về biện pháp công nghệ: 65
2.Biện pháp sửa chữa đầu tư và tiết kiệm: 66
3.Công tác vật tư, phụ tùng: 67
4.Công tác tiêu thụ sản phẩm: 67
5.Công tác quản lý: 69
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-09-chuyen_de_phan_tich_tinh_hinh_hoat_dong_san_xuat.gtGtAaMxiU.swf /tai-lieu/chuyen-de-phan-tich-tinh-hinh-hoat-dong-san-xuat-kinh-doanh-cua-cong-ty-xi-mang-hoang-thach-giai-doan-2000-2005-75906/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Tiêu thụ sản phẩm phải đảm bảo về chất lượng, thời gian giao hàng. Tăng cường hơn nữa các biện pháp quản lý, không để thất thoát , các tiêu cực trong quá trình tiêu thụ xi măng.
Cần đầu tư nâng cao công tác đào tạo cho công nhân viên, bố trí lực lượng sao cho phù hợp với dây truyền sản xuất mới. Duy trì công tác an toàn cho máy móc thiết bị. Đồng thời tăng cường công tác quản lý tài chính, tổ chức phân tích các hoạt động tổ chức kinh doanh và từng bước tiến hành hoạch toán nội bộ xưởng.
Công tác an ninh, đời sống của mọi cán bộ công nhân viên phải được đảm bảo để không làm ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.
Với các biện pháp trên, Công ty đã tổ chức sản xuất và tiêu thụ được 1.238.397 tấn xi măng đạt 112% kế hoạch, vượt 182.462 tấn so với năm 1993; nộp ngân sách 344,41 tỷ đồng và đây là năm nộp ngân sách cao nhất kể từ khi thành lập Công ty.
Năm 1995, Tổng công ty xi măng Việt nam giao nhiệm vụ cho công ty sản xuất và tiêu thụ 1.125.000 tấn (co cả xi măng PC40 nhằm phục vụ cho dây truyền 2) và tiêu thụ 65.000 tấn xi măng nhập ngoại; nộp ngân sách 234,613 tỷ đồng. Trong điều kiện sản xuất vẫn còn khó khăn về vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào không ổn định; nhiều thiết bị trong dây chuyền hoạt động liên tục chưa có thời gian để sửa chữa, xi măng luôn không đáp ứng được nhu cầu nhất là vào mùa khô khi mà yêu cầu đặt ra là phải đảm bảo xi măng phục vụ cho địa bàn 7 tỉnh phía Bắc, một số tỉnh miền Trung, trong khi đó giá cả có nhiều biến động.
Qua một năm phấn đấu, Công ty xi măng Hoàng Thạch đã sản xuất và tiêu thụ xi măng đạt 1.261.182 tấn đạt 112% với kế hoạch, xi măng nhập ngoại tiêu thụ được 27.638 tấn, đạt được 43% kế hoạch; nộp ngân sách 273,66 tỷ đồng, bằng 101,7 % kế hoạch. Trong thời kỳ này ngân sách công ty chiếm 1 nửa ngân sách tỉnh Hải Dương.
Do điệu kiện cách bách cần xây dựng thêm dây chuyền để kịp thời cung ứng xi măng ra thị trường đang rất khan hiếm. Sau đề nghị của nhà máy, Liên hiệp xi măng và của bộ xây dựng, ngày 24/09/1993 Chủ tịch Hội đòng bộ trưởng Võ Văn Kiệt ký quyết định số 352/CT phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật : mở rộng Công ty xi măng Hoàng Thạch trên mặt bằng Nhà máy hiện có, tại thôn Hoàng Thạch, xã Minh Tân, Huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương.
Chuẩn bị cho việc xây dựng Công ty xi măng Hoàng Thạch, Bộ xây dựng và công ty đã tổ chức và chỉ định thầu do đồng chí Trần Văn Huynh chủ tịch hội đồng xét thầu. Thủ tướng chính phủ có Quyết định phê duyệt kết quả xét thầu, hãng F.L.Smidth thắng thầu. Ngày 27/02/1995 Bộ Xây dựng có quyết định số 28 BXD/KH-ĐT phê duyệt dây chuyền Hoàng Thạch II với tổng số dự toán 1.552.567.348.000 đồng, trong đó xây lắp trị giá 385.296.220.000 đồng, thiết bị trị giá 918.152.961.000 đồng, kiến thiết cơ bản khác 175.187.354.000 đồng. Dây chuyền II có công suất thiết kế là 1,2 triệu tấn xi măng/năm. Vậy khi hoàn thành công ty sẽ có tổng số xi măng sản xuất được khỏang 2,3 triệu tấn/năm.
