Download miễn phí Đồ án Phân tích tình hình thực hiện giá thành kế hoạch và đề xuất một số giải pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm GT250 tại công ty TNHH một thành viên cơ khí Duyên Hải
Sau khi thực hiện 2 giải pháp thì lợi nhuận tăng thêm là 65.189.800 đồng.
Mức giảm giá thành đơn vị sản phẩm GT250 là:
107.200 + 7.210 = 114.410 đ/sp
Sau khi áp dụng 2 giải pháp giá thành đơn vị sản phẩm GT250 là:
3.102.000 – 114.410 = 2.987.590 đ/sp
Giá thành của GT250 sau khi áp dụng 2 giải pháp đã hạ thấp so với trước khi thực hiện 2 giải pháp.

Phần kết luận

Công ty cơ khí Duyên Hải là một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm hộp số, phụ tùng công nghiệp thuộc Bộ công nghiệp. Trải qua 45 năm xây dựng và trưởng thành vượt qua bao nhiêu khó khăn đã có những lúc tưởng chừng như không còn hoạt động được nữa nhưng công ty đã vươn dậy và phát triển ngày một đi lên. Công ty đã mạnh dạn thay đổi mình, thay đổi cách sản xuất kinh doanh, thay đổi mặt hàng, đang ngày một chiếm lĩnh trường về một số sản phẩm thế mạnh của mình như các sản phẩm hộp số.
Công ty đang ngày mở rộng thị trường, hiện nay để đạt được mục tiêu tăng doanh thu, tạo thêm lợi nhuận công ty, vấn đề đặt ra là phải tạo được điều đó dựa trên thế mạnh sẵn có. Công ty đang được mọi doanh nghiệp khác biêt đến nhởan xuất hộp số đặt chất lượng tốt. Nhưng chỉ vậy thôi chưa đủ, để cạnh tranh dược trong thị trường khốc liệt này thì chính sách về giá cả cũng rất quan trọng. Do đó mục tiêu của công ty là giảm giá thành đơn vị sản phẩm để tạo thế mạnh cạnh tranh.
Với đề tài: “ Phân tích tình hình thực hiện giá thành kế hoạch và đề xuất một số giải pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm GT250 của công ty Cơ khí Duyên Hải”. Qua đây cho thấy một số nguyên nhân của sự biến động tăng giảm về chi phí sản xuất đối với sản phẩm của công ty. Từ đó đề cập đến một số giải pháp nhằm giảm giá thành sản phẩm.
Những nội dung phân tích trình bày trên hi vọng sẽ góp phần nhỏ bé vào việc tăng doanh thu của công ty lên, tạo hiệu quả tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Để hoàn thành đồ án này em xin Thank các thầy cô giáo của trường Đại Học Bách Khoa đã chỉ bảo và giảng dậy cho em những kiến thức trong những năm học vừa qua. Em xin chân thành Thank cô giáo Phạm Thị Kim Ngọc đã hướng dẫn em làm đồ án tốt nghiệp này. Em xin Thank công ty Cơ khí Duyên Hải đã nhiệt tình giúp đỡ trong việc thực hiện đồ án này.
Tuy đã có cố gắng nhưng những nhận biết và lý luận còn hạn chế và không tránh khỏi thiếu sót nhất định. Em mong được sự chỉ bảo và góp ý của các thầy cô giáo để đồ án này hoàn chỉnh hơn và có giá trị trong thực tiễn.
Xin trân trọng cảm ơn!


