Derrell

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
Trình bày cơ sở lý luận chung về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề pháp lý liên quan đến việc chọn luật áp dung cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế xét từ góc độ các bên chủ thể tham gia hợp đồng và từ phía các cơ quan giải quyết tranh chấp. Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và chỉ rõ nguyên nhân, hạn chế trong việc áp dụng pháp luật đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở Việt Nam. Đồng thời đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như công tác áp dụng pháp luật cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở Việt Nam và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa

1. Sự cần thiết của việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài luận văn
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là cách thức cơ bản trong hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa giữa các thương nhân, đóng góp một
phần quan trọng vào việc tăng giá trị thương mại thế giới. Theo báo cáo của
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), giá trị thương mại thế giới trong các
năm 1960 - 1970 tăng trung bình 8,8%/năm, 1971 - 1980 là 5,8%/năm, 1981-
1990 là 5,5%/năm, 1991-1998 là 6,4%/năm [26, tr. 26-27]; trong năm 2005,
với mức tăng gần 7%, giá trị thương mại hàng hóa thế giới đã tăng hơn rất
nhiều so với tốc độ tăng hàng năm giai đoạn 2000-2005 [65, tr. 2]. Ở Việt
Nam, sau khi Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ được
ký kết năm 2000, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ. Mức
tăng trưởng thực tế là hơn 8%/năm trong các năm 2005 và 2006 [50, tr. 54];
trong năm 2007, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 10 năm
qua (8,5%), kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng khá cao (20,5%) [9, tr. 2].
Hợp đồng thương mại quốc tế là một quan hệ tư pháp quốc tế mà có thể
được điều chỉnh bởi nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, nên thường xảy ra
hiện tượng pháp luật của nhiều nước liên quan đến hợp đồng cùng có thể
được viện dẫn trong quá trình ký kết, thực hiện hay giải quyết tranh chấp
hợp đồng. Điều này dẫn đến hệ quả làm phát sinh nhiều khả năng pháp lý với
các quyền và nghĩa vụ khác nhau của các bên hợp đồng mà hợp đồng không
có khả năng đoán trước hay nếu có thì tính minh bạch trong các điều
khoản của hợp đồng không cao, mà nguyên nhân chính là do pháp luật ở mỗi
nước là khác nhau. Vì vậy, một trong những điều quan trọng trước khi các
bên ký kết một hợp đồng thương mại quốc tế là các bên phải thông qua luật
sư tư vấn hay tự mình có được sự am hiểu nhất định về các vấn đề pháp lý
liên quan đến hợp đồng, nhất là việc hợp đồng sẽ được điều chỉnh bởi hệ
thống pháp luật nào để từ đó biết được các quyền và nghĩa vụ của mình, đồng
thời có thể tránh được những bất đồng, tranh chấp không cần thiết có thể xảy
ra trong quá trình thực hiện hợp đồng. Trên thực tế, để bảo vệ quyền lợi của
mình một cách tốt nhất, trong nhiều trường hợp, các bên thỏa thuận một cách
rõ ràng trong hợp đồng về pháp luật sẽ áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng
hóa của mình.
Trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu
vực và thế giới, số lượng các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà trong
đó Việt Nam là một bên đang ngày càng tăng về số lượng và giá trị. Theo
nguyên tắc tự do hợp đồng, tự do thỏa thuận, các bên trong hợp đồng hoàn
toàn có quyền thỏa thuận luật áp dụng là pháp luật Việt Nam hay pháp luật
nước ngoài mà họ đánh giá là phù hợp nhất đối với giao dịch của mình. Tuy nhiên,
việc các bên trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế lựa chọn pháp luật
Việt Nam là không nhiều. Thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân là
pháp luật Việt Nam còn chưa tạo được niềm tin cho phía đối tác nước ngoài
cũng như cho chính các doanh nghiệp Việt Nam, nên hầu hết các hợp đồng
thương mại như vậy đều quy định dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài để điều
chỉnh. Điều này đòi hỏi Việt Nam cần có sự đánh giá, nghiên cứu pháp
luật của mình để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo hành lang
pháp lý, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng,
đồng thời tạo thuận lợi cho hoạt động giao lưu thương mại giữa Việt Nam và
các nước. Với tinh thần đó, trong thời gian qua Việt Nam đã có những nỗ lực
đáng khích lệ để hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động
thương mại nói chung và thương mại quốc tế nói riêng, trong đó có vấn đề
chọn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, mà đáng kể nhất
là việc ban hành Bộ luật Dân sự năm 2005 thay thế Bộ luật Dân sự năm 1995,
ban hành Luật Thương mại năm 2005 thay thế cho Luật Thương mại năm
1997 với những điểm mới phù hợp hơn với các quy định của pháp luật thương
mại quốc tế. Các văn bản hướng dẫn thi hành các đạo luật này cũng được ban
hành (như Nghị định số 138/2006/NĐ-CP ngày 15/11/2006, Nghị định số
12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006, Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày
06/04/2006 của Bộ Thương mại,…) để đưa các quy định của luật vào cuộc
sống. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn tại
nhiều bất cập, hạn chế. Ngay cả một số quy định của Luật Thương mại, mặc
dù mới được ban hành năm 2005 nhưng cũng đã bắt đầu bộc lộ những điểm
không phù hợp với điều kiện thực tế nảy sinh.
Để tiếp tục hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thương mại quốc tế nhằm
thu hẹp khoảng cách giữa pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, đáp ứng
yêu cầu phát triển thương mại quốc gia, thúc đẩy quá trình hội nhập khu vực
và quốc tế của Việt Nam thì những vấn đề lý luận và thực tiễn đa dạng và
luôn phát triển liên quan đến hợp đồng thương mại quốc tế cần được cập nhật,
nghiên cứu, đánh giá ở cả cấp độ quốc gia lẫn cấp độ doanh nghiệp. Đặc biệt,
trong thời gian qua, nhiều vụ tranh chấp liên quan đến các hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài đã
phát sinh với hàng loạt các vấn đề đặt ra mà đáng tiếc là phần thua thiệt nhiều
khi lại rơi về phía Việt Nam. Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng của các
doanh nghiệp và thậm trí các cơ quan nhà nước Việt Nam khi tham gia quan
hệ thương mại quốc tế cho thấy, dường như phía Việt Nam chưa quan tâm
hay quan tâm chưa đúng mức tới các vấn đề pháp lý trong giao dịch hợp
đồng dẫn đến những thua thiệt không đáng có... Điều đáng quan tâm là mặc

