ttc4vn

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
Từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị truờng có sự quản lý định hướng của nhà nước nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên trong nhiều lĩnh vực việc thay đổi còn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Nhất là trong công ty cổ phần may Việt Sinh tình hình tiêu thụ và một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu đầy đủ chưa tạo ra được động lực phát triển doanh nghiệp. Đây là vấn đề cần nghiên cứu vì nó liên quan đến các yếu tố của quá trình sản xuất. Có nhiều vấn đề liên quan đến tiêu thụ sản phẩm cần được xem xét lại( vấn đề sản phẩm, giá, xúc tiến bán.v.v….).
Đẩymạnh tiêu thụ sản phẩm ngày càng mang tính cấp thiết đối với mọi doanh nghiệp nó đòi hỏi sự quan tâm hơn nữa của các cấp lãnh đạo và đặc biệt là các bộ phận phòng ban làm công tác tiêu thụ. Chỉ có như vậy doanh nghiệp mới có thể đứng vững trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khi thực hiện hội nhập nền kinh tế. Trong bối cảnh như trên công ty cổ phần may Việt Sinh cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Qua thời gian thực tập tại công ty em nhận thức được sự cần thiết phải có biện pháp để nghiên cứu đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý, phù hợp. Do vậy em mạnh dạn chọn thực hiện đề tài: Phân tích tình hình tiêu thụ & lợi nhuận của công ty cổ phần may Việt sinh.
Mục đích nghiên cứu đề tài: Phân tích thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm & lợi nhuận của công ty cổ phần may Việt Sinh , trên cơ sở thành tựu đạt được và các khó khăn mà công ty gặp phải, kết hợp giữa lý thuyết và thực tế đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện hơn công tác tiêu thụ sản phẩm & lợi nhuận của công ty.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu tình hình tiêu thụ theo mặt hàng, doanh thu kênh tiêu thụ, không chuyên sâu mặt hàng cụ thể nào.
CHUYÊN ĐỀ GỒM
Phần 1: Giới thiệu chung về công ty cổ phần may Việt Sinh
Phần 2: Cơ sở lý luận của công tác tiêu thụ sản phẩm.& Lợi nhuận
Phần 3: Tình hình tiêu thụ sản phẩm & lợi nhuận của công ty cổ phần may Việt Sinh
Phần 4: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm & lợi nhuận của công ty.

Phần I
I . Giớ thiệu công ty cổ phần may Việt Sinh
1 . Quá trình hình thành & phát triển của doanh nghiệp
Tên doanh nghiệp : Công ty cổ phần may Việt Sinh
Giám đốc : Trần Doãn Thực
Địa chỉ : 45 Đường Giải Phóng Thành Phố Nam Định
Công ty Việt Sinh là một công ty nhà nước thuộc sở công nghiệp tỉnh Nam Định quản lý, tiền thân của nó là công ty may Dân Sinh. Công ty được thành lập vào tháng 10 năm 1978, đến tháng 3 năm 2002 UBND thành phố Nam Định quyết định đổi tên thành : Công ty cổ phần may Việt Sinh.
Giấy phép số : 01053005718
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 065231 của sở công thương thành phố Nam Định.