Mục lục
Trang
Phần mở đầu 1
Phần nội dung 3
Chương I: Cơ sở lý thuyết của đề tài 3
Phần I: Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3
I. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 3
II. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 4
Phần II: Giá thành sản phẩm và phương pháp tính giá thành sản phẩm 10
I. Khái niệm về giá thành 10
II. Phân loại giá thành 11
III. Phương pháp tính giá thành 12
IV. Các phương pháp phân tích 15
V. Phân tích biến động chi phí sản xuất và giá thành` 17
VI. Một số phương hướng làm giảm giá thành 21
Chương II: Phân tích tình hình thực hiện giá thành ở Công ty 22
Phần I: Giới thiệu đặc điểm cơ bản của Công ty 22
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 22
II. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 24
III. Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty 25
Phần II: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm 31
I. Đánh giá chung về tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm 31
II. Phân tích tình hình thực hiện KH hạ giá thành sản phẩm 34
III. Phân tích các khoản mục chi phí chủ yếu ảnh hưởng đến thực hiện giá thành 37
3.1. Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 39
3.2. Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp 41
3.3. Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung 45
3.4. Phân tích khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp 46
3.5. Phân tích khoản mục chi phí bán hàng 47
Phần III. Nhận xét đánh giá chung 49
Chương III. Một số giải pháp làm hạ giá thành sản phẩm GT250 50
I. Phương hướng 50
II. Một số giải pháp và đề án giải quyết hạ giá thành sản phẩm GT250 51
Giải pháp thứ nhất 51
Giải pháp thứ hai 54
Phần kết luận 57
phần mở đầu

Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ chỉ tiêu này là chỉ tiêu của chất lượng biểu hiện bằng tiền những chi phí có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời nó là chỉ tiêu phản ánh chỉ tiêu của mọi hoạt động về tổ chức quản lý của doanh nghiệp, trình độ sử dụng trang thiết bị, trình độ sủ dụng lao động, sử dụng vốn... của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, từng loại sản phẩm sản xuất. Nếu như khối lượng sản phẩm biểu hiện kết quả sản xuất về mặt lượng thì giá thành sản xuất sản phẩm biểu hiện chất lượng của công tác quản lý, trình độ sử dụng và vận hành các nguồn lực của một doanh nghiệp - đó là hiệu quả sản xuất kinh doanh. Giá thành sản phẩm giữ chức năng thông tin và kiểm tra chi phí giúp cho nhà quản lý để đưa ra những quyết định đúng đắn kịp thời và phù hợp. Có thể nói giá thành là tấm gương phản chiếu toàn bộ các biện pháp kinh tế, tổ chức quản lý và trình độ kỹ thuật mà doanh nghiệp đã đang thực hiện trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Duới tác động của các quy luật kinh tế thì vấn đề phấn đấu hạ thấp giá thành sản phẩm là vấn đề có tính quy luật trong quá trình phát triển nền sản xuất hàng hoá, dựa vào những việc ứng dụng những thành tựu khoa học vào trong sản xuất, dựa vào trình độ quản lý sản xuất kinh doanh ngày càng nâng cao. Hạ thấp giá thành là biện pháp chủ yếu cơ bản để không những nâng cao lợi nhuận của công ty mà còn tăng nguồn vốn tích luỹ cho doanh nnghiệp, từ đó mở rộng quy mô cho sản xuất để nâng cao đời sống vật chất cho nguời lao động. Nó càng có ý nghĩa quyết định khi thi trường ngày càng thay đổi, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Khi các biện pháp làm tăng lợi nhuận bằng cách tăng khối lượng bán hay tăng giá bán là vô cùng khó khăn và rất ít khả thi, không muốn nói đến đôi khi chạy theo sự tăng trưởng qui mô làm việc đầy mạo hiểm thì việc kiểm soát chi phí, tiết kiệm chi phí hay nói cách khác là hạ thấp giá thành sản phẩm được xem như là con đường duy nhất để nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chính vì vậy giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trong. Từ đó cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá công tác quản lý giá thành, hướng hoạt động của doanh nghiệp theo kế hoạch đã thiết kế sẵn, cũng như có thể khắc phục nhanh chóng những tình huống, nhân tố gấy bất lợi. Như vậy việc phân tích giá thành là cơ sở để doanh nghiệp đề ra biện phấp hữu hiệu nhằm hạ thấp giá thành.
