daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Phân tích việc thực hiện qui định quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2014
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1 Công ƣớc quốc tế kiểm soát các chất ma tuý, chất hƣớng thần
1.1.1 Công ước 1961
1.1.2 Công ước 1971
1.1.3 Công ước 1988
1.1.4 Những qui định chung của các Công ước quốc tế trong việc kiểm
soát các hoạt động có liên quan đến thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm
thần và tiền chất dùng làm thuốc
1.2 Tình hình quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng tâm thần và tiền
chất dùng làm thuốc ở Việt Nam
1.2.1 Khái niệm thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất
dùng làm thuốc
1.2.2 Quy định về quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và
tiền chất dùng làm thuốc
1.2.3 Qui chế về kê đơn trong điều trị ngoại trú
1.3 Vài nét về tỉnh Bình Dƣơng
1.3.1 Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội
1.3.2 Công tác quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền
chất dùng làm thuốc tại tỉnh Bình Dương
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
2.1.2 Đối tượng quan sát
2.1.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp
2.2.2 Xác định các biến số nghiên cứu
2.2.3 Mẫu nghiên cứu
2.2.4 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.5 Phương pháp xử lý số liệu
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Phân tích việc thực hiện một số quy định chung trong quản lý
thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc
tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng năm 2014
3.1.1 Trình độ chuyên môn của người giữ thuốc thành phẩm gây nghiện,
thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất tại các cơ
sở khám chữa bệnh
3.1.2 Thực hiện giao nhận thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành
phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất
3.1.3 Thực hiện bảo quản thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành
phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất tại các cơ sở khám
chữa bệnh
3.1.4 Thực hiện cấp phát thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành
phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất tại các cơ sở khám
chữa bệnh
3.1.5 Thực hiện xử lý thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm
hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất do trong quá trình sử dụng
3.1.6 Thực hiện hủy thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm
hướng tâm thần và thuốc thành phẩm tiền chất tại các cơ sở khám chữa
bệnh
3.1.7 Thực hiện hủy bao bì tiếp xúc trực tiếp đựng thuốc thành phẩm gây
nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất tại
các cơ sở khám chữa bệnh
3.1.8 Thực hiện sổ sách, báo cáo thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc
thành phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất tại các cơ sở khám
chữa bệnh
3.1.9 Mức độ thực hiện một số quy định chung trong quản lý thuốc gây
nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại các cơ sở
khám chữa bệnh
3.2. Phân tích sử dụng thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành
phẩm hƣớng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất và việc thực hiện
kê đơn Morphin trong điều trị ngoại trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh
trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng năm 2014
3.2.1 Thực trạng sử dụng thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành
phẩm hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất tại các cơ sở khám chữa
bệnh năm 2014
3.2.2 Phân tích việc thực hiện kê đơn Morphin trong điều trị ngoại trú tại
các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2014
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN
4.1 Việc thực hiện một số quy định chung trong quản lý thuốc gây nghiện,
thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại các cơ sở khám, chữa
bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2014
4.2 Thực trạng sử dụng thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm
hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất và việc thực hiện kê đơn
Morphin trong điều trị ngoại trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn
tỉnh Bình Dương năm 2014
Thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc thuộc
danh mục thuốc phải kiểm soát đặc biệt. Các hoạt động liên quan đến các thuốc
trên không chỉ phải thực hiện theo Luật Dược mà còn phải theo Luật Phòng
chống ma túy, vì chỉ cần dùng quá liều sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ, bị suy nhược
tâm thần, gây ra sự nghiện ngập và dẫn đến tội ác làm băng hoại thế hệ trẻ.
Do đó, quản lý thuốc nói chung, thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần
và tiền chất dùng làm thuốc nói riêng cần được xem xét quản lý toàn diện
và phải đảm bảo an toàn trong tất cả các khâu từ sản xuất, phân phối, vận
chuyển, bảo quản, mua bán đến sử dụng.