Sau gần 1 năm xây dựng cơ sở hạ tầng chuẩn bị điều kiện cần thiết cho hoạt động sản xuất của mình đến tháng 7 năm 1979 thì công ty bắt đầu đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.1 Giai đoạn 1979 – 1986 :
Những năm đầu tiên sau khi thành lập và bắt đầu đi vào hoạt động công ty phải đương đầu với muôn vàn khó khăn, ban đầu chỉ là một xí nghiệp nhỏ do nhà nước quản lý và điều hành. Diện tích ban đầu của công ty chỉ có khoảng 10.000m2. Toàn bộ nhà xởng và trang thiết bị, máy móc đều được Cộng Hoà Dân Chủ Đức viện trợ và chủ yếu những thiết bị đều đã cũ kỹ, lạc hậu . Nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp là sản xuất quần áo may mặc trong nước, khi đó đất nước ta vẫn còn nằm trong chế độ bao cấp do đó mọi nguyên phụ liệu để sản xuất đều do nhà nước cung cấp cho công ty theo kế hoạch đã đặ ra cho công ty. Tuy gặp nhiều khó khăn trong những ngày đầu nhưng công ty luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, kế hoạch mà nhà nước giao cho, không ngừng hoàn thiện và phát triển. Công ty đã liên tục đạt được nhiều danh hiệu mà nhà nước tặng cho, cho đến năm 1986 công ty vẫn đảm bảo công việc gia công quần áo cho thị trường nội địa. Tuy nhiên cho đến thời điểm này thì công ty đã quản lý trực tiếp một số hoạt động của công ty như các hợp đồng gia công vải sợi như : Bao tải đay ; khăn mặt…
1.2 Giai đoạn 1986 - 2002
Trong thời kỳ nay đất nước ta trải qua một sự thay đổi lớn đó là cải cách kinh tế vào năm 1986, nền kinh tế nước ta chuyển từ kinh tế tập chung quan liêu bao cấp sang nền kinh thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sau khi nền kinh tế thay đổi thì sản phẩm của công ty sản xuất ra lúc này không còn phù hợp nữa. Khi đó công ty đã tiến hành mở rộng phạm vi gia công của mình để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Không chỉ dừng lại ở việc nhận gai công các mặt hàng trong nước mà còn nhận gia công cho các nước Đông Âu như : Liên Xô ; Tiệp khắc… Các mặt hàng may sẵn công ty vẫn sản xuát nhưng với số lượng hạn chế, hoạt động kinh doanh của công ty vẫn còn bị hạn chế bởi việc xuất khẩu của công ty vẫn phải thông qua các đối tác trung gian.
Vào năm 1990 do yêu cầu của cơ chế kinh tế thị trường có những thay đổi cho nên công ty đã xắp xếp lại doanh nghiệp đồng thời chuyển hướng sản xuất sang các sản phẩm có kỹ thuật, giá trị cao hơn. Từ đó công ty đã tự sản xuất được các hàng hoá để xuất khẩu và cũng tự xuất khẩu được những hàng hoá do mình sản xuất ra. Công ty đã tiến hành tập trung đầu tư hơn về chiều sâu như mở các phân xởng, đầu tư mua sắm thêm trang thiết bị mới nhằm mở rộng sản xuất. Thành quả của việc đầu tư của công ty là công ty đã sản xuất được các mặt hàng cao cấp hơn như: áo 2 lớp ; áo jacket ; áo dệt kim…
1.3 Giai đoạn 2002- 2007.
Để phù hợp với xu thế hiện tại và chính sách của nhà nước vào tháng 3 năm 2002 Sở công thương thành phố Nam Định đã quyết định đổi tên công ty thành công ty cổ phần may Việt Sinh. Với những lỗ lực không ngừng của bản thân công ty đã luôn tự đổi mới và đã được bộ công nghiệp chứng nhận và cấp giấy phép đăng ký xuất – nhập khẩu, công ty đã thay đổi toàn bộ hệ thống may may do Nhật Bản sản xuất doa đó năng suất của các phân xởng đã đợc nâng lên rõ rệt. Từ đây công ty đã có thể khắc phục đợc khó khăn về kỹ thuật cho lên đã nhận đợc nhiều hợp đồng gia công hơn. Công ty đã có thể sản xuất được các loại hàng như : áo Jacket ; Quần âu ; các loại áo hai lớp ; quần soóc ; quần auu nam nữ và hàng dệt kim…để phục vụ cho việc xúât khẩu ra nước ngoài.
Cho tới nay sau 28 năm thành lập và phát triển, công ty đã vừa sản xuất,vừa xây dựng dưới sự lãnh đạo của đội ngũ cán bộ của công ty. Cùng với sự đóng góp lỗ lực các thành viên trong công ty, hiện nay công ty đã có 4 xưởng may lớn với dây chuyền sản xuất hịên đại. Trình độ, tay nghề của cán bộ công nhân viên trong công ty đã tăng lên rất nhiều, từ chỗ chỉ có hơn 100 công nhân khi mới thành lập đến nay công ty đã có trên 1000 cán bộ công nhân viên được hưởng chế độ theo chính sách, pháp luật nước ta. Đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty đã ngày càng tăng lên, thu nhập bình quân đạt 1.200.000 đ/ người một tháng. Công ty luôn chấp hành nghiêm chỉnh chính sách thuế của nhà nước đã đặt ra, hàng năm đã đóng góp vào ngân sách nhà nước một lượng tiền khá lớn góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước.
