Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Trình bày những vấn đề lý luận về pháp luật giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với doanh nghiệp ở Việt Nam. Nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với doanh nghiệp ở Việt Nam. Nêu lên những ưu điểm, nhược điểm của hệ thống pháp luật về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với doanh nghiệp. Đưa ra định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với doanh nghiệp ở Việt Nam
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế, chính sách, pháp
luật đất đai có vai trò quan trọng, góp phần khai thác nguồn lực từ đất đai cho
quá trình đầu tƣ, phát triển của mọi doanh nghiệp. Thực tiễn hơn 20 năm thực
hiện đƣờng lối đổi mới (từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986), cùng
với việc ban hành Luật Doanh nghiệp năm 2005, Luật Đầu tƣ năm 2005, Luật
Thƣơng mại năm 2005, Luật cạnh tranh năm 2004... đội ngũ các doanh nghiệp đã
phát triển vƣợt bậc, nhanh chóng về số lƣợng, đa dạng về hình thức hoạt động và
có đóng góp đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả nền kinh
tế. Nhà nƣớc đã ban hành Luật Đất đai năm 1987, Luật Đất đai năm 1993, Luật
Đất đai sửa đổi, bổ sung năm 1998, Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung năm năm 2001
và Luật Đất đai năm 2003. Có thể nói, cùng với sự phát triển của quá trình đổi
mới, chính sách pháp luật đất đai từng bƣớc giải phóng sức sản xuất, góp phần
khai thác nguồn lực đất đai, chuyển nguồn tài chính tiềm năng từ đất đai thành
nguồn tài chính hiện thực cho đầu tƣ phát triển của doanh nghiêp.
Hoạt động quản lý, sử dụng đất của các doanh nghiệp trong thời gian qua,
bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định.
Tại hầu hết các địa phƣơng, việc giao đất, cho thuê đất dƣ dôi so với nhu cầu sử
dụng đất thực sự tại một số doanh nghiệp dẫn lãng phí tài nguyên đất; chính sách
giá đất quá cao, chƣa phù hợp với bản chất kinh tế, xã hội của các quan hệ sử
dụng đất làm gia tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp; hiệu quả huy động vốn
từ quỹ đất của doanh nghiệp còn thấp; việc thực hiện quyền và nghĩa vụ doanh
nghiệp còn nhiều vƣớng mắc do pháp lụât có sự phân biệt giữa doanh nghiệp
trong và ngoài nƣớc về phƣơng thức thanh toán tiền thuê đất; về quyền nhận
chuyển nhƣợng các dự án xây dựng khu nhà ở, khu đô thị… Theo số liệu thống
kê của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, từ năm 2005 đến năm 2009, có 48/55 tỉnh,
thành phố có báo cáo kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm về sử dụng đất của các
doanh nghiệp đƣợc Nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng
đất; tổng số trƣờng hợp vi phạm pháp luật trong sử dụng đất là 1.213 trƣờng hợp
với tổng diện tích đã giao, cho thuê là 38.622 ha, trong đó tổng diện tích vi phạm
là 24.529ha (chiếm 63,5%), bao gồm các hình thức vi phạm: đƣợc giao, đƣợc
thuê đất nhƣng đã quá 12 tháng chƣa đƣa vào sử dụng đất là 15.949 ha, chiếm
70,64%; sử dụng không đúng mục đích đƣợc giao, đƣợc thuê là 1.525 ha, chiếm
6,76%; thực hiện dự án chậm tiến độ đƣợc duyệt là 6.449 ha.
Cũng theo báo cáo thì các địa phƣơng đã xử lý thu hồi với tổng diện tích
18.949 ha, gia hạn sử dụng cho 3.031ha và điều chỉnh dự án cho 773 ha.
Việc xử lý vi phạm pháp luật đất đai đối với doanh nghiệp sử dụng đất
hiện nay ở các địa phƣơng thực hiện còn chậm, nhiều trƣờng hợp còn để dây
dƣa, kéo dài, gây bức xúc trong dƣ luận.