Ngày nay, xã hội phát triển, dân trí được nâng cao đòi hỏi dịch vụ y tế nói
chung và công tác dược nói riêng đáp ứng toàn diện hơn [1]. Điều này cho thấy
công tác chăm sóc sức khỏe luôn nhận được sự quan tâm của Nhà nước và toàn
dân trong bất kỳ giai đoạn nào. Cơ sở khám chữa bệnh là nơi trực tiếp chăm sóc
sức khỏe cho người dân, trong đó khoa Dược là bộ phận không thể thiếu và có
phần đóng góp quan trọng trong công tác cung ứng thuốc cho bệnh viện và là cơ
sở hậu cần phục vụ cho công tác điều trị.
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có diện tích tự nhiên là
2.694,43 km2, dân số 1.802.500 người, mật độ dân số là 669 người/km2. Bình
Dương là một trong các địa phương năng động trong kinh tế, tốc độ tăng trưởng
kinh tế luôn ở mức cao, GDP tăng bình quân khoảng 14,9%/năm, thu hút nhiều
các doanh nghiệp tham gia đầu tư, tốc độ đô thị hoá nhanh, đời sống người dân
được cải thiện, mặt bằng dân trí đang dần được nâng cao [25]. Hiện nay, trên địa
bàn tỉnh Bình Dương về cơ sở khám chữa bệnh có 25 cơ sở có sử dụng thuốc
thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và thuốc thành phẩm
tiền chất trong đó có 10 bệnh viện công lập và 8 bệnh viện đa khoa tư nhân có
sử dụng thuốc đã được Sở Y tế Bình Dương quản lý [16].
Các qui chế, các văn bản qui định được Bộ Y tế ban hành từ trước đến nay
đã đáp ứng phần nào về quản lý thuốc nói chung và thuốc gây nghiện, thuốc
hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc nói riêng. Tuy nhiên, trên thực tế
hoạt động của ngành, sự tuân thủ của các cơ sở y tế ở các nơi không giống nhau,
vẫn còn một số cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của các qui định đó. Do
vậy, sự chấp hành các văn bản pháp quy thật sự ở mức nào còn là một vấn đề
đòi hỏi phải được trả lời sáng tỏ. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu về thực trạng
quản lý thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm hướng tâm thần và
thuốc thành phẩm tiền chất ở các cơ sở khám, chữa bệnh tại tỉnh Bình Dương.
Nhằm giúp các nhà quản lý ngành y tế nâng cao hiệu quả của công tác quản lý
thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài: Phân tích việc thực hiện quy định quản lý thuốc
gây nghiện, thuốc hƣớng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại các cơ sở
khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng năm 2014” với 2 mục tiêu
sau:
1. Phân tích việc thực hiện một số quy định chung trong quản lý thuốc gây
nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc tại các cơ sở khám,
chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2014.
2. Phân tích sử dụng thuốc thành phẩm gây nghiện, thuốc thành phẩm
hướng tâm thần, thuốc thành phẩm tiền chất và việc thực hiện kê đơn Morphin
trong điều trị ngoại trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình
Dương năm 2014.
Từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong
công tác quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm
thuốc của các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh Bình Dương năm 2014 và
trong những năm tiếp theo. Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Công ƣớc quốc tế kiểm soát các chất ma tuý, chất hƣớng thần
Những năm 60 của thế kỷ thứ XX Liên hợp quốc đã cho ra đời ba Công
ước quốc tế về kiểm soát các chất ma tuý với lý do Liên hợp quốc thừa nhận
việc dùng các gây nghiện trong y học vẫn còn là điều không thể thiếu được để
giảm sự đau đớn và cần cung cấp đầy đủ để đảm bảo có được các chất gây
nghiện cho mục đích y học. Do đó việc ra đời các Công ước này nhằm mục đích
giới hạn việc sử dụng các chất đó vào mục đích y học và khoa học, tạo điều kiện
cho sự hợp tác và kiểm soát quốc tế một cách liên tục nhằm đạt được những mục
tiêu và mục đích đó.
