Tình hình thực tại:



Khuyết điểm:

1. Tăng trưởng tín dụng 5 tháng đầu năm thấp, tổng cầu thấp, GDP thấp.

2. Diễn biến tại BD ảnh hưởng chung tới nền kinh tế, vốn FDI có phần lo ngại(chủ yếu là FDI từ TQ).

3. Thời điểm tái cơ cấu kinh tế thường kinh tế ít chú trọng tăng trưởng mạnh, chỉ tập trung vào sự ổn định.

4. Niềm tin của người tiêu dùng, đầu cơ đầu tư BDS đang ngập ngừng.

5. Chỉ phần nhỏ doanh nghiệp báo cáo kinh doanh quí I đạt tăng trưởng(cơ bản chủ yếu là doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp tầm trung trên sàn CK).



Ưu điểm:

1. Lãi suất ổn định, CPI thấp, chỉ số công nghiệp tăng dần từng tháng.

2. Chính phủ dự kiến và nhấn mạnh tăng trưởng GDP 5.8%(với tình hình chung hiện giờ có tổ chức lo ngại tăng trưởng chỉ 4.8% nhưng sau đó chính phủ nhấn mạnh vẫn đặt mục tiêu 5.8% nghĩa là chính phủ sẽ sử dụng nhiều công cụ điều hành nâng tổng cầu bằng cách khơi thông tín dụng mạnh hơn bằng nhiều hình thức trong đó có nhiều hướng và khả năng 1 phần vốn nhỏ nầy chảy vào CK theo luật có lẽ NHNN không để chảy vào đây nhưng chắc chắn có ít nhất 5-10% chảy vào đây và nói vui tí là NHNN biết nhưng làm ngơ để kích thích CK bởi nó là thay mặt cho nền kinh tế nhằm qua đó thu hút vốn chảy từ NN vào nhiều hơn).

3. Các quỹ đầu tư đang đánh giá kinh tế VN rất tích cực và bằng chứng là tháng 5 nầy họ mua thêm hơn 2500 tỉ đồng.

4. Khi lưu lượng cổ phiếu được các quỹ mua thêm thì lượng cổ phiếu còn lại thấp đi và việc margin trên thị trường ổn định hơn lúc 608đ như 1 vài chuyên gia lo ngại.

5. Các quỹ đã tạo ổn định cho thị trường chung thì tâm lý nhà đầu cơ hay đầu tư lúc nầy bớt lo ngại nhiều và bằng chứng là trong thời gian qua thị trường đã tập dượt tâm lý trồi lên sụt xuống rất mạnh rồi cuối cùng vẫn đi lên bền và vững (thường lấy lại nhịp ổn định trong phiên giao dịch chứ không qua ngày hôm sau).



* Tổng hợp chung: Chính phủ sẽ sử dụng công cụ để khơi thông tín dụng mạnh hơn, bắt đầu chú trọng rất mạnh về CK (bởi để IPO các doanh nghiệp nhà nước lên sàn đồng thời nó còn là hàn thử biểu thay mặt cho nền kinh tế), các quỹ sẽ tạo sự ổn định kết hợp tăng trưởng để thu hút vốn nhiều hơn, doanh nghiệp trong 7 tháng còn lại sẽ rất được hưởng lợi về mặt nầy...



( Do theo quy định của F không được nói về chính trị nên tạm thời không phân tích sâu về mặt nầy mong đừng bàn thêm mặt nầy để giữ pic đúng quy định (theo đánh giá chung của tui thì VN đang có cái hay nhiều hơn cái không hay ở thời điểm thực tại bởi đây là cơ hội tái cơ cấu nền kinh tế thật sự và đâu đó xuất hiện sự giúp đỡ nhiều hơn từ các anh em như Nhật, Hàn, Mỹ, Philip...) mong là pic nầy giúp mọi người hiểu hơn chứ không như mấy ông cụ non phân tích chán vãi, trân trọng!)
 

