jupi1402

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật quốc tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu một số nét tổng quan pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em; Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài, pháp luật Việt Nam điều chỉnh vấn đề bảo vệ quyền trẻ em; Pháp luật Việt nam về bảo vệ quyền trẻ em, trên cơ sở nghiên cứu tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc thực thi pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở nước ta hiện nay
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM... 7
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .................................................... 7
1.1.1 Trên thế giới ................................................................................ 7
1.1.2. Tại Việt Nam .............................................................................. 10
1.2. Khái niệm quyền trẻ em trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt
Nam ......................................................................................................... 13
1.2.1. Khái niệm về trẻ em.................................................................... 13
1.2.2. Quyền trẻ em .............................................................................. 16
1.3. Đặc điểm các quan hệ pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em. ............ 18
1.3.1. Đặc điểm các quan hệ pháp luật quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em............ 18
1.3.2. Đặc điểm pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền trẻ em. .............. 20
1.4. Mối quan hệ giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế trong
việc bảo vệ quyền trẻ em. ...................................................................... 21
1.5. Các nguyên tắc cơ bản trong bảo vệ quyền trẻ em .................... 23
1.5.1. Nguyên tắc không phân biệt đối xử............................................. 23
1.5.2. Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệm của mọi công
dân, gia đình, nhà nước và toàn xã hội.................................................. 24
1.5.3. Nguyên tắc dành lợi ích tốt nhất cho trẻ em ................................ 24
1.5.4. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đều được giúp đỡ để hòa nhập với
gia đình, cộng đồng .............................................................................. 25
CHƢƠNG 2: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ, PHÁP LUẬT NƢỚC NGOÀI VÀ
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM .................... 27
2.1. Pháp luật quốc tế, pháp luật ngƣớc ngoài về bảo vệ quyền trẻ em ........27
2.1.1. Quyền sống còn của trẻ em......................................................... 27

2.1.2. Quyền được bảo vệ ..................................................................... 30
2.1.3.Quyền được phát triển................................................................................45
2.1.4. Quyền được tham gia.................................................................. 48
2.2. Bảo vệ quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam............................... 50
2.2.1 Quyền sống còn ........................................................................... 50
2.2.2. Quyền được bảo vệ ..................................................................... 51
2.2.3. Quyền được phát triển ................................................................ 60
2.2.4. Quyền được tham gia.................................................................. 62
2.3. Các thiết chế bảo vệ quyền trẻ em ................................................... 64
2.3.1. Các thiết chế quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em ............................... 64
2.3.2. Các thiết chế bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam ........................... 66
CHƢƠNG 3: BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ
ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM ............... 72
3.1. Tình hình bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam ................................... 72
3.1.1. Thành tựu đạt được trong công tác bảo vệ quyền trẻ em ở Việt
Nam...................................................................................................... 72
3.1.2. Hạn chế trong công tác bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam............ 78
3.1.3 Nguyên nhân của việc bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam còn hạn
chế........................................................................................................ 84
3.2.1. Đối với hệ thống pháp luật quốc tế ............................................. 85
3.2.2. Đối với hệ thống pháp luật Việt Nam.......................................... 86
KẾT LUẬN................................................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” là câu nói bao hàm đầy đủ ý
nghĩa về Trẻ em. Trẻ em hôm nay là tương lai của nhân loại, của thế giới, của
mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng, mỗi họ tộc và mỗi gia đình mai sau.
Nhiều thập kỷ qua, việc chăm sóc trẻ em ở hầu hết các quốc gia trên thế
giới đã được quan tâm ở những mức độ khác nhau và ở nhiều mặt như miễn
giảm chi phí khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi, được khuyến khích đưa trẻ
đến trường, phổ cập giáo dục tiểu học, được hỗ trợ tiền sách vở, được miễn
giảm học phí đối với trẻ em con hộ nghèo, ở vùng sâu vùng xa, được tạo điều
kiện vui chơi giải trí nhân ngày quốc tế thiếu nhi 1-6, ngày tết trung thu. Với
trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ vào đời sớm thì xã hội cũng mở rộng vòng
tay trong điều kiện có thể như: phát triển, nâng cấp các mái ấm, nhà nuôi,
trường tương lai, viện mồ côi… Điều đó cho thấy đời sống xã hội ngày càng
phát triển, trẻ em cũng có điều kiện được quan tâm, chăm lo nhiều hơn. song
do một vài yếu tố chủ quan và khách quan như thiên tai, mất mùa, chiến
tranh, hay do trình độ dân trí thấp… trẻ em vẫn còn phải gánh chịu những
nỗi đau, những thiệt thòi, trẻ em vẫn bị đói rét và vẫn bị giết hại trong những
cuộc chiến, nhiều em bé phải đi lang thang xin ăn, đi đánh giầy, bán báo .v.v.
hay phải lao động sớm trong điều kiện nặng nhọc độc hại để duy trì sự sống
qua ngày, bị lạm dụng làm công cụ kiếm tiền cho bọn người xấu, trẻ em bị
xâm hại lạm dụng tình dục, trẻ bị buôn bán, bị bắt cóc.v.v.
Ngày 20/11/1989, Liên hợp quốc đã thông qua và phê chuẩn “Công
ước về quyền trẻ em” bao gồm 54 điều khoản có hiệu lực từ ngày 20/11/1990.
Trong lời mở đầu, công ước đã khẳng định: “Để phát triển đầy đủ và hài hòa
nhân cách của mình, trẻ em cần được lớn lên trong môi trường gia đình,
trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và cảm thông… Trẻ em cần
được chuẩn bị đầy đủ để sống cuộc sống cá nhân trong xã hội và cần được