1.1.1. Công ước 1961
Công ước 1961 được Hội nghị Liên hợp quốc thông qua ngày 30/3/1961 tại
New York - Mỹ, tham gia hội nghị gồm có thay mặt của 73 Quốc gia tham dự.
Công ước bao gồm 50 Điều qui định về chức năng nhiệm vụ, chế độ hoạt
động của INCB, các chế độ dự báo nhu cầu sử dụng các chất gây nghiện cho
mục đích y học và nghiên cứu khoa học, các qui định về thương mại Quốc tế đối
với các chất gây nghiện, quy định về hình phạt, hoạt động chống buôn bán bất
hợp pháp, các biện pháp giám sát và kiểm soát...
Công ước 1961 cũng đưa ra Danh mục các chất Ma tuý phải kiểm soát gồm
98 chất. Sau đó đến năm 1972, Công ước 1961 cũng đã được sửa đổi theo Nghị
định thư 1972 và đã cập nhật bổ sung vào Danh mục các chất Ma tuý phải kiểm
soát theo Công ước 1961 lên tới 133 chất được chia làm 3 Danh mục [22].
Bảng 1.1. Phân loại các chất gây nghiện theo Công ƣớc Quốc tế 1961
Danh mục
Số chất gây nghiện
Công ước
1961
Công ước
1961 sửa đổi
Danh mục
I
Các chất Ma tuý được dùng hạn chế
trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên
cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc
trong lĩnh vực y tế.
84 106
Danh mục
II
8 10
Danh mục
IV
Các chất Ma túy tuyệt đối cấm sử
dụng trong lĩnh vực y tế 6 17
Tổng cộng: 98 133
1.1.2. Công ước 1971
Công ước 1971 được Hội nghị của Liên hợp quốc thông qua tại Viên ngày
21/2/1971, tham gia hội nghị gồm có thay mặt của 71 Quốc gia tham dự.
Cũng tương tự như Công ước 1961, Công ước 1971 bao gồm 33 Điều qui
định về chức năng nhiệm vụ, chế độ hoạt động của INCB, các chế độ dự báo
nhu cầu sử dụng các chất hướng thần cho mục đích y học và nghiên cứu khoa
học, các qui định về thương mại Quốc tế đối với các chất hướng thần...
Công ước 1971 cũng đưa ra Danh mục các chất hướng thần phải kiểm soát
gồm 33 chất. Sau đó Danh mục các chất hướng thần đã được cập nhật bổ sung,
vì vậy cho tới nay tổng số chất các chất hướng thần phải kiểm soát theo Công
ước 1971 lên tới 116 chất, được chia làm 4 Danh mục [23]:

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân Tích Việc Thực Hiện Chương Trình Marketing của Grab tại Thị Trường Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích ảnh hưởng của Nhóm tham khảo tới việc lựa chọn hàng hóa thiết yếu của người tiêu dùng trên thị trường Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Nguyên tắc toàn diện trong triết học Mác Lenin với việc phân tích đường lối đổi mới toàn diện ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Phân tích nội dung của phương pháp quản lý kinh tế trong hệ thống phương pháp quản lý Từ đó nêu lên ý nghĩa của nó trong việc vận dụng phương pháp Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích công việc là một hoạt động cơ bản trong công tác quản trị nguồn nhân lực, tuy nhiên lại chưa được thực hiện tốt trong nhiều tổ chức Văn hóa, Xã hội 0
D phân tích công việc tại công ty cổ phần Hữu Nghị Quản trị Nhân lực 0
T Áp dụng các mô hình toán kinh tế trong việc phân tích cổ phiếu ngành điện trên TTCK Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
G Phân tích chi phí lợi ích của việc thực hiện quy hoạch duy trì và phát triển không gian xanh thủ đô Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
C Phân tích công việc là công cụ cơ bản để quản lý nguồn nhân sự Luận văn Kinh tế 0
B Tăng cường hoạt động nhận thức của học sinh thông qua việc dạy học các yếu tố giải tích nguyên hàm - Tích phân ở THPT Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top