farmer_in_city
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Luận văn ThS. Luật kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hộ kinh doanh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xác hội chủ nghĩa ở nước ta. Nghiên cứu, phân tích các vấn đề pháp lý hiện hành điều chỉnh hoạt động hộ kinh doanh để tìm ra những bất cập. Từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháp cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về hộ kinh doanh ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay ở nước ta
MỞ ĐẦU
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỘ KINH DOANH
1.1. Khái lược lịch sử phát triển của hộ kinh doanh
1.2. Khái niệm và bản chất pháp lý của hộ kinh doanh theo pháp
luật Việt Nam hiện nay
1.3. Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh
1.3.1. Hộ kinh doanh không phải là pháp nhân
1.3.2. Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh quy mô rất nhỏ
1.3.3. Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn đối với các
khoản nợ của hộ kinh doanh
1.4. Vai trò của hộ kinh doanh trong sự phát triển kinh tế - xã
hội ở Việt Nam
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỘ KINH DOANH Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về hộ kinh doanh
2.1.1. Quy định về đăng ký, thành lập hộ kinh doanh
2.1.2. Quy định về quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh
2.1.3. Quy định về chấm dứt hộ kinh doanh
2.2. Những bất cập của pháp luật về hộ kinh doanh ở Việt Nam
hiện nay
2.2.1. Bất cập về cách nhận diện hộ kinh doanh
2.2.2. Bất cập về việc thành lập, đăng ký hộ kinh doanh
2.2.3. Bất cập về vốn - tài chính đối với hộ kinh doanh
2.2.4. Bất cập về thuế đối với hộ kinh doanh
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ KINH DOANH Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Định hướng phát triển
3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hộ kinh doanh
trong giai đoạn hiện nay
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật
3.2.2. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh
3.2.3. Một số giải pháp cụ thể khuyến khích, trợ giúp các hộ kinh doanh
3.2.3.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư đỗi với
hộ kinh doanh
3.2.3.2. Giải pháp về vốn - tài chính
3.2.3.3. Giải pháp về thuế
3.2.3.4. Giải pháp về thị trường và chính sách về lao động
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, vấn đề phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được đặt
ra như một tất yếu đối với nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế tư bản tư nhân
(trong đó có hộ kinh doanh) là một bộ phận trong cơ cấu ấy đã có một thời kỳ
bị coi là đối lập với kinh tế xã hội chủ nghĩa, vì vậy phải nằm trong diện cải
tạo xóa bỏ. Song thực tiễn đã chứng minh quan niệm như vậy là cực đoan và
sự xuất hiện của kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần không nhỏ vào sự phát
triển lớn mạnh của nền kinh tế nước nhà.
Đường lối đổi mới kinh tế do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của
Đảng công sản Việt Nam đề ra được hoàn thiện và phát triển, Đảng và Nhà nước
ta khẳng định chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nghị quyết Đại hội VI
của Đảng đưa ra giải pháp: "Khuyến khích phát triển kinh tế gia đình. Sử dụng
khả năng tích cực của kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa, đồng thời vận dụng và tổ
chức những người lao động cá thể vào các hình thức làm ăn tập thể để nâng cao
hiệu quả sản xuất, kinh doanh; sắp xếp, cải tạo và sử dụng tiểu thương, giúp đỡ
những người không cần thiết trong lĩnh vực lưu thông chuyển sang sản xuất
và dịch vụ. Sử dụng kinh tế tư bản tư nhân trong một số ngành, nghề, đi đôi
với cải tạo họ từng bước bằng nhiều hình thức tư bản nhà nước, xóa bỏ
thương nghiệp tư bản tư nhân. Mở rộng nhiều hình thức liên kết giữa các thành
phần kinh tế theo nguyên tắc cùng có lợi, bình đẳng trước pháp luật".
Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa IX) thống nhất quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế hộ kinh
doanh "Các hộ kinh doanh cá thể được Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để
phát triển cả ở nông thôn và thành thị; khuyến khích các hộ liên kết hình
thành các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho doanh nghiệp
hay phát triển lớn hơn" [23].
Thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, được
sự đồng tình hưởng ứng tích cực của nhân dân, hộ kinh doanh đã phát triển
rộng khắp trong cả nước; đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy
động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải
thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định
chính trị - xã hội của đất nước. Cùng với các loại hình kinh doanh khác, sự
phát triển của hộ kinh doanh đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc
đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, tăng thêm số lượng công nhân, lao động và doanh nhân Việt Nam, thực
hiện các chủ trương xã hội hóa y tế, văn hóa, giáo dục...
Nhờ vậy, trong những năm vừa qua, bộ phận kinh tế này ở nước ta đã
phát triển nhanh chóng và ngày càng khẳng định là một bộ phận không thể
thiếu được của nền kinh tế quốc dân.
Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và đầu tư tính đến giữa năm
2010, cả nước đã có trên 4,1 triệu hộ kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 7,6
triệu lao động và đóng góp khoảng 20% GDP cả nước. Do đó, kinh tế hộ kinh
doanh đã góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo, ổn định và nâng
cao đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của các hộ kinh doanh của Việt Nam
hiện nay chưa phát huy được hết các tiềm năng của mình, còn gặp nhiều khó
khăn trong sản xuất kinh doanh như: quy mô nhỏ bé, phân tán, manh mún,
vốn ít, công nghệ lạc hậu, trình độ tay nghề của người lao động thấp, sức cạnh
của hàng hóa thấp... Khó khăn này một phần do chủ thể này chưa có kinh
nghiệm hoạt động trong nền kinh tế thị trường, chưa đủ năng động, sáng tạo
trong kinh doanh. Mặt khác, cũng còn do chưa có một khung chính sách thật rõ ràng và ổn định từ phía Nhà nước nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu
tạo điều kiện cho các hộ gia đình phát huy hết khả năng của mình cho sự
nghiệp phát triển kinh tế đất nước.
Việc xác định vị trí, vai trò, các quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh
sao cho phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội, cũng như yêu cầu của
công cuộc đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra, bảo đảm cho các hộ
kinh doanh phát huy được vai trò của mình trong cơ chế chủ động, tự chủ sản
xuất kinh doanh, bình đẳng trước pháp luật, góp phần quan trọng vào sự phát
triển nền kinh tế đất nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội đặt ra.
Vấn đề đặt ra là tìm giải pháp điều chỉnh pháp lý về tổ chức và hoạt
động của hộ kinh doanh như thế nào cho phù hợp với những điều kiện của
nền kinh tế thị trường mới được xác lập ở nước ta. Đây cũng là một trong
những vấn đề cần được nghiên cứu và làm sáng tỏ.
Xuất phát từ thực tế này, đề tài nghiên cứu "Pháp luật về hộ kinh
doanh ở Việt Nam" được người viết lựa chọn làm luận văn thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, ở Việt Nam cũng đã có các công trình khoa học nghiên
cứu về hộ kinh doanh nhưng phần lớn tiếp cận vấn đề này ở những mức độ
khía cạnh, pháp lý kinh tế khác nhau.
Qua nghiên cứu chúng tui thấy rằng sự quan tâm và nghiên cứu của
các nhà khoa học pháp lý thể hiện ở những mức độ khác nhau:
Thứ nhất: Ở các trung tâm, trường Đại học đào tạo cử nhân luật trong
chương trình đào tạo của mình vấn đề hộ kinh doanh là một bộ phận nằm
trong quá trình giảng dạy về luật kinh tế và quản lý kinh tế mặc dù mức độ
nghiên cứu chưa sâu. Chúng ta có thể tìm thấy một số vấn đề về hộ kinh
doanh trong Giáo trình Luật thương mại, của Trường Đại học Luật Hà Nội,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2006; Giáo trình Luật kinh tế, của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001;
Chuyên khảo Một số quy định mới về hộ kinh doanh nhỏ, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2003. Hay các bài viết được công bố trên các tạp chí chuyên
ngành pháp lý, nổi bật như bài viết: Phân tích pháp luật về hộ kinh doanh để
tìm ra các bất cập, của TS. Ngô Huy Cương, Tạp chí Khoa học, Đại học
Quốc gia Hà Nội, số 25 (2009)...
Thứ hai: Trong những năm qua một số cơ quan nghiên cứu về kinh tế
đã có một số cuộc điều tra về thực trạng và tình hình phát triển của hộ kinh
doanh như: Kết quả điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông năm
2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Kết quả điều tra, khảo sát tình hình phát
triển của hộ kinh doanh tại tỉnh Bắc Ninh và Vĩnh Phúc năm 2011 của Viện
Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy, với nhiều mức độ và cách tiếp cận khác nhau, các công trình
nghiên cứu nếu trên đã đi sâu phân tích những đặc điểm, bản chất và vai trò
của hộ kinh doanh trong nền kinh tế - xã hội ở nước ta. Song, cho đến nay
chưa có nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu và trình bày một cách có hệ
thống về pháp luật vê hộ kinh doanh ở Việt Nam. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa
có chọn lọc các công trình khoa học đã được công bố, người viết hy vọng góp
phần làm sáng tỏ hơn vấn đề pháp lý của hộ kinh doanh ở Việt Nam, qua đó
tìm ra những bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời
đưa ra các giải pháp hoàn thiện và thúc đẩy sự phát triển của hộ kinh doanh
trong quá trình hội nhập.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận, các quy
định của pháp luật thực định về hộ kinh doanh ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay từ đó đề ra các giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật về hộ
kinh doanh.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Luận văn ThS. Luật kinh tế -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về hộ kinh doanh trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xác hội chủ nghĩa ở nước ta. Nghiên cứu, phân tích các vấn đề pháp lý hiện hành điều chỉnh hoạt động hộ