Download miễn phí Đồ án Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam – Việt Nam Airlines
MỤC LỤC.
Lời nói đầu.
CHƯƠNG 1: Những vấn đề lý luận chung về vốn lưu động của doanh nghiệp.
I. Khái quát chung về vốn của doanh nghiệp.
II. Vốn lưu động của doanh nghiệp.
1. Khái niệm vốn lưu động và phân loại vốn lưu động.
2. Cách xác định vốn lưu động.
3. Tầm quan trọng của vốn lưu động đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
III. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
1. Nhu cầu vốn lưu động trong khâu dự trữ.
2. Nhu cầu vốn lưu động cho khâu sản xuất.
3. Nhu cầu vốn lưu động trong khâu lưu thông.
4. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, tối thiểu.
IV. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
1. Khái niệm về hiệu quả, hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
a) Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán.
b) Các chỉ tiêu phản ánh mức luân chuyển vốn lưu động.
V. Các biện pháp chung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn lưu động.
2. Một số biện pháp chung nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
CHƯƠNG 2: Phân tích hình sử dụng vốn lưu động ở Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam – Việt Nam Airlines ( VNA ).
I. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của hãng.
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý.
4. Tình hình hoạt động kinh doanh.
a) Phạm vi hoạt động.
b) Thuận lợi và khó khăn.
c) Một số chỉ tiêu đạt được của hãng trong một số năm gần đây.
II. Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam.
1. Tình hình sử dụng vốn lưu động.
a) Kết cấu vốn lưu động.
b) Phân bổ vốn lưu động.
c) Một số biến động của tài sản lưu động.
2. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của VNA.
3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của VNA.
a) Kết quả đạt được trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động của VNA.
b) Một số hạn chế cần giải quyết.
CHƯƠNG3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam.
Kết luận.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-02-18-do_an_phan_tich_tinh_hinh_su_dung_von_luu_dong_va_mot_so_gia_6gFGHPadoB.png /tai-lieu/do-an-phan-tich-tinh-hinh-su-dung-von-luu-dong-va-mot-so-giai-phap-nham-nang-cao-hieu-qua-su-dung-von-luu-dong-o-hang-91858/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Tầm quan trọng của vốn lưu động đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Vốn lưu động là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, được đầu tư vào tài sản lưu động của doanh nghiệp. Tài sản lưu động là một bộ phận không thể thiếu được của quá trình sản xuất vì nó đảm bảo cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục, đảm bảo cho sự vững chắc của tài sản cố định của doanh nghiệp. Thiếu vốn lưu động có nghĩa là không đủ tài sản lưu động, doanh nghiệp phải sử dụng đến tài sản cố định.
Vốn lưu động là một bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm, giá trị của nó chuyển hóa toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm sau mỗi chu kỳ sản xuất. Do vậy chi phí về vốn lưu động là cơ sở để xác định giá thành sản phẩm sản xuất hay cung ứng ( dịch vụ ). Về cơ bản, doanh nghiệp đầu tư tiền vốn lưu động ban đầu để mua sắm vật tư sau đó tiến hành sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ rồi thu lại chúng nhằm thu lại tiền vốn ban đầu bỏ ra và thu thêm được giá trị thăng dư phục vụ cho quá trình tái sản xuất.
Vòng tuần hoàn và chu chuyển vốn lưu động diễn ra trong toàn bộ các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nên việc quản lý vốn lưu động cũng giúp cho doanh nghiệp gần như quản lý được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Các quyết định về quản lý vốn lưu động cũng chính là những quyết định tài chính ngắn hạn. nó liên tục tác động trực tiếp đến việc tình hình tài chính của doanh nghiệp có lành mạnh hay không.
Như vậy, vốn lưu động của doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu vốn lưu động để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một yêu cầu cấp bách đối với các doanh nghiệp hiện nay để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời phục vụ cho các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp.