Filmer

New Member
Phân tích thêm về dòng tiền: Hiện giờ nếu so sánh tiền trú vào BĐS, tiết kiệm, Vàng, USD thì CK là nơi dòng tiền trú hay nhất...
 

dotavn

New Member
Mỗi Thị trường đều có cái hay của nó, nhưng hiện tại mình vẫn thích CK là nhích thôi, nhiều tín hiệu tốt thế cơ mà!
 

acme_of_rock

New Member
Thêm bằng chứng mới:



Thứ 7, 31/05/2014, 09:19



Nhà đầu tư Singapore “nhòm ngó” thị trường BĐS Việt Nam



[​IMG]

Nhà đầu tư Singapore muốn đầu tư vào các dự án thuộc phân khúc nhà ở, khu công nghiệp, văn phòng cho thuê.



Ngày 30/5, Tập đoàn Đầu tư Tư vấn BĐS Quốc tế SLP Group (Singapore) đã làm việc với Hiệp hội bất động sản Việt Nam và thăm một số dự án để tìm kiếm cơ hội đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Đại diện SLP đã đặt vấn đề muốn tìm hiểu về tình hình thị trường BĐS Việt Nam để đầu tư vào các dự án thuộc phân khúc nhà ở, khu công nghiệp, văn phòng cho thuê. Đặc biệt, đón đầu cơ hội từ chính sách mở cửa cho phép người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam của Chính phủ. Tại Singapore thị trường BĐS gần như bão hòa, trong khi đó quỹ đất hạn hẹp, thậm chí không còn. Các nhà đầu tư muốn tồn tại, phát triển phải chuyển hướng, mở rộng thị trường ra nước ngoài, trong đó Việt Nam là một đích nhắm.



Giám đốc điều hành SLP – bà Tricia Teo cho biết: Giá nhà đất tại Việt Nam được đánh giá là hấp dẫn hơn và cân đối với nguồn tiền đầu tư của doanh nghiệp bỏ ra. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nước ngoài thường sẵn có nguồn vốn, quỹ đầu tư BĐS riêng, có chiến lược phát triển rõ ràng, đội ngũ chuyên nghiệp.



Bà Tricia Teo cho biết thêm, ngoài việc sang tìm hiểu về thị trường này, phía doanh nghiệp SPL cũng mong muốn tìm kiếm các dự án để hợp tác đầu tư phát triển tiếp; hỗ trợ đào tạo chuyên môn cho đội ngũ, nhân lực BĐS Việt Nam, giúp tư vấn trong vấn đề thu hút, kêu gọi vốn đầu tư cho dự án, định hướng phát triển các dự án, các loại hình sản phẩm.



Ghi nhận sự hợp tác này, ông Trần Ngọc Quang - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội BĐS Việt Nam chia sẻ, giới thiệu cơ hội hợp tác đầu tư tại Việt Nam cho các nhà đầu tư đến từ Singapore: “Thị trường Việt Nam tuy đã phát triển một thời gian song chưa thực sự được ổn định. Mọi đoán về thị trường chưa thể chắc trong tương lai. Nhưng có thể khẳng định đây là một thị trường có nhiều tiềm năng”.



Nếu tìm hiểu kĩ về chiến lược nhà ở của Bộ Xây dựng, nhu cầu của đại đa số người dân và tốc độ phát triển đô thị thì sẽ thấy rất rõ những tiềm năng. Bởi thực tế, một thời gian dài vừa qua do yếu tố khách quan và chủ quan, vai trò điều hành của Nhà nước đối với thị trường chưa rõ nét, công cụ chưa được sử dụng tối đa. Bản thân các doanh nghiệp BĐS chưa hoạt động chuyên nghiệp, còn thiếu năng lực. Bình quân số vốn doanh nghiệp 2012 mới chỉ 45 tỷ đồng.



Trong khi đó, bản thân hoạt động của thị trường chưa chuyên nghiệp, cộng thêm chủ quan về quy hoạch, dư thừa hàng hóa một số phân khúc, dẫn đến tình trạng đóng băng như thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, chính khó khăn đó lại là cơ hội phát triển của BĐS trong tương lai, thị trường sẽ phát triển bền vững. Đặc biệt, thiếu sót của doanh nghiệp Việt Nam còn ở việc phát triển dự án, hoạt động phân phối.