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

zmaxtks2014

New Member
Re: Pháp luật áp dụng trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế : Luận văn ThS. Luật: 60 38 60

link bị hỏng rồi. ad có thể cập nhật giúp mình được không. cảm ơn!
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T pháp luật về đăng ký doanh nghiệp qua thực tiễn áp dụng tại tỉnh bình thuận Luận văn Luật 1
D Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động - thực tiễn áp dụng tại công ty tnhh pizza việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Pháp luật về hợp đồng đại lý thương mại và thực tiễn áp dụng tại công ty CP vận tải và thương mại Phúc Lai Nông Lâm Thủy sản 0
C Pháp luật Quốc tế và Luật Việt Nam quy định Hoạt động nhập khẩu, thực trạng áp dụng tại Công ty CP Thiết bị Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
C Áp dụng pháp luật trong hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
B Thực tế áp dụng pháp luật về hợp đồng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Luận văn Kinh tế 2
I Thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo đảm tiền vay tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ Luận văn Kinh tế 2
D Đánh giá về thực trạng áp dụng pháp luật nước ngoài tại Việt Nam Luận văn Luật 0
D Phân tích quy định của pháp luật về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng và thực tiễn áp dụng Luận văn Kinh tế 0
D So sánh giữa 2 loại văn bản: văn bản áp dụng pháp luật và văn bản quy phạm pháp luật Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top