Vốn lưu động tham gia toàn bộ và một lần vào chu kỳ sản xuất, nó được thu hồi toàn bộ giá trị sau mỗi chu kỳ sản xuất, vậy nếu quy mô sản xuất không thay đổi thì người ta chỉ phải ứng ra một lần cho toàn bộ nhu cầu. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp xuất hiện khi hết chu kỳ sản xuất, doanh nghiệp bán sản phẩm của mình và thu được tiền. Trong tiền bán sản phẩm đã chứa đựng toàn bộ số tiền đã ứng ra ban đầu, số tiền đó lại được sử dụng ngay cho quá trình sản xuất tiếp theo. Cứ như thế vốn lưu động luân chuyển không ngừng, giá trị của nó luôn được bảo tồn. Tuy nhiên trên thực tế luôn luôn phát sinh ra các vấn đề như: một số các cơ sở mới bước vào hoạt động hay các doanh nghiệp đang hoạt động phải thu hẹp sản xuất cũng như là việc chuyển sang sản xuất những sản phẩm khác do yêu cầu và đòi hỏi của thị trường
Điều này làm nảy sinh ra vấn đề là cần xác định nhu cầu vốn lưu động tối thiểu, thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với một quy mô sản xuất đã định, người ta phải cần một lượng vốn lưu động đủ để đảm bảo cho nó. Đủ vốn lưu động có nghĩa là không thiếu và không thừa vốn lưu động. Nếu doanh nghiệp xác định một lượng vốn lưu động không đủ cho quá trình sản xuất kinh doanh thì sẽ làm cho quá trình sản xuất kinh doanh bị gián đoạn, ngừng sản xuất sẽ gây ra sự lãng phí đáng kể về việc sử dụng lao động cũng như việc tận dụng máy móc, thiết bị.
Nếu vốn lưu động xác định quá thừa so với nhu cầu thì có nghĩa là doanh nghiệp phải ứng ra một lượng vốn lớn mà qui mô sản xuất của doanh nghiệp không đòi hỏi như vậy, trong trường hợp này vốn lưu động bị ứ đọng nhiều trên tất cả các khâu, điều này gây ra lãng phí không cần thiết. Trong điều kiện vốn lưu động phải đi vay hay do phát hành trái phiếu thì một đồng vốn phải cõng thêm chi phí cho nó ( lãi suất ). Chắc chắn không có doanh nghiệp nào lại đi vay vốn để cất nó trong kho.
Từ phân tích trên ta thấy sự cần thiết phải xác định cho được nhu cầu vốn lưu động thường xuyên, tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thông thường việc xác định nhu cầu vốn lưu động được xác định cho từng khâu và mỗi khâu lại xác định cho từng yếu tố vốn lưu động.
Việc xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp được tiến hành ở ba khâu:
_ Nhu cầu vốn lưu động cho dự trữ sản xuất.
_ Nhu cầu vốn lưu động trong sản xuất.
_ Nhu cầu vốn lưu động trong lưu thông.
Sau khi đã xác định được nhu cầu về vốn lưu động cho cả ba khâu: dự trữ, sản xuất, lưu thông, tổng hợp lại ta sẽ có nhu cầu vốn lưu động tối thiểu, thường xuyên cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
Nhu cầu vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất.
Trong khâu dự trữ sản xuất người ta phải xác định nhu cầu về nguyên liệu chính vật liệu phụ, phụ tùng, nhiên liệu, và công cụ lao động nhỏ trên cở sở mức tiêu hao bình quân một ngày về giá trị các loại tài sản lưu động đó và thời gian dự trữ định mức của từng loại.
Trong khâu này người ta phân làm ba loại dự trữ:
Dự trữ thường xuyên: Là mức dự trữ nhằm đảm bảo sản xuất liên tục giữa hai kỳ cung cấp bình thường về mặt toán học.
t0
T
t1
t2
t3
t
t4
q
Mức dự trữ.
tq
Nếu gọi q: là lượng nguyên vật liệu tối đa một lần nhập trong kỳ.
mlc: là lượng tiêu dùng bình quân một ngày đêm.
tq: là số ngày giữa hai kỳ cung cấp kề nhau.
Đm: là định mức tiêu hao nguyên vật liệu.
Pm: là định mức giá.
Ta có: Mức luân chuyển vốn lưu động ( lượng tiêu dùng ) một ngày đêm:
Lượng dự trữ thường xuyên tối đa một lần nhập trong kỳ là:
Vấn đề đặt ra là làm sao tính được lượng nguyên vật liệu tối đa một lần nhập hay thời gian giữa hai kỳ cung cấp kề nhau hợp lý nhất, vừa đảm bảo yêu cầu sản xuất vừa phải có chi phí dự trữ và bảo quản là thấp nhất. Để giải quyết vấn đề này ta phải có:
_ T: thời gian của chu kỳ sản xuất tương ứng.
_ R: nhu cầu nguyên vật liệu dự trữ trong kỳ.
