pc_lee2010

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH TRONG
KINH DOANH BẢO HIỂM
8
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của cạnh tranh 8
1.2. Khái niệm và vai trò của bảo hiểm 11
1.2.1. Khái niệm bảo hiểm 11
1.2.2. Vai trò của bảo hiểm 13
1.3. Khái quát pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh
bảo hiểm
16
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CẠNH TRANH TRONG
LĨNH VỰC KINH DOANH BẢO HIỂM VÀ THỰC TIỄN
ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
24
2.1. Thực trạng pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh
bảo hiểm tại Việt Nam
24
2.1.1. Pháp luật về các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, cạnh
tranh không lành mạnh theo Luật cạnh tranh năm 2004
24
2.1.2. Pháp luật về cạnh tranh theo các quy định của Luật Kinh
doanh bảo hiểm
38
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực kinh
doanh bảo hiểm tại Việt Nam
49
2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh trong lĩnh vực kinh
doanh bảo hiểm
49
2.2.2. Thực trạng kiểm soát các hành vi cạnh tranh phổ biến trong
lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
54
2.2.3. Những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật
về cạnh tranh và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm hiện hành
64
Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC XÂY DỰNG VÀ HOÀN
THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CẠNH
TRANH TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH BẢO HIỂM
80
3.1. Yêu cầu và định hướng hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh
trong lĩnh vực kinh danh bảo hiểm
80
3.1.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực
kinh doanh bảo hiểm
80
3.1.2. Định hướng cơ bản liên quan đến hoàn thiện pháp luật về
cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
82
3.2. Hoàn thiện các quy định của luật cạnh tranh và pháp luật về
cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
86
3.2.1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật liên quan đến thỏa
thuận hạn chế cạnh tranh
86
3.2.2. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về hành vi cạnh tranh
không lành mạnh trong luật cạnh tranh và luật kinh doanh
bảo hiểm
93
3.3. Đề xuất/khuyến nghị các giải pháp khác nhằm hạn chế và
kiểm soát các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh
vực kinh doanh bảo hiểm
97
3.3.1. Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước 97
3.3.2. Đối với Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 99
3.3.3. Đối với các doanh nghiệp bảo hiểm 100
KẾ T LUÂN ̣ 102
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104 1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời gian qua, có thể nhận thấy hoạt động kinh doanh bảo hiểm (KDBH)
tại Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ, không chỉ ở sự gia tăng số lượng
các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) mà điều này còn biểu hiện ở tốc độ tăng
trưởng doanh thu của toàn thị trường. Nếu như năm 1999 mới chỉ có 10
DNBH hoạt động thì đến cuối năm 2010, trên thị trường đã có 29 DNBH phi
nhân thọ và 12 DNBH nhân thọ, 11 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và 01
doanh nghiệp tái bảo hiểm. Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước tính cả năm
2010 đạt khoảng 30.201 tỷ đồng (đạt tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm/GDP
khoảng 1,7%), trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ khoảng 16.547
tỷ đồng, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ khoảng 13.654 tỷ đồng. Tổng số
tiền bồi thường và trả tiền bảo hiểm ước khoảng 11.347 tỷ đồng đảm bảo sự
phát triển ổn định của các tổ chức, cá nhân không may gặp rủi ro, qua đó góp
phần vào sự phát triển của nền kinh tế xã hội [35]. Quá trình phát triển của thị
trường bảo hiểm trong nước đã cho thấy sự cạnh tranh gay gắt giữa các
DNBH trong việc tăng trưởng doanh thu và chiếm lĩnh thị trường.
Bên cạnh đó, hiện nay các cam kết của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) trong lĩnh vực bảo hiểm đã có hiệu lực, cùng với sự ra đời của Luật
sửa đổi Luật KDBH năm 2010 cho phép các DNBH nước ngoài sẽ được phép
cung cấp các dịch vụ bảo hiểm như bảo hiểm vận tải quốc tế, tái bảo hiểm và
môi giới bảo hiểm, dịch vụ đánh giá rủi ro, giải quyết khiếu nại và tư vấn bảo
hiểm và đặc biệt là được phép cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho các dự án,
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà không cần thành lập
pháp nhân tại Việt Nam. Như vậy, các cam kết WTO trong lĩnh vực bảo hiểm
đã dần dần được cụ thể hóa trong các văn bản pháp lý, và đồng nghĩa với đó, thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ chịu tác động cả về quy mô, chất lượng,
cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm sẽ ngày càng trở lên gay gắt.
Trong nền kinh tế thị trường, việc cạnh tranh là tất yếu, là bản chất,
cạnh tranh giữa các nhà cung cấp sẽ giúp người mua có sự thể lựa chọn được
sản phẩm tốt hơn, rẻ hơn. Đây là điều được khuyến khích và là động lực phát
triển kinh tế, phát triển doanh nghiệp. Thế nhưng, trên thực tế đối với một lĩnh
vực đặc thù như bảo hiểm thì sự cạnh tranh trong thị trường bảo hiểm thời
gian qua bên cạnh những mặt tích cực còn có rất nhiều vấn đề cần bàn
đến, một trong những vấn đề nổi cộm đó là thực trạng bùng nổ của những
hành vi cạnh tranh không lành mạnh (CTKLM), những hành vi hạn chế cạnh
tranh có ảnh hưởng xấu đến thị trường tài chính nói chung và thị trường bảo
hiểm nói riêng.
