nh0cc0ndeptrai

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

• Khi buồng men hoạt động ổn định, tiến hành kiểm tra các thông số kỹ thuật của men theo đúng hướng dẫn công việc. Lưu ý đối với tráng chuông phải xả hết khí bên dưới van điều chỉnh lượng men.
• Đốc công dây chuyền thường xuyên nhắc nhở công nhân kiểm tra điều chỉnh lượng men. Nếu khi kiểm tra đột xuất lượng men lớn hơn quy định trên 1% đều bị truy phạt số men đã bị mất theo giá gốc và chi phí nghiền, thời gian tính từ đầu ca đến thời điểm kiểm tra.
• Mọi thất thoát lãng phí về men do thiếu tinh thần trách nhiệm của công nhân và Đốc công dây chuyền tráng men đều bị xử phạt và bồi thường thiệt hại theo quy định của Công ty.
1. Đổi mới hình thức cấp phát nguyên vật liệu
Một lý do cũng rất quan trọng trong việc Công ty chưa đảm bảo sử dụng nguyên vật liệu một cách hiệu quả nhất, đó là cách thức cấp phát nguyên liệu quá đơn giản. Hiện nay nhiệm vụ sản xuất của Công ty đi vào tương đối ổn định, công tác kế hoạch, điều độ sản xuất được tiến hành tương đối tốt. Tuy nhiên Công ty vẫn duy trì hình thức cấp phát nguyên vật liệu theo nhu cầu của các phân xưởng. Đây là hình thức thích hợp cho những doanh nghiệp sản xuất không ổn định, đơn chiếc hàng loạt nhỏ. Phòng vật tư chỉ nắm số lượng trong kho chứ không phải số lượng thực nguyên vật liệu còn tồn trong công ty vì các phân xưởng đều đăng ký nhận nhiều hơn nhu cầu sản xuất thực. Ngoài ra nó còn không khuyến khích được các phân xưởng quan tâm đến việc thực hiện mức hàng ngày.

Do đó để khắc phục hiện tượng này, kiến nghị Công ty chuyển sang hình thức cấp phát theo kế hoạch, hay là theo hạn mức. Theo đánh giá của cá nhân, Công ty có đủ khả năng thực hiện hình thức này một cách có hiệu quả, vì một số lý do sau:
• Chủng loại sản phẩm cùng với số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ tương đối ổn định với số lượng tương đối lớn.
• Cán bộ lập kế hoạch cũng chính là cán bộ điều độ sản xuất. Tất cả đều có trình độ đại học và kinh nghiệm làm việc. Điều này đảm bảo kế hoạch sát với thực tế không có những biến động lớn không lường trước.
• Hệ thống định mức hiện hành có tính hiện thực cao. Hơn nữa việc thay đổi hình thức cấp phát không phát sinh thêm bất cứ chi phí nào trong việc đào tạo lại đội ngũ nhân viên quản lý kho cũng như các chi phí thủ tục khác. Ngược lại, nó còn tạo điều kiện tiết kiệm chi phí vận chuyển, giảm bớt giấy tờ,...
Hình thức cấp phát này được tiến hành như sau:
• Phòng kế hoạch vật tư, phòng nguyên liệu căn cứ vào hệ thống định mức tiêu dùng nguyên vật liệu và kế hoạch tiến độ xuất từng tháng của từng chủng loại sản phẩm lập phiếu cấp phát hạn mức giao cho các phân xưởng và bộ phận kho.
• Căn cứ vào phiếu này bộ phận kho chuẩn bị cấp phát theo hạn kỳ đúng số lượng, đúng chủng loại.
• Nếu có trường hợp thiếu nguyên vật liệu sản xuất do một lý do nào đó thì các phân xưởng phải báo cáo ngay cán bộ điều độ, cán bộ vật tư của phòng kế hoạch vật tư. Một mặt phòng lệnh cho cán bộ kho cấp phát kịp thời để đảm bảo sản xuất. Mặt khác, cán bộ định mức có thể tìm hiểu ngay nguyên nhân tại sao mức tiêu hao thực tế vượt quá mức quy định. Như vậy công tác theo dõi định mức được tiến hành hiệu quả hơn.
• Trường hợp nguyên vật liệu còn thừa thì chứng tỏ phân xưởng đã có thành tích tiết kiệm. Ngoài việc khấu trừ vào phiếu hạn mức tháng sau, phòng kế hoạch vật tư có thể đánh giá công tác tiết kiệm của từng phân xưởng theo tháng, tiến hành những điều chỉnh kịp thời.