2 / Chức năng & nhiệm vụ của doanh nghiệp
Nhiệm vụ của công ty cổ phần may V iệt Sinh trong giai đoạn hiện nay là tiến hành sản xuất, không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty . Cùng với sự nỗ lực, cố gắng của toàn bộ công nhân viên và đội ngũ quản lý của xí nghiệp đã thực hiện được một khối lượng công việc khá lớn và đạt hiệu quả đáng khích lệ.
Doanh nghiệp đã ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh như vậy xí nghiệp đã khai thác và tận dụng tiềm lực của chính mình, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tiết kiệm chi phí và giảm giá thành sản phẩm.
Các chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu (2005 - 2007)
TT Các chỉ tiêu ĐVT

2005

2006

2007 So sánh
06/05
% 07/06
%
1 Tổng doanh thu Triều 112.170 130.378 160.239 116 122
2 Tổng chi phí Triệu 110.070 129.128 157.200 117 122
3 Lợi nhuận Triệu 10.376 12.428 15.610 119 125
4 Lao động Người 1.123 1.187 1.360 105 114
5 Tiền lương (người/năm) Đồng 12.000.000 13.200.000 13.800.000 110 104
6 Nộp ngân sách Triệu 3.370 3.470 3.118 102 - 0,89
Qua biểu ta có thể thấy doanh thu của doanh nghiệp năm 2007 tăng cao so với năm 2006 đạt 122& từ 130.378 triệu năm 2005 tăng lên 160.239 triệu năm 2007 đó là nhờ sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty
Các chỉ tiêu khác như tiền lương, nộp ngân sách của xí nghiệp năm 2007 đều được cải thiện tốt hơn sơ với năm 2006, tạo việc làm ổn định và thu nhập tốt cho người lao động, giúp họ tin tưởng và làm việc tốt hơn nữa cho công ty
Bên cạnh đó, ta cũng nhận thấy các chỉ tiêu của năm 2006 đều thấp hơn so với năm 2007.
+ Các chỉ tiêu khác như thu nhập bình quân và nộp ngân sách năm 2007 đều giảm so với năm 2006
Sở dĩ như vậy là vì năm 2007, xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Các đơn đặt hàng ngày càng nhỏ lẻ, nguồn hàng và giá gia công ngày càng giảm mà yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi cao hơn
Mặt khác do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế của một số nước thuộc khu vực Châu á như: Nhật bản, Hàn quốc, Singapo đây đều là những bạn hàng thân tín với doanh nghiệp chính vì vậy doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh cụ thể là số lượng đơn đặt hàng giảm, số lượng và giá gia công giảm sút, nguyên vật liệu cung ứng thiếu đồng bộ, chất lượng kém hấp dẫn dẫn đến kế hoạch sản xuất luôn bị đảo lộn, làm giảm năng suất lao động.
Trong các năm qua, đặc biệt là sau năm 1991, khi mà các thị trường truyền thống của công ty là Liên Xô cũ, các nước Đông Âu có những biến động lớn về thể chế chính trị, các doanh nghiệp có quan hệ làm ăn với thị trường Liên Xô cũ, các nước Đông Âu nói chung và với công ty cổ phần may Việt Sinh nói riêng đều bị ảnh hưởng theo.