Một trong những vụ việc liên quan đến cạnh tranh trong lĩnh vực
KDBH nổi lên thời gian qua phải kể đến vụ việc ngày 29/07/2010 Hội đồng
cạnh tranh đã ra quyết định số 14/QĐ-HĐXL về việc xử lý vụ việc cạnh tranh
KNCT-HCCT-009 đối với 19 doanh nghiệp bảo phi nhân thọ vì hành vi ấn
định phí bảo hiểm đối với bảo hiểm vật chất xe cơ giới được coi là hành vi
thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, vi phạm các hành vi bị cấm theo quy định của
Luật Cạnh tranh. Theo đó, 19 DNBH tham gia ký kết thỏa thuận này đã bị
Hội đồng cạnh tranh xử phạt bằng hình thức phạt tiền. Ngoài ra, ngay trong
quyết định xử lý vụ việc, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh cũng đưa ra một
số các kiến nghị, trong đó có kiến nghị ngoài việc tăng cường công tác tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về cạnh tranh, các cơ quan nhà nước có liên quan
phải hoàn thiện hệ thống pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về KDBH phù
hợp với tình hình mới về cam kết của Việt Nam khi gia nhập các điều ước
quốc tế, trong đó có cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Có thể nhận thấy, chưa có thời điểm nào việc nghiên cứu đồng bộ các quy
định về cạnh tranh cũng như bảo hiểm để hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh liên quan đến bảo hiểm lại đặt ra cấp thiết như thời điểm hiện nay. Xuất phát
từ thực tế này, đề tài nghiên cứu "Pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực
kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam" được người viết lựa chọn làm luận văn
thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Để các hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm thật sự lành mạnh,
tạo tiền đề cho sự phát triển không ngừng đi lên của thị trường bảo hiểm Việt
Nam thì trước tiên đòi hỏi phải có cơ sở pháp lý cơ bản đầy đủ và đồng bộ
làm tiền đề hoạt động kinh doanh mang tính cạnh tranh của các DNBH, đồng
thời phải xác định rõ được các hành vi hạn chế cạnh tranh, CTKLM chủ yếu
của thị trường này cũng như các chế tài pháp lý để xử lý nghiêm các hành vi
vi phạm.
Cùng với sự ra đời của Luật Cạnh tranh năm 2004, các quy phạm pháp
luật liên quan đến cạnh tranh cũng đã dần được cụ thể hóa vào từng lĩnh vực
cụ thể của nền kinh tế, trong đó có hoạt động KDBH. Trong thời gian vừa qua
đã có rất nhiều các bài viết phản ánh trên các tạp chí về hoạt động cạnh tranh
và các hành vi CTKLM trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, đặc biệt trong
giai đoạn vụ việc xử lý hành thỏa thuận ấn định về phí bảo hiểm vật chất xe
được coi là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh như đã nói ở trên được Hội đồng xử
lý vụ việc cạnh tranh đưa ra xem xét, xử lý. Bên cạnh đó còn có các nghiên
cứu tổng quan mang tính chuyên sâu hơn như nghiên cứu về "Những hành vi
hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực bảo hiểm ở
Việt Nam" của Tiến sĩ Nguyễn Đình Quang, Nguyễn Bá Linh - Tổng Công ty
Bảo hiểm Bảo Việt; hay tác giả Thanh Hương với nghiên cứu tổng hợp "Thực
trạng cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực bảo hiểm tại Việt Nam và
một số kiến nghị đối với các bên liên quan trên thị trường". Tuy nhiên, các
nghiên cứu này mới chỉ dừng ở việc xem xét các hành vi CTKLM phổ biến
của thị trường bảo hiểm mà các doanh nghiệp thường sử dụng để tăng trưởng doanh thu, thị phần, chưa có sự xem xét, đánh giá toàn diện với các quy định
của pháp luật về cạnh tranh cũng như đánh giá được mức độ tương đồng, phù
hợp của pháp luật về bảo hiểm với các quy định liên quan đến pháp luật về
cạnh tranh hiện hành. Do vậy, việc nghiên cứu các vấn đề pháp luật về cạnh
tranh trong lĩnh vực KDBH mang tính tổng thể hiện nay là cần thiết.