Mục lục

Trang
Lời mở đầu 3
Chương I: Tăng cường quản trị nguyên vật liệu là biện pháp cơ bản để giảm chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 4
1. Vấn đề chung về nguyên vật liệu 4
1.1. Khái niệm 4
1.2. Vai trò 5
1.3. Phân loại 6
2. Quản trị nguyên vật liệu trong doanh nghiệp 7
2.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống định mức tiêu hao NVL 7
2.2. Xây dựng kế hoạch cung ứng NVL 11
2.3. Lựa chọn người cung cấp 19
2.4. Xây dựng và quản trị hệ thống kho tàng 20
2.5. Tổ chức vận chuyển 26
3. Tăng cường quản trị NVL là biện pháp cơ bản giảm CFKD 28
3.1. ý nghĩa 28
3.2. Các phương pháp chủ yếu 29
3.3. Một số chỉ tiêu 30
Chương II: Phân tích tình hình quản trị nguyên vật liệu tại công ty gạch ốp lát Hà nội 33
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 33
2. Một số đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng tới công tác quản trị nguyên vật liệu của công ty 35
2.1. Đặc điểm sản phẩm và dây chuyền công nghệ 35
2.2. Cơ cấu tổ chức và lĩnh vực quản trị nhân sự 38
2.3. Đặc điểm về công tác tài chính 43
3. Phân tích tình hình thực tế công tác quản trị và sử dụng NVL của Công ty 45
3.1. Phân loại nguyên vật liệu của Công ty 45
3.2. Thực tế công tác quản trị NVL tại công ty 47
3.3. Tình hình sử dụng NVL tại công ty 55
3.4. Một số đánh giá về công tác quản trị NVL tại Công ty 60
3.5. Nguyên nhân của những tồn tại 61
Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác quản trị và dụng NVL 63
1. Xây dựng hệ thống hoạch định nhu cầu NVL (MRP) 63
1.1. Thực chất và yêu cầu của hoạch định nhu cầu NVL 63
1.2. Xây dựng hệ thống hoạch định nhu cầu NVL 65
1.2.1. Những yếu tố cơ bản của hệ thống MRP 65
1.2.2. Trình tự lấy kế hoạch nhu cầu NVL 66
1.3. Xây dựng kế hoạch dự trữ tối ưu 66
2. Đổi mới và hoàn thiện phương pháp xây dựng định mức 68
3. Không ngừng giảm bớt phế liệu, phế phẩm, hạ thấp định mức tiêu dùng NVL 70
3.1. Đầu tư chiều sâu vào máy móc thiết bị 70
3.2. Nâng cao hệ thống kho tàng, đảm bảo chất lượng cho NVL 71
3.3. Quản trị và nâng cao trình độ về nhân sự 72
3.4. Sử dụng NVL thay thế 74
3.5. Triệt để thu hồi và tận dụng phế phẩm tại các công đoạn 76
4. Đổi mới hình thức cấp phát nguyên vật liệu 78
Phần kết luận 80
Mục lục tham khảo 81