Tài liệu phân tích giá thành là cơ sở để đưa ra những đoán chính xác khoa học giá thành ở kỳ sau. Việc tính đủ, đúng, chính xác chi phí bỏ ra sẽ giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp xác định kết quả, hình dung được bức tranh hiện trạng về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà mình đang vận hành.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác giá thành sản phẩm cũng như những ảnh hưởng và vai trò của công tác giá thành trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nên qua thời gian thực tập tại công ty em đã chọn đề tài "Phân tích tình hình thực hiện giá thành kế hoạch và đề xuất một số giải pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm GT250 tại công ty TNHH một thành viên cơ khí Duyên Hải" làm đồ án tốt nghiệp cho mình. Tuy bản thân đã rất cố gắng trong việc áp dụng kiến thức được học, tìm hiểu tình hình thực tế của công ty để thu hoạch kết quả bằng đồ án tốt nghiệp này, nhưng không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót nhất định. Em mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô giáo để đồ án được hoàn chỉnh hơn.
Nội dung chính bao gồm: - Phần mở đầu
- Phần nội dung chính:
Chương I: Cơ sở lý thuyết của đề tài
Chương II: Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm GT250 của doanh nghiệp
Chương III: Một số giải pháp nhằm giảm giá thành sản phẩm GT250 ở doanh nghiệp
- Phần kết luận
Chương I: Cơ sở lý thuyết của đề tài
Phần 1: Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong công ty.
I. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
Khái niệm chi phí sản xuất.
Chi phí được định nghĩa theo nhiều phương diện khác nhau. Chi phí có thể hiểu một cách trìu tượng là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặch chi phí là những phí tổn về nguồn lực, tài sản cụ thể sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Những nhận thức có thể khác nhau về quan điểm, hình thức thể hiện chi phí nhưng tất cả đều thể hiện một vấn đề chung: Chi phí là những phí tổn tài nguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh với mục đích sản xuất kinh doanh. Đây chính là bản chất kinh tế của chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Như vậy có thể đưa khái miệm chi phí sản xuất là: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của lao động sống và lao động vật hoá cùng các chi phí khác mà doanh nghiệp phải chi ra để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.
Đối với doanh nghiệp thì chi phí là mối quan tâm hàng đầu vì mỗi đồng chi phí bỏ ra đều có ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vì vậy vấn đề quan trọng được đặt ra cho các nhà quản trị kinh doanh là phải kiểm soát các chi phí của doanh nghiệp.
Nhận định và thấu hiểu cách phân loại và ứng sử của từng loại chi phí là chìa khoá của việc đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh của các nhà quản trị.


II. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
2.1 Phân loại chi phí theo 5 khoản mục
Căn cứ để phân loại dựa vào địa điểm phát sinh chi phí (tức là chi phí ở phân xưởng nào hay chi phí chung cho doanh nghiệp) và nơi chịu chi phí mà người ta chia tất cả các loại chi phí thành 5 nhóm gọi là khoản mục. Các khoản mục bao gồm:
2.1.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Là chi phí phát sinh để mua sắm các đối tượng lao động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ xem xét, có thể xác định được một cách rõ ràng tách biệt cho từng loại sản phẩm. Trong quản lý chi phí, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường được định mức theo từng loại sản phẩm và có thể nhận diện trên hồ sơ kỹ thuật sản xuất.
2.1.2 Chi phí nhân công trực tiếp
Là chi phí thanh toán cho công nhân trực tiếp vận hành dây chuyền sản xuất, tạo ra sản phẩm hay dịch vụ phục vụ. Khả năng và kỹ năng của lao động trực tiếp sẽ ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ cung cấp. Bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản BHXH, BHYT và các chi phí kèm theo. Cũng như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chi phí nhân công trực tiếp có thể xác định rõ ràng, cụ thể và tách biệt cho từng sản phẩm. vì vạy tronng quản lý chi phí, chi phí nhân công trực tiếp được định mức theo từng loại sản phẩm hay dịch vụ cung cấp.