“Việc hợp tác đầu tư nước ngoài để nâng cao năng lực tài chính, kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn là rất quan trọng đối với thị trường BĐS Việt Nam thời điểm này. Đồng thời đây cũng là cơ hội lý tưởng để các doanh nghiệp nước ngoài tham gia, bắt tay vào thị trường BĐS Việt Nam” – ông Quang nói.



Theo Nguyên Hà

Kinh Tế Đô Thị
 

tt_gg

New Member
Phân tích tuần sau: Các quỹ sẽ tái cơ cấu doanh mục trong 1 - 2 tuần tới và theo như các báo đưa họ sẽ tái cơ cấu theo chiều hướng mua thêm thì tâm lý cho các tổ lái rất vững và coi chừng các anh lái bắt đầu ra tay....nếu ai k thích mạo hiểm có thể ưu tiên 1 chút với dòng CK bởi SSI, HCM sẽ tạo trụ an toàn khi đã ra kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm quá tích cực!
 

viet_1988

New Member
Với tin này thì DCS có hot không các bác.

Tuần sau liệu còn giá dưới 5 không nhỉ?

Nhập khẩu gỗ từ Campuchia tăng 15 lần

3 tháng đầu năm 2014, gỗ và sản phẩm gỗ nhập từ Campuchia có trị giá 97,3 triệu USD, tăng gần 15 lần so với mức 6,6 triệu USD cùng kỳ năm ngoài, theo Tổng cục Hải quan.

http://image.*********.vn/2014/05/31/af871c2f6d-1-040312-TDBL-congnghiepgo.jpeg



Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng cho biết, trong 4 tháng đầu năm 2014, Việt Nam phải bỏ ra 861 triệu USD để nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, tăng 2 lần so với cùng kỳ 2013. Trong đó nhập khẩu lớn nhất là từ Lào chiếm gần 32% và Campuchia chiếm gần 17% giá trị.



Phía doanh nghiệp cho biết, trước đây, muốn nhập khẩu gỗ từ Campuchia phải mất nhiều thời gian hơn trong việc xin giấy phép. Sau khi Thông tư 01/2014, các nghiệp không cần xin giấy phép của Bộ Công Thương. Do đó, thương nhân chỉ cần đóng thuế tại hải quan biên giới là được nhập hàng về.



Do lượng gỗ nhập từ thị trường này tăng mạnh, mới đây Thủ tướng Campuchia có công văn gửi Thủ tướng Việt Nam đề nghị quay lại thực hiện theo quy trình thủ tục cũ. Theo đó, doanh nghiệp phải có công văn thông báo, giấy phép xuất khẩu của Bộ Thương mại Campuchia và sự đồng ý của Bộ Công Thương Việt Nam mới có thể nhập gỗ .



Phía Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (Vifores) cho rằng, mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu gỗ từ 40 nước nhưng không quốc gia nào có yêu cầu phải đăng ký với Bộ Công Thương mới được nhập về. Do đó, Bộ Công Thương mới có Thông tư 01 nhằm bỏ quy định này để tránh những thủ tục không cần thiết.



Hiệp hội cũng cho hay, mặt hàng này từ Campuchia chủ yếu là gỗ quý và vốn đã được quản lý rất chặt theo Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Cites). Theo đó, nếu một sản phẩm nào nằm trong danh mục này khi xuất qua một nước khác thì phải có sự đồng ý của Cites của cả nước nhập và nước xuất mới được tiến hành mua bán. Vì thế, trình tự thủ tục quá phức tạp là điều không cần thiết.
 

cody_tricini

New Member
Theo tui BĐS đã qua vùng trũng đang đi ngang và có chiều hướng nhích dần với nhiều tia sáng được hỗ trợ của chính sách, nếu đợi năm sau mua chắc mua giá cao hơn....
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top