Dựa trên thực trạng cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm Việt Nam hiện
nay và nhìn nhận hành vi cạnh tranh này dưới góc độ pháp luật, trong sự
tương đồng với các ngành luật có liên quan khác, người viết chọn đề tài
"Pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam"
làm luận văn với hy vọng có thể tìm hiểu sâu rõ hơn về các đặc thù của sản
phẩm bảo hiểm và thị trường bảo hiểm, các vấn đề pháp lý hiện hành điều
chỉnh hành vi cạnh tranh trong hoạt động KDBH của thị trường bảo hiểm Việt
Nam, những vướng mắc, bất cập trong các quy định hiện hành, đồng thời đưa
ra các đề xuất để hoàn thiện các quy định của pháp luật về cạnh tranh trong
lĩnh vực bảo hiểm, đưa ra các kiến nghị có liên quan để thúc đẩy sự cạnh
tranh lành mạnh, phát triển đi lên của thị trường trong quá trình hội nhập.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Thông qua việc nghiên cứu có hệ thống các vấn đề lý luận về bảo
hiểm, các quy định của pháp luật thực định về cạnh tranh trong lĩnh vực bảo
hiểm, thực tế hoạt động cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm Việt Nam …luận
văn nhằm mục đích làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hoàn thiện
khung pháp luật điều chỉnh các quan hệ về cạnh tranh trong lĩnh vực bảo
hiểm, đồng thời đề xuất các giải pháp khác nhằm thúc đẩy cho sự phát triển
và cạnh tranh lành mạnh của thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
Thứ nhất: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về cạnh tranh và ý
nghĩa của cạnh tranh và những vấn đề chung về bảo hiểm, tính đặc thù của sản phẩm bảo hiểm. Đây chính là cơ sở cần thiết cho việc nhìn nhận các hành
vi cạnh tranh trong thực tế phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam;
Thứ hai: Nghiên cứu, phân tích các vấn đề pháp lý hiện hành điều
chỉnh hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm và thực tiễn cạnh tranh
trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay;
Thứ ba: Căn cứ vào cơ sở lý luận và các các phân tích nêu trên, luận
văn sẽ đưa ra những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật về
cạnh tranh và pháp luật về KDBH trong việc điều chỉnh hoạt động cạnh tranh
trong lĩnh vực bảo hiểm, đồng thời đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm
hoàn thiện các quy định của pháp luật trong hoạt động cạnh tranh để góp phần
thúc đẩy sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ một bản luận văn thạc sĩ với một đề tài mới, với khả
năng nghiên cứu và nguồn tài liệu tham khảo còn hạn chế công trình nghiên
cứu này chưa thể bao quát hết được các vấn đề pháp lý về hoạt động cạnh
tranh trong lĩnh vực KDBH mà chỉ dừng lại ở những tiếp cận, đánh giá ban
đầu trên cơ sở thực tế các hành vi cạnh tranh phổ hiển hiện nay trên thị trường
bảo hiểm. Giới hạn trong phạm vi đề tài này, luận văn tập trung vào việc
nghiên cứu các hành vi liên quan đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, các hành
vi CTKLM trong hoạt động KDBH phi nhân thọ vì đây là lĩnh vực tập trung
nhiều vấn đề liên quan đến cạnh tranh nhất trong thời gian vừa qua.
Luận văn cũng đưa ra đánh đánh giá một cách tổng quát dưới góc
độ pháp lý về sự tương đồng giữa Luật Cạnh tranh và Luật KDBH trong
việc điều chỉnh các hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực KDBH.
Trên cơ sở đó luận văn cũng đưa ra một số gợi ý và đề xuất để hoàn
thiện khung pháp luật điều chỉnh hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực bảo
hiểm và đảm bảo cho khung pháp luật đó được khả thi trên thực tế. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phương pháp luận để nghiên cứu đề tài này là chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp song song với các phương pháp
tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh, sơ đồ.
Phương pháp phân tích được dùng để làm rõ khái niệm bảo hiểm, bản
chất và những đặc thù của bảo hiểm, khái niệm về cạnh tranh, bản chất và ý
nghĩa của cạnh tranh, làm rõ thực trạng điều chỉnh của pháp luật Việt Nam về
hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm.
Phương pháp thống kê, so sánh được sử dụng để làm rõ sự phát triển
của thị trường bảo hiểm Việt Nam, hệ thống các hành vi được xem là
CTKLM, hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực bảo hiểm. Ngoài ra, luận văn
cũng sử dụng các bảng biểu, số liệu thống kê để phân tích, chứng minh các
nội dung liên quan.
Trên cơ sở đó, phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa
nhằm đưa ra những đề xuất, kiến nghị của luận văn.
6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn
Luận văn có những đóng góp khoa học như sau:
a) Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cạnh tranh trong lĩnh vực bảo
hiểm, khẳng định sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về
cạnh tranh trong lĩnh vực KDBH.
b) Phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật về cạnh tranh và
cạnh tranh trong lĩnh vực KDBH, những điểm hạn chế, bất cập trong thực tiễn
áp dụng pháp luật điều chỉnh về hành vi cạnh tranh trong lĩnh vực KDBH tại
Việt Nam,
c) Đưa ra một số ý kiến và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện
những quy định của pháp luật về cạnh tranh trong hoạt động KDBH. 7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về bảo hiểm và thị trường bảo hiểm,
pháp luật về cạnh tranh trong kinh doanh bảo hiểm.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực kinh
doanh bảo hiểm và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam.
Chương 3: Một số kiến nghị về việc xây dựng và hoàn thiện các quy
định của pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

khsv

Member
Re: Pháp luật về cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50

Chào admin, cho mình xin bản full bài này với nhé, Thank Ad !
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top