Cuộc khủng hoảng kinh tế trước đó khiến chúng ta khó khăn trong việc huy động vốn để xây dựng nhà máy xi măng. Nhà máy phải huy động tới 15 nguồn vốn khác nhau để đầu tư cơ sở hạ tầng. Có những nguồn vốn chủ yếu sau : vốn vay ngoại tệ 270 tỷ đồng, vốn vay tín dụng ngân hàng 195,2 tỷ đồng, vốn khấu hao cơ bản chuyển sang 78,6 tỷ đồng, tiền bán trái phiếu 42,23 tỷ đồng, vay ngân hàng đầu tư và phát triển 198 tỷ đồng, Ngân hàng ANZ 110,56 tỷ đồng …
Đặc điểm kỹ thuật chính của các thiết bị xây dựng dây chuyền II công ty xi măng Hoàng Thạch gồm :
Máy nghiền nguyên liệu UMA công suất tiêu thụ 6000 kw, năng suất 300 tấn/h.
Máy nghiền xi măng UMA, độ mịn 3200 Blaine, công suất tiêu thụ 6.300kw, năng suất 200 tấn/h.
Máy nghiền than đứng kiểu ATOZ-KM 24, công suất tiêu thụ 750kw, năng suất 40 tấn/h.
Lò nung năng suất 3.300 tấn/ngày.
Đặc điểm về công nghệ : dây chuyền Hoàng Thạch II là dây truyền sản xuất tiên tiến, kiểu lò quay, có hệ thống tiền nung, tiêu hao năng lượng thấp, làm nguội kiểu ghi nên tăng hiệu quả làm mát, chất lượng sản phẩm tốt, khí thải ra ống khói lò nung 100mg/m3 .
Sau hơn hai năm thi công với 35 hạng mục cơ bản, khối lượng công trình, vật tư, thiết bị lắp đặt dây chuyền Hoàng Thạch II là :
Bê tông các loại : 76.976 m3 gồm : bê tông cấp ACB 68.200 m3. Bê tông cấp ES : 950 m3, bê tông cốt thép 6.607 m3, bê tông đá dăm M301 63 m3, tấm lợp các loại 87.680 m2, khai thác đá 7.820 m3.
Vật tư thực tế là : 13.590 tấn, trong đó sắt thép các loại 13.233 tấn gồm : thép tròn các loại 6.755 tấn, thép hình các loại 6.132 tấn, thép dự ứng 333 tấn, que hàn các loại 127 tấn, sơn dầu các loại 92 tấn và vật liệu khác 142 tấn.
Thiết bị chủ yếu 10.217 tấn gồm thiết bị cơ khí 8.905 tấn, thiết bị điện 734 tấn, đập đá vôi 582 tấn.
Mặc dù thời kỳ này còn gặp nhiều khó khăn về tiền lương, cơ chế chính sách, thiết bị nhập khẩu, cơ cấu đổi mới. Nhưng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn tiến triển tốt và sản lượng luôn năm sau cao hơn năm trước. Công ty còn tiến hành xây đựng thêm dây chuyền II nhằm đáp ứng tốt hơn được nhu cầu của thị trường.
Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI.
Khánh thành dây truyền II, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh thực hiện mục tiêu kinh tế-xã hội những năm cuối thế kỷ XX (1996-2000).
Sau 13 năm bước vào sản xuất và quản lý vận hành dây chuyền I sản phẩm của công ty đã có uy tín trên thị trường và có khả năng cạnh tranh với các loại xi măng trong khu vực.
Tuy vậy, Công ty cũng có những khó khăn nhất định khi dây chuyền I sau thời gian khai thác và sự dụng cũng đã xuống cấp và nhiều thiết bị lạc hậu không còn thiết bị thay thế. Dây chuyền II với công nghệ kỹ thuật mới nên chưa lường hết được những đột biến. Nguyên nhân chất lượng không đồng đều, quy hoạch khai thác nguyên liệu và mở rộng cảng xuất nhập kho…chưa được làm đồng bộ. Vật tư, phụ tùng, thiết bị ngoại nhập nhiều chủng loại không có dự trữ, khi có sự cố đột xuất rất dễ phá vỡ kế hoạch sản xuất. Từ năm 1997 trên thị trường cũng đã xuất hiện nhiều xi măng liên doanh nên công ty xi măng Hoàng Thạch bước vào cuộc cạnh tranh gay gắt mới.
Trong thời kỳ này Hoàng Thạch đã đề ra những biện pháp phấn đấu giữ vững vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân nhiều thành phần và có các biện pháp chủ yếu sau :
Từng bước thay thế, đổi mới dây chuyền I. Nâng cấp hệ thống điều khiển, cải tạo môi trường nóng, bụi , ẩm, tăng độ chính xác cho hệ thống điều khiển...