nuôi dưỡng theo tinh thần các lý tưởng được nêu ra trong hiến chương
Liên hợp quốc, đặc biệt trong tinh thần hòa bình, phẩm giá, khoan dung, tự
do, bình đẳng và đoàn kết”.
Ngày 26 tháng 1 năm 1990, Việt Nam đã ký Công ước về quyền trẻ em
1989 và phê chuẩn Công ước ngày ngày 20 tháng 2 năm 1990, mà không kèm
theo bảo lưu nào. Việt Nam là quốc gia thứ hai trên thế giới và cũng là quốc
gia đầu tiên ở Châu Á phê chuẩn Công ước này. Việc phê chuẩn Công ước đã
tạo cơ sở pháp lý quốc tế cho việc bảo vệ trẻ em ở Việt Nam, đồng thời cũng
đặt ra những nghĩa vụ ràng buộc Việt Nam đối với việc thực thi Công ước.
Tuy nhiên việc đảm bảo và thực hiện quyền trẻ cũng còn nhiều hạn chế, tình
trạng xâm hại trẻ em thực sự đáng báo động, rất nhiều hành vi vi phạm quyền
trẻ em mà chưa chịu sự trừng trị của pháp luât. Theo báo cáo năm 2009 của
Bộ Lao động – Thương binh Xã hội về tình hình trẻ em Việt Nam, thì tình
trạng bạo lực trẻ em trong những năm gần đây diễn biến phức tạp và có xu
hướng gia tăng. Trong hai năm 2008-2009, cả nước đã xảy ra 5.956 vụ (bình
quân gần 3.000 vụ một năm) [9.tr1]. Theo báo cáo của Bộ Công an (12/2009)
cũng đưa ra con số hết sức lo ngại: Số vụ xâm hại tình dục trẻ em có xu
hướng gia tăng trong những năm gần đây. Trong ba năm (từ 2005 - 2007), đã
có 1.520 trẻ em bị xâm hại tình dục, năm 2008 có 1.427 trẻ em bị xâm hại, 9
tháng đầu năm 2009 có 813 trẻ em bị xâm hại (22 trẻ em bị giết, 246 trẻ em bị
hiếp dâm, 267 trẻ em bị xâm hại tình dục...), có trên 100 vụ giết trẻ em và 50
vụ bắt cóc, buôn bán trẻ em được phát hiện và xử lý, trong đó có một số vụ
gây bức xúc trong dư luận xã hội [8.tr.2]. Nhiều trẻ em bị chính cha mẹ,
người thân, thầy cô giáo, người sử dụng lao động và những người có trách
nhiệm nuôi dưỡng chăm sóc trẻ em có hành vi bạo lực trẻ em. Điển hình là
các vụ: Cháu Nguyễn Thị Bình bị vợ chồng chủ quán phở Chu Văn Đức và
Trịnh Hạnh Phương ở quận Thanh Xuân, Hà Nội ngược đãi, đánh đập hành
hạ trong một thời gian dài. Vụ chị Quản Thị Kim Hoa đánh đập nhóm trẻ được bố mẹ gửi tại gia đình chị (Biên Hòa, Đồng Nai). Vụ cháu Hồng Anh 4
tuổi ở Xuân Mai – Hà Nội bị người “cha hờ” đánh đập, hành hạ dã man. Vụ
cháu Nguyễn Hào Anh 14 tuổi (Cà Mau) bị vợ chồng chủ trại nuôi tôm
Minh Đức hành hạ trong suốt một thời gian dài bằng các hình thức dã man như
dùng kìm bấm vào môi, bẻ răng, dùng bàn là nóng dí lên da thịt. Vụ việc bắt cóc,
tống tiền không thành dẫn đến việc sát hại 2 trẻ em ở Đắk Lắk [59]
Theo một thống kê của UNICEF, trung bình mỗi ngày thế giới có hơn
24.000 trẻ em dưới 5 tuổi tử vong; hàng năm khoảng 500 triệu tới 1,5 tỷ trẻ em bị
bạo hành; khoảng 150 triệu trẻ em tuổi từ 5-14 trở thành lao động chính. Ở một số
khu vực của châu Á và châu Phi, số trẻ em không được chăm sóc sức khoẻ, đảm
bảo dinh dưỡng và đi học... lên đến hàng triệu. Trẻ em bị tàn tật, trẻ em thuộc dân
tộc thiểu số hay sống lang thang, trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em sống trong các
trung tâm giáo dưỡng và trẻ em tị nạn hay buộc phải di chuyển chỗ ở là những
nhóm trẻ có nguy cơ bị bạo hành cao. Tại cuộc hội thảo giữa các nước trong khu
vực Đông Á và Thái Bình Dương về phòng chống tình trạng bạo hành trẻ em vào
ngày 19/10/2006, ông Laurence Gray, Giám đốc phụ trách Vận động xã hội văn
phòng World Vision khu vực phát biểu: “Trong khi chúng ta luôn cho rằng nạn
bạo hành ở trẻ em thường do những kẻ côn đồ gây ra nhưng trong thực tế trẻ
thường bị bạo hành trong gia đình, xã hội và các tổ chức chính quyền. Việc đánh
đập và xúc phạm về tình cảm và tâm lý của trẻ dưới bất cứ khung cảnh nào đều
không thể chấp nhận được”.
Như vậy, có thể nói quyền trẻ em từ trước đến nay luôn là vấn đề được tất cả
các quốc gia trên thế giới quan tâm. Tình trạng vi phạm quyền trẻ em luôn diễn ra
và ngày càng phức tạp, Chính phủ các nước phải hành động như thế nào đây để
thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc phòng và loại trừ nạn bạo hành đối với trẻ
em. Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề về bảo vệ Quyền trẻ em trong phạm vi
quốc gia và trên thế giới, nên học viên chọn “Pháp luật quốc tế, pháp luật nước
ngoài về bảo vệ quyền trẻ em” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học.
gia đình... (điều 54, 55 luật BVGDCSTE) đều được nhà nước và xã hội
quan tâm chăm sóc hết sức đặc biệt.
2.2.3. Quyền đƣợc phát triển
Nhóm quyền được phát triển nhằm mục đích đảm bảo cho trẻ em có thể
đạt được khả năng phát triển tối đa, cả về thể chất lẫn trí tuệ. Sự phát triển của
trẻ em là dự kết hợp của hai yếu tố cá nhân và môi trường, do đó pháp luật
Việt Nam quy định khá rõ nét những vấn đề liên quan đến quyền phát triển
của trẻ em.
2.2.3.1. Quyền đƣợc giáo dục
Trẻ em cần nhận được sự giáo dục cần thiết, được giúp đỡ để phát triển
tốt về thể chát, trí tuệ và xã hội, trở thành công dân có trách nhiệm, biết tôn
trọng những quyền của người khác.
Hiến pháp năm 1992 đã đề cao trách nhiệm của gia đình, cha mẹ trong
việc giáo dục con cái “Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cái thành những
công dân tốt” (điều 64). Luật Hôn nhân và gia đình cũng nêu rõ: Cha mẹ có
nghĩa vụ chăm lo việc học tập và giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể
chất, trí tuệ và đạo đức (điều 34). Như vậy trách nhiệm giáo dục trẻ em trước
tiên thuộc về gia đình và cha mẹ bên cạnh đó có sự hỗ trợ của Nhà nước, nhà
trường, cơ sở giáo dục. (Điều 28 luật BVCSGDTE). Trách nhiệm bảo đảm
quyền được học tập “1. Gia đình, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ
em thực hiện quyền học tập; học hết chương trình giáo dục phổ cập; tạo điều
kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn; 2. Nhà trường và các cơ sở giáo
dục khác có trách nhiệm thực hiện giáo dục toàn diện về đạo đức, tri thức,
thẩm mỹ, thể chất, giáo dục lao động hướng nghiệp cho trẻ em; chủ động phối
hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em.”.
Theo điều 59 Hiến pháp 1992 thì giáo dục tiểu học là bắt buộc, không
phải trả học phí. Luật Phổ cập giáo dục tiểu học quy định một cách cụ thể, đầy
đủ về quyền được phổ cập giáo dục tiểu học của trẻ em cũng như trách nhiệm của
gia đình, nhà trường, các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội trong việc đảm bảo
quyền học tập của trẻ em.
Luật Giáo dục năm 2005 đã ghi nhận quyền học tập của công dân nói
chung và của trẻ em nói riêng. Luật cũng quy định những chính sách ưu đãi, tạo
điều kiện học tập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. (Điều 10 luật Giáo dục)
Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công
dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn
gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng
được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người cùng kiệt được học tập, tạo
điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng. Nhà nước ưu tiên, tạo
điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn
tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và
nghĩa vụ học tập của mình.” Những quy định này đã tạo những điều kiện tốt nhất
cho trẻ em thực hiện quyền học tập của mình.
2.2.3.2. Quyền đƣợc vui chơi, giải trí
Trẻ em có quyền được vui chơi, giải trí và tham gia vào các hoạt động cần
thiết đảm bảo cho sự hình thành và phát triển nhân cách và thể chất của các em.
Điều này được ghi nhận tại điều 17 luật BVCSTE “Trẻ em có quyền vui chơi, giải
trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù
hợp với lứa tuổi”. Điều 21, 22 luật Giáo dục năm 2005 đã kết hợp việc học tập và
vui chơi hợp lý. Nhà nước khuyến khích và bảo trợ việc xây dựng những cơ sở vật
chất, kỹ thuật và phương tiện phục vụ cho việc học tập và vui chơi của trẻ em.
2.2.3.3. Quyền đƣợc thu nhận thông tin
Quyền tiếp cận thông tin của trẻ em được ghi nhận tại điều 69 Hiến
pháp năm 1992 “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