_ m: số lần nhập trong kỳ.
Số lần nhập trong kỳ có thể tính được bằng công thức sau:
Thời gian giữa hai kỳ cung cấp kề nhau hợp lý nhất là:
Đồng thời nếu khoảng thời gian tq bắt đầu khi trong kho có q đơn vị nguyên vật liệu và khi kết thúc không còn dự trữ thì lượng nguyên vật liệu dự trữ trung bình trong thời gian tq là q/2.
Gọi: C1 là chi phí cố định cho một lần nhập.
C2 là chi phí để bảo quản và tổn thất mỗi lần nhập trong mộ đơn vị thời gian. C2 không thay đổi đối với một đơn vị dự trữ.
Khi đó chi phí để bảo quản 1 nhóm nguyên vật liệu trong thời gian tq là:
Dự trữ bảo hiểm: Là mức dự trữ nhằm phòng ngừa việc cung cấp bị gián đoạn bất thường.
t
Dự trữ bảo hiểm.
t4
t3
t'2’
t2
t1
q’
q
t0
Mức dự trữ.
Mức dự trứ bảo hiểm được xác định theo công thức:
Trong đó:
_ Tbh: là thời gian dự trữ bảo hiểm.
_ mbh: là mức dự trữ bảo hiểm
Có hai phương pháp tính toán số ngày dự trữ bảo hiểm:
_ Dựa vào số ngày cung cấp chậm chễ bình quân đã xảy ra ở những kỳ trước.
_ Dựa vào số ngày cần thiết để báo tin cho người cung cấp đưa hàng tới, chuẩn bị đưa vào sản xuất.
Dự trữ mùa vụ: được lập ra là do một số loại nguyên vật liệu có tính chất thời vụ về sản xuất, thu mua, chuyên trở và tiêu dùng.
Có thể xác định mức dự trữ mùa vụ theo công thức tính sau:
Trong đó: _ Tmv: là thời gian dự trữ mùa vụ định mức.
_ mmv: là mức dự trữ mùa vụ.
Tmv
mmv
t0
Có thể xác định thời gian dự trữ mùa vụ bằng công thức sau:
_ tcc: là chu kỳ cung cấp bình quân của kỳ dự trữ.
_ n: số các thời điểm cung cấp.
_ kxk: hệ số xen kẽ trong cung ứng. Sở dĩ cần có hệ số xen kẽ kxk là do doanh nghiệp phải dự trữ rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau và mức dự trữ cho mỗi loại là cũng khác nhau. Không phải lúc nào doanh nghiệp cũng cần một lượng vốn lớn nhất định để dự trữ mọi loại nguyên vật liệu cần thiết, nếu biết xen kẽ doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được vốn cho dự trữ. Nếu mức dự trữ xen kẽ cố định thì kxk= 0,5. Theo tính toán thường kxk= 0,7¸0,8. Nếu kxk= 0,7 thì giảm dự trữ, kxk= 0,8 là tăng dự trữ.
_ tvc: thời gian vận chuyển, được tính bằng hiệu số giữa thời gian doanh nghiệp chuyển tiền và hàng về doanh nghiệp.
_ tch: thời gian chỉnh lý, bằng hiệu số giữa hai thời điểm hàng thực tế về doanh nghiệp và nhập kho xong.
_ tbh: thời gian bảo hiểm, là hiệu số của hai thời điểm hàng về doanh nghiệp và phải về doanh nghiệp theo hợp đồng.
Nhu cầu vốn lưu động cho khâu sản xuất.
Ở khâu sản xuất người ta phải xác định về nhu cầu vốn cho bán thành phẩm, vốn cho sản phẩm chưa hoàn thành và vốn cho chi phí trong chi phí chờ phân bổ. Căn cứ vào phí tổn cho sản xuất bình quân một ngày, độ dài chu kỳ sản xuất, hệ số sản phẩm đang chế tạo, số dư đầu kỳ về chi phí chờ phân bổ, chi phí chờ phân bổ phát sinh trong kỳ và chi phí chờ phân bổ trong kỳ.
Vốn trong bán thành phẩm.
_ Sntp: số lượng nửa thành phẩm tự chế mỗi ngày.
_ Zntp: giá thành sản xuất mỗi đơn vị nửa thành phẩm.
_ Tdt: thời gian dự trữ kế hoạch nửa thành phẩm.
Vốn cho sản phẩm chưa...