Với công ty cổ phần may Việt Sinh từ sau năm 1991 khi các thị trường truyền thống bị sụt giảm rất lớn, ban lãnh đạo công ty đã không chịu bó tay trước những khó khăn rất lớn tưởng như không thể vượt qua này và với uy tín, sự nhạy bén nhận thức, nắm bắt thị trường và kinh nghiệm sản xuaat kinh doanh nhiều năm trong thị trường may mặc xuất khẩu, cùng với nỗ lực của các cán bộ, sự hỗ trợ to lớn về cơ chế chính sách của Nhà Nước như: cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp cho công ty,... đã tạo cho công ty được thế chủ động, tiết kiệm được chi phí, nâng cao được hiệu quả kinh doanh, cùng với sự chỉ dẫn sát sao của Tổng Công ty Dệt - May. Công ty đã tìm kiếm được những thị trường mới, thích ứng dần với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường, từng bước ổn định sản xuất và tăng trưởng đáng kể qua từng năm ( tốc độ tăng trưởng bình quân trong 10 năm 2005-2007 là 24% ). Kết quả kinh doanh năm sau luôn cao hơn năm trước, thu nhập cho người lao động được nâng cao, tăng nộp ngân sách Nhà Nước. Công ty đã góp phần không nhỏ đưa ngành may mặc trở thành ngành xuất khẩu mạnh của đất nước.
Nếu như những năm 90 trở về trước, sản phẩm sản xuất chủ yếu của công ty chỉ gồm áo mưa, pijama, măng tô, quần áo bò thì trong những năm gần đây công ty đã sản xuất và gia công thêm rất nhiều mặt hàng mới. Sản phẩm luôn được đổi mới, đa dạng hoá về chủng loại, kích cỡ, màu sắc, chất liệu, chất lượng không ngừng nâng cao và giá cả phải chăng đã được người tiêu dùng ở nhiều nơi tín nhiệm.
Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất, công ty rất chú trọng đến khâu tiêu thụ. Đây là công việc đóng vai trò rất quan trọng bởi vì nếu chỉ chú trọng đến sản xuất mà xem nhẹ khâu tiêu thụ thì việc thu hồi vốn của công ty rất khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc quay vòng vốn trong kinh doanh và từ đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hơn 28 năm xây dựng và trưởng thành, hiện nay công ty đã có một thị trường tiêu thụ rộng lớn, hơn 10 nước trên thế giới. Bảng dưới đây cho thấy các mặt hàng và thị trường chủ yếu của công ty hiện nay:
STT THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY MẶT HÀNG
1 EU, Mỹ, Nhật áo dệt kim
2 EU, Nhật, Thuỵ Sỹ, Séc, Hàn Quốc.... Jacket
3 EU, Séc, Nhật, Hà Lan Sơ mi nam nữ
4 EU, Thuỵ Sỹ, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore Bộ Pijama
5 EU, Nhật, Hungary, Hồng Kông, Đức, Pháp, Thuỵ Điển... Quần, quần áo bò
6 EU, Đức... Bộ thể thao
7 Canada, Angiêri... Quần áo trẻ em
8 Libi, Brazil Bộ Comple
9 Hàn Quốc, Đài Loan Jilê
10 Nhật Thảm
11 Mehico, Mỹ, Đài Loan Veston
Trong điều kiện bình thường đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bình thường, giá bán sản phẩm do doanh nghiệp xác định. Trong trường hợp này giá bán sản phẩm thay đổi thường do chất lượng sản phẩm thay đổi. Do việc thay đổi này mang tính chất chủ quan, tức là phản ánh kết quả chủ quan của doanh nghiệp trong quản lý sản xuất kinh doanh nói chung và quản lý chất lượng nói riêng. Khi giá bán sản phẩm tăng sẽ làm tổng số lợi nhuận tiêu thụ. Từ phân cách trên có thể suy ra rằng việc cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm là biện pháp cơ bản để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác việc thay đổi giá bán cũng do tác động của quan hệ cung cầu, của cạnh tranh... đây là tác động của yếu tố khách quan.
Giá thành toàn bộ sản phẩm là tập hợp toàn bộ các khoản mục chi phí
mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giá thành sản phẩm cao hay thấp phản ánh kết quả của việc quản lý, sử dụng lao động, vật tư kỹ thuật, tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu như sản lượng sản xuất, giá cả, mức thuế không thay đổi thì việc giảm giá

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top