Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Khái quát chung về pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại bằng con đường tòa án. Đánh giá thực trạng của pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại (KDTM) bằng thủ tục tố tụng tại tòa án ở Việt Nam hiện nay. So sánh thủ tục tố tụng tòa án với một số thủ tục tố tụng khác. Tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng giải quyết án KDTM tại tòa án. Qua đó tìm hiểu, phát hiện ưu và nhược điểm của thủ tục này để các cơ sở KDTM có được sự lựa chọn tốt nhất trong việc giải quyết các tranh chấp của mình, nhanh chóng khắc phục những hạn chế bất cập làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó đề xuất những phương hướng hoàn thiện pháp luật tố tụng hiện nay ở Việt Nam để phục vụ tốt hơn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đầu năm 2011 vừa qua, Đại hội lần thứ XI đã họp, thảo luận và thông
qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
(bổ sung, phát triển năm 2011) và chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai
đoạn 2010 – 2020. Để phục vụ cho chiến lược này cần có những nghiên cứu
và phát triển sâu rộng các quy định của hệ thống pháp luật đặc biệt là pháp
luật trong lĩnh vực kinh tế và giải quyết các vụ án trong tranh chấp kinh doanh
thương mại (KDTM). Đây là yêu cầu hết sức cần cấp thiết bởi lẽ trong những
năm gần đây có nhiều diễn biến phức tạp của đời sống xã hội nên các tranh
chấp KDTM cũng ngày càng nhiều và phức tạp hơn. Theo số liệu đánh giá
của ngành tòa án, hàng năm mỗi đơn vị tòa án cấp quận huyện thụ lý hàng
trăm vụ án lớn nhỏ liên quan đến tranh chấp KDTM. Hầu hết là các tranh
chấp từ hợp đồng mua bán hàng hóa, tranh chấp hợp đồng tín dụng, tranh
chấp hợp đồng dịch vụ, yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thanh toán…Sự gia tăng
của các tranh chấp như trên cũng như những loại án đặc thù trong lĩnh vực
KDTM ngày càng đa dạng và phức tạp, đòi hỏi sự không ngừng nghiên cứu
và làm mới các yêu cầu luật pháp cũng như chuyên môn trong lĩnh vực giải
quyết tranh chấp loại này để giải quyết ổn thỏa, đảm bảo quyền lợi cho các
bên là việc làm không phải đơn giản. Để đáp ứng nhu cầu này, tác giả mạnh
dạn lựa chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh
doanh thương mại theo thủ tục tố tụng tòa án ở Việt Nam hiện nay”.
Trên thực tế, các tranh chấp KDTM ở Việt Nam hầu hết đều được lựa
chọn giải quyết bằng con đường tòa án, các bên tham gia hoạt động KDTM
khi giao kết hợp đồng thương mại thường không biết và nêu quy định lựa
chọn trọng tài trong hợp đồng nên khi xảy ra tranh chấp không được áp dụng
thủ tục này nên việc lựa chọn ưu tiên giải quyết tranh chấp KDTM bằng thủ
tục tòa án là giải pháp hiệu quả nhất. Tuy nhiên, ngoài những ưu điểm bằng
việc giải quyết tranh chấp thông qua con đường tòa án thì cũng không ít
những nhược điểm của cách này khiến các doanh nghiệp băn khoăn
khi lựa chọn giải quyết tại tòa án như: thủ tục phức tạp, rườm rà hay thời gian
giải quyết kéo dài, việc bảo mật thông tin không được đảm bảo. Tuy nhiên,
tòa án là cơ quan tài phán quốc gia, mang tính cưỡng chế nghiêm minh nên
việc lựa chọn tòa án là cơ quan giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực KDTM
vẫn là lựa chọn an toàn cho các doanh nghiệp.
Hiện tại, thủ tục tố tụng giải quyết tranh chấp KDTM ở tòa án được
quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2004, sửa đổi bổ sung một
số điều năm 2011, có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2012 (BLTTDS
2004). Trên cơ sở chính là BLTTDS 2004, tác giả nghiên cứu đề tài này nhằm
mục đích tìm hiểu những ưu và nhược điểm của cách giải quyết nêu
trên, từ đó có thể góp phần nhỏ nhoi vào công tác cải sửa hoàn chỉnh phương
thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh thương mại thông qua con đường
tòa án cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoạt động trên lãnh thổ
nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Hơn thế nữa, trong công cuộc
đổi mới như hiện nay, hệ thống tài phán kinh tế của nước ta ngày càng tụt
hậu, đặc biệt là khối ngành chịu sự bao cấp của nhà nước, đã bộc lộ sự trì trệ
trong công tác giải quyết, tạo ra không ít khó khăn trong việc cải tiến chất
lượng giải quyết án gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp. Vì vậy, việc sửa đổi hệ thống pháp luật tố tụng trong lĩnh vực này
cùng với thay đổi ngành tòa án nhân dân (TAND), tạo niềm tin cho các doanh
nghiệp khi gửi gắm cho tòa án giải quyết các tranh chấp KDTM là việc làm
hết sức cần thiết phải thực hiện.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu một cách tổng quát các vấn đề lý luận
cơ bản của nội dung tố tụng tại tòa án (chủ yếu dựa trên văn bản pháp luật
hiện hành là BLTTDS 2004 và các văn bản pháp lý có liên quan cùng với
thực tiễn hoạt động xét xử các loại án KDTM tại TAND hiện nay). Từ đó, có
phương hướng đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật tố tụng giải quyết
các vụ án tranh chấp KDTM hiện nay. Mục tiêu cụ thể như sau:
- Đánh giá thực trạng của pháp luật giải quyết tranh chấp KDTM bằng
thủ tục tố tụng tại tòa án ở Việt Nam hiện nay.
- So sánh thủ tục tố tụng tòa án với một số thủ tục tố tụng khác. Tìm
hiểu nguyên nhân và giải pháp hoàn thiện, nâng cao chất lượng giải quyết án
KDTM tại tòa án.
Qua đó tìm hiểu, phát hiện ưu và nhược điểm của thủ tục này để các cơ
sở KDTM có được sự lựa chọn tốt nhất trong việc giải quyết các tranh chấp
của mình, nhanh chóng khắc phục những hạn chế bất cập làm ảnh hưởng đến
quá trình sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó đề xuất những phương hướng
hoàn thiện pháp luật tố tụng hiện nay ở Việt Nam để phục vụ tốt hơn trong
quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn chọn khuôn khổ trình tự,
thủ tục tố tụng trong công tác giải quyết án KDTM tại tòa án nhân dân (trên
cơ sở các quy định của phần thủ tục của phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm trong
BLTTDS 2004 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện
BLTTDS 2004 và có liên quan làm đối tượng nghiên cứu và khoanh vùng
phạm vi nghiên cứu.
Do thời gian thực hiện còn hạn chế, luận văn chỉ tập trung vào nghiên
cứu thủ tục giải quyết tranh chấp KDTM đến giai đoạn phúc thẩm.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này chủ yếu vận dụng phương pháp
nghiên cứu pháp luật truyền thống và phổ biến là phương pháp duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, đó là:
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

vinhheo90

New Member
Re: Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo thủ tục tố tụng tòa án ở Việt Nam hiện nay. Luận văn ThS. Luật: 60 38 50

Link bị hỏng uj chủ thớt ơi hic hic
 

vinhheo90

New Member
Re: Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại theo thủ tục tố tụng tòa án ở Việt Nam hiện nay. Luận văn ThS. Luật: 60 38 50

chủ thớt đăng link download mới đi
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top