2.1.3 Chi phí sản xuất chung của phân xưởng
Chi phí sản xuất chung có thể định nghĩa một cách đơn giản là những chi phí phát sinh ở phân xưởng, bao gồm các chi phí nhiên liệu, năng lượng dùng trong sản xuất, chi phí lương và các khoản kèm theo của cán bộ quản lý trực tiếp, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác bằng tiền dùng ở phân xưởng, phát sinh tại các bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung có 4 đặc điểm sau:
Gồm nhiều khoản mục chi phí khác nhau.
Các khoản mục chi phí thuộc chi phí sản xuất chung đều có tính chất gián tiếp với từng đơn vị sản phẩm nên không thể tính thẳng vào sản phẩm hay dịch vụ phục vụ.
Cơ cấu chi phí sản xuất chung bao gồm cả biến phí, định phí, chi phí hỗn hợp, trong đó định phí chiếm tỷ trọng cao nhất.
Do nhiều bộ phận khác nhau quản lý và rất khó kiểm soát, chi phí sản xuất chung được tính vào sản phẩm cùng với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, nhưng do đặc trưng là không thể tính thẳng vào sản phẩm nên chúng sẽ được tính vào sản phẩm thông qua việc phân bổ theo công thức:

2.1.4 Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng còn gọi là chi phí lưu thông, là những khoản chi phí đảm bảo cho việc thực hiện chiến lược và chính sách bán hàng của doanh nghiệp. Gồm những khoản chi phí như: tiếp thị, marketinh, lương nhân viên bán hàng, tiền hoa hồng, khấu hao tài sản cố định trong bán hàng, các yếu tố mua ngoài có liên quan... loại chi phí sản xuất này xuất hiện ở tất cả các loại hình doanh nghiệp.
2.1.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí này bao gồm toàn bộ các chi phí chi ra cho việc tổ chức và quảm lý sản xuất chung trong toàn doanh nghiệp. Các khoản chi phí này không thể xếp vào chi phí sản xuất hay chi phía lưu thông. Chi phí này gồm những khoản như: chi phí lương cán bộ quản lý và lương nhân viên văn phòng, chi phí văn phòng phẩm, khấu hao tài sản cố định dùng trong quản lý, các yếu tố mua ngoài có liên quan... tất cả các doanh nghiệp đều có yếu tố chi phí này.



2.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo 5 yếu tố.
Dựa vào nội dung kinh tế của chi phí, tức là chi phí vào việc gì mà người ta phân loại toàn bộ chi phí ra thành 5 nhóm, gội là các yếu tố, các yếu tố bao gồm:
2.2.1 Chi phí nguuyên vật liệu
Là toàn bộ các chi phí phát sinh để mua sắm các đối tượng lao động vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong thời kỳ xem xét.
2.2.2 Chi phí nhân công
Là chi phí liên quan đến nguồn lực lao động mà doanh nghiệp sử dụng trong thời kỳ xem xét, bao gồm lương và các khoản kèm theo lương.
2.2.3 Chi phí khấu hao tài sản cố định
Là khoản mục chi phí có liên quan đén khoản mục khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp trong thời kỳ xem xét. Khoản này được khấu trừ theo thu nhập của doanh nghiệp trước khi tính thuế.
2.2.4 Chi phí dịch vụ mua ngoài
Bao gồm các khoản thanh toán cho các yếu tố mua ngoài mà doanh nghiệp thực hiện như: chi phí nhiên liệu, năng lượng, thuê ngoài, sửa chữa, kiểm toán v.v..
2.2.5 Chi phí bằng tiền
Gồm các khoản thuế, lệ phí phải nộp, các chi phí hoạt động tài chính, hoạt động bất thường.
Cách phân loại này dùng để lập các dự toán kế hoạch cung ứng vật tư nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại tất cả các khâu trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện đúng tiến độ.