Để khắc phục những tồn tại, bất cập nêu trên, tạo cơ sở để đất đai phát
huy hết đƣợc giá trị là nguồn vốn, nguồn nội lực của doanh nghiệp trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc cần chỉnh sửa, hoàn thiện lại pháp
luật về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với các doanh nghiệp. Do vậy, thực
hiện đề tài “Pháp luật về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với doanh
nghiệp ở Việt Nam” là cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong giai đoạn
hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay.
2.Tình hình nghiên cứu
Đến nay, vấn đề giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với doanh nghiệp đã
thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều tác giả nghiên cứu dƣới nhiều phƣơng diện
khác nhau. Có thể đề cập đến một số công trình, bài báo tiêu biểu nhƣ: Đề tài độc
lập cấp Nhà nƣớc“Cơ sở khoa học cho việc hoạch định các chính sách quản lý
và sử dụng hợp lý quỹ đất đai” của Tổng cục Địa chính năm 2006; Giao đất, cho
thuê đất, trường hợp nào cần đấu giá của Luật sƣ Vũ Văn Đài ngày 15/4/2011-
Nguồn Chinhphu.vn; Cần điều chỉnh thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của tác
giả Phùng Hƣơng - Tạp chí Tài nguyên và Môi trƣờng, số 15/2011; Một số giải
pháp giao đất, cho thuê đất của tác giả Phan Văn Thọ - Tạp chí Tài nguyên và
Môi trƣờng số 5/2009; Pháp luật về bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi
đất - Luận văn Thạc sĩ luật học của Nguyễn Vinh Diện - năm 2006; Bức xúc thu
hồi đất không chỉ do giá đền bù của tác giả Lan Hƣơng - Báo điện tử Dân trí, số
ra ngày 03/10/2008; Một số ý kiến hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà
nước thu hồi đất của tác giả Ths. Lê Ngọc Thạnh - Tạp chí Tài nguyên và Môi
trƣờng, số 11(73), tháng 6 năm 2009, tr.40-43.
Nói chung, các công trình, bài báo nêu trên đều nghiên cứu về giao đất, cho
thuê đất, thu hồi đất đối với doanh nghiệp ở mức độ và phạm vi khác nhau. Có
công trình, bài báo nghiên cứu đi sâu phân tích, bình luận một số khía cạnh pháp lý
về giao đất, cho thuê đất, có công trình, bài báo nghiên cứu đi sâu phân tích, bình
luận một số khía cạnh pháp lý về thu hồi đất, có công trình, bài báo nghiên cứu việc
điều chỉnh thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, có công trình nghiên cứu vấn đề
này ở phạm vi rộng về chính sách quản lý và sử dụng hợp lý quỹ đất đai. Bên
cạnh đó có công trình nghiên cứu vấn đề này thông qua việc đánh giá thực trạng
giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thƣờng thiệt hại khi Nhà nƣớc thu hồi
đất...Tuy nhiên chƣa có công trình nào nghiên cứu vấn đề này từ góc độ tổng
quan chính sách, pháp luật về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với các
doanh nghiệp ở Việt Nam, đƣa ra những tồn tại, bất cập của pháp luật về vấn đề
này trên cơ sở đánh giá thực trạng thi hành. Với mong muốn đƣợc tiếp cận vấn
đề từ tổng quan chính sách, pháp luật về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối
với các doanh nghiệp ở Việt Nam, nhận diện những tồn tại, bất cập của thực
trạng thi hành; trên cơ sở đó tui sẽ đề xuất định hƣớng và một số giải pháp nhằm
góp phần hoàn thiện pháp luật về về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với
các doanh nghiệp.
3. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích: Phân tích, đánh giá pháp luật về
giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với các doanh nghiệp, đồng thời nhận diện
những tồn tại, bất cập của pháp luật về vấn đề này trên cơ sở đánh giá thực trạng
thi hành. Trên cơ sở đó sẽ đề xuất định hƣớng và một số giải pháp nhằm góp
phần hoàn thiện pháp luật về về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với các
doanh nghiệp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Pháp luật về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với các doanh nghiệp là
một đề tài có nội hàm nghiên cứu rộng, phức tạp do đối tƣợng điều tra đa dạng
về loại hình bao gồm: doanh nghiệp nhà nƣớc, công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tƣ nhân, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp
100% vốn nƣớc ngoài. Nhóm đối tƣợng này có thể hoạt động ở nhiều lĩnh vực
ngành nghề (công nghiệp, xây dựng - dịch vụ - thƣơng mại, nông nghiệp) và
phân bố dƣới nhiều hình thức (tập trung trong các khu, cụm công nghiệp hoặc
phi tập trung). Tuỳ vào lĩnh vực hoạt động, đất đai có thể là mặt bằng sản xuất
kinh doanh (đối với doanh nghiệp công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ), là hàng
hoá (đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản), là tƣ liệu sản xuất (đối với
doanh nghiệp nông - lâm nghiệp). Tuy nhiên, trong khuôn khổ có hạn của một
bản luận văn Thạc sĩ luật học, tác giả chỉ tập trung đi sâu tìm hiểu các quy định
hiện hành về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với các doanh nghiệp sử dụng
đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh. Đối với nhóm doanh nghiệp kinh doanh
bất động sản, đề tài chỉ đề cập ở một số nội dung nhất định.
5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phƣơng pháp luận của việc nghiên cứu Luận văn dựa trên lý luận
Mác - Lê nin với phép biện chứng khoa học duy vật và biện chứng khoa học lịch
sử, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc trong lĩnh vực
quản lý đất đai.
Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn cụ thể
nhƣ sau:
5.1. Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá: Phân tích, tổng
hợp số liệu, dữ liệu thu thập đƣợc tại Sở Tài nguyên và Môi trƣờng một số tỉnh,
thành phố, tại một số đơn vị thuộc Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng để đánh giá, phân tích thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất, thu
hồi đất đối với các doanh nghiệp.
5.2. Phƣơng pháp so sánh: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để đối chiếu
các quy định pháp luật, tìm ra các điểm bất cập, chƣa phù hợp, chƣa thống nhất
trong hệ thống pháp luật về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với các doanh
nghiệp; điểm chƣa phù hợp giữa quy định pháp luật với thực tiễn thi hành.
5.3. Phƣơng pháp thu thập kế thừa các nghiên cứu, các tài liệu đã có: Luận
văn đã tiếp cập, thu thập kế thừa các thông tin, tài liệu tổng kết thi hành Luật Đất đai
năm 2003 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, các số liệu của các công trình khoa
học đã công bố để trên cơ sở đó phân tích, đánh giá pháp luật về giao đất, cho thuê
đất, thu hồi đất đối với các doanh nghiệp, đồng thời nhận diện những tồn tại, bất cập
của pháp luật về vấn đề này để đề xuất các giải pháp phù hợp theo mục tiêu đặt ra.
6. Kết quả và đóng góp của luận văn
Luận văn đã phân tích đƣợc một số vấn đề lý luận cơ bản về giao đất, cho
thuê đất, thu hồi đất đối với các doanh nghiệp nhƣ khái niệm, đặc điểm, phân loại
doanh nghiệp; khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc giao đất, cho thuê đất, thu hồi
đất; khái quát đƣợc pháp luật về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với các
doanh nghiệp qua các thời kỳ.
Luận văn đã đánh giá thực trạng pháp luật về giao đất, cho thuê đất, thu
hồi đất đối với các doanh nghiệp, cụ thể: phân tích các quy định pháp luật hiện
hành về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với các doanh nghiệp; đánh giá tác
động của các quy định pháp luật này đến các doanh nghiệp; phân tích, đánh giá
pháp luật về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất đối với các doanh nghiệp, đồng
thời nhận diện những tồn tại, bất cập của pháp luật về vấn đề này trong quá trình
triển khai thực hiện.
Trên cơ sở khoa học và thực tiễn, luận văn đƣa ra định hƣớng và một số
giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về về giao đất, cho thuê đất, thu
hồi đất đối với các doanh nghiệp.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật giao đất, cho thuê đất, thu
hồi đất đối với doanh nghiệp ở Việt Nam.
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về giao đất, cho thuê đất, thu
hồi đất đối với doanh nghiệp ở Việt Nam.
Chƣơng 3: Định hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về giao đất, cho
thuê đất, thu hồi đất đối với doanh nghiệp ở Việt Nam.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top