khsv

Member
Re: Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em : Luận văn ThS. Luật : 60 38 60

Chào ad bạn cho mình xin bản full bài này được không, Minh Thank !
 

vinnycoi

New Member
Re: Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em : Luận văn ThS. Luật : 60 38 60

Chào chủ topic mình có độc giả đang tìm kiếm tài liệu về chủ đề này, mong bạn cho mình xem bản full để cung cấp tài liệu cho độc giả nhé. Thank !
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giáo trình Pháp luật thương mại quốc tế PDF Luận văn Kinh tế 0
D Pháp luật quốc tế về bảo vệ nguồn nước quốc tế và thực tiễn thực hiện của Việt Nam Luận văn Luật 0
D Pháp luật về vận tải đa phương thức trong điều kiện hội nhập quốc tế Luận văn Kinh tế 0
D Vấn đề về người không quốc tịch trong pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài Văn hóa, Xã hội 0
D Ebook Tranh chấp biển Đông: Luật pháp, Địa Chính trị và Hợp tác Quốc tế (Phần 2) - Đặng Đình Quý (chủ biên) Luận văn Luật 0
C Pháp luật Quốc tế và Luật Việt Nam quy định Hoạt động nhập khẩu, thực trạng áp dụng tại Công ty CP Thiết bị Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
K Môi trường pháp luật của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam - Thực trạng và kiến nghị Luận văn Kinh tế 0
D Bình đẳng và chống phân biệt đối xử với người khuyết tật trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam: Phân tích và so sánh Văn hóa, Xã hội 0
D Pháp Luật Quốc Tế Và Việc Giải Quyết Tranh Chấp Hai Quần Đảo Hoàng Sa, Trường Sa Văn hóa, Xã hội 0
M Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật quốc tế Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top