2.3 Phân loại chi phí thành chi phí biến đổi và chi phí cố định căn cứ vào mối quan hệ với sự tăng giảm sản lượng.
Chi phí biến đổi là những chi phí có tăng giảm cùng tỷ lệ với sự tăng giảm số lượng sản phẩm, như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí cố định là chi phí khi tăng hay giảm sản lượng thì tổng chi phí trong kỳ khônng thay đổi theo. Ví dụ như tiền thuê cửa hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định v.v...
Những chi phí hoàn toàn cố định khi tăng giảm sản lượng rất ít. Có nhiều khoản chi phí mà khi tăng giảm sản lượng thì mức chi cả năm không thay đổi hay có thay đổi, hay có tăng giảm thi tỷ lệ tăng, giảm thấp hơn nhiều. Người ta gọi đó là những chi phí tương đối cố định như: tiền lương nhân viên bộ máy quản lý doanh nghiệp, tiền điện, tiền điện thoại, công tác phí v.v.. những chi phí này đều năm trong khoản mục chi phí chung cho nhiều loại sản phẩm như chi phí chung phân xưởng, chi phí quản lý, chi phí bán hàng. Vì vậy những khoản mục này cũng được gọi là khoản mục chi phí cố định. Cho dù tổng chi phí cả năm có tăng lên nhưng do tốc độ tăng có chậm hơn tốc độ tăng sản lương, dẫn đến mức giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm.
2.4 Phân loại chi phí thành chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
Căn cứ vào phương pháp đưa chi phí vào giá thành sản phẩm, người ta chia chi phí ra thành hai loại: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.
Chi phí trực tiếp là những chi phí chi cho sản phẩm nào thì tính thẳng vào giá thành sản phẩm đó. Các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp chính là những chi phí trực tiếp cho sản phẩm và được tính thẳng vào sản phẩm.
Chi phí gián tiếp là những chi phí chung cho quản lý sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm vì vậy không thể tính thẳng vào giá thành sản phẩm mà phải gián tiếp đưa vào theo phương pháp phân bổ. Trong 5 khoản mục thì có 3 khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, và chi phí chung phân xưởng là các khoản mục chi phí gián tiếp.
2.5 Phân loại chi phí sản xuất theo hoạt động kinh doanh.
2.5.1 Chi phí sản xuất kinh doanh
2.5.2 Chi phí hoạt động tài chính
2.5.3 Chi phí hoạt động bất thường
Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xác định được các trọng điểm quản lý hiệu quả trên các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp.
2.6 Phân loại chi phí theo phương pháp tổng hợp chi phí để tính giá thành đơn vị sản phẩm.
2.6.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí phát sinh để mua sắm các đối tượng lao động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ xem xét đối tượng lao động có thể tách biệt rõ ràng và cụ thể cho từng sản phẩm. Trong quản lý chi phí, chi phí nguyên vật trực tiếp thường được định mức theo từng loại sản phẩm.
2.6.1 Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí thanh toán trực tiếp cho công nhân trực tiếp vân hành dây chuyền sản xuất, tạo sản phẩm hay dịch vụ phục vụ
Khả năng và kỹ năng của lao động trực tiếp sẽ ảnh hưởng trực tiép đến số lượng và chất lượng sản phẩm. Bao gồm tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích BHYT, BHXH, và các chi phí kèm theo. Cũng giống như chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp có thể xác định rõ ràng, cụ thể và tách biệt cho từng đơn vị sản phẩm nên được tính thẳng vào từng đơn vị sản phẩm. Vì vậy trong quản lý chi phí , chi phí công nhân trực tiếp được định mức theo từng loại sản phẩm.
2.6.2 Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung có thể được định nghĩa một cách đơn giản là những chi phí phát sinh ở phân xưởng bao gồm chi phí nhiên liệu dùng trong sản xuất, chi phí lương và các khoản kèm theo của cán bộ quản lý trực tiếp, chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác bằng tiền dùng ở phân xưởng phát sinh tại các bộ phận sản xuất.
Cách phân loại này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc xác định giá thành công xưởng của sản phẩm sản xuất.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top