Lời mở đầu


Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, nhu cầu của con người càng ngày càng cao về mọi mặt. Trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, sản phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp sản xuất ra luôn phải theo kịp, phải đáp ứng được nhu cầu của con người. Với sự cạnh tranh gay gắt, khốc liệt của thị trường, các doanh nghiệp muốn đứng vững, muốn tồn tại và phát triển thì phải luôn luôn đổi mới, cải tiến hệ thống sản xuất bao gồm nhiều yếu tố kết hợp, trong đó yếu tố đầu vào là một trong những yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Là một doanh nghiệp Nhà Nước nằm trong Tổng Công ty Thuỷ Tinh và Gốm Xây Dựng, công ty Gạch ốp Lát Hà Nội cũng đang dần từng bước tự hoàn thiện mình để hoà chung với guồng quay của nền kinh tế mở, những sản phẩm mà Công ty sản xuất ra đã và đang cùng những sản phẩm từ những ngành nghề khác, xây dựng một nước Việt Nam đang trên đà công nghiệp hoá hiện đại hoá. Sản phẩm gạch ốp tường và lát nền của công ty đã dần thay thế được các sản phẩm ngoại nhập, chiếm lĩnh thị trường trong nước và từng bước thâm nhập thị trường quốc tế. Để đạt được những bước tiến ban đầu khả quan đó, công ty đã tìm tòi, hoàn thiện hệ thống quản lý của mình, trong đó công tác quản lý nguyên vật liệu đã đóng góp tích cực vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lý doanh nghiệp sau quá trình nghiên cứu các môn học về kinh tế nói chung và chuyên ngành quản trị nói riêng tại khoa Quản trị Kinh doanh tổng hợp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, trong đề tài này em xin trình bày 3 nội dung chủ yếu:
Chương I: tăng cường quản trị nguyên vật liệu là biện pháp cơ bản để giảm chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
CHƯƠNG II: Phân tích tình hình quản trị nguyên vật liệutại công ty gạch lát hà nội
Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao công tác quản trị và sử dụng nguyên vật liệu










chương I

tăng cường quản trị nguyên vật liệu là biện pháp cơ bản để giảm chi phí sản xuất trong doanh nghiệp


1. Vấn đề chung về nguyên vật liệu
1.1. Khái niệm

Nguyên vật liệu là cách gọi tắt của nguyên liệu và vật liệu. Cả nguyên liệu và vật liệu là bộ phận quan trọng chủ yếu của tư liệu sản xuất. Đối với các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Chúng là đối tượng lao động đã trải qua lao động của con người để khai thác và sản xuất ra


phần kết luận


Quá trình lao động là quá trình con người sử dụng tư liệu lao động làm thay đổi hình dáng kích thước của đối tượng lao động để tạo ra những sản phẩm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, và do đó nếu thiếu quá trình sản xuất sẽ bị gián đoạn và không tiến hành được. Nâng cao quản trị nguyên vật liệu đồng nghĩa với người tiêu dùng và có giá thành hạ.

Sau thời gian thực tập tại Công ty Gạch ốp lát Hà Nội. Em nhận thấy rằng, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về nhiều mặt nhưng Công ty luôn giữ vững được vị trí của mình trên thị trường và ngày càng phát triển. Đặc biệt là trong vài ba năm trở lại đây, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng lớn mạnh. Công ty luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra. Điều đó chứng tỏ rằng Công ty đã đề ra được các phương hướng và biện pháp kinh doanh phù hợp, hiệu quả và thực tế đã chứng minh điều đó. Mặc dù vậy Công ty phải luôn luôn phát huy những kết quả đã đạt được và có các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn nữa về nhiều mặt, trong đó công tác quản lý nguyên vật liệu đầu vào là một yếu tố quan trọng.

Trong bài viết này, mặc dù đã cố gắng nhưng vì kiến thức lý thuyết và thực tập có hạn nên những nội dung em đã trình bày còn rất nhiều hạn chế và thiếu sót, vì vậy em rất mong được sự chỉ đạo, hướng dẫn của thầy cô giáo để có thể phát huy được kiến thức vào thực tế được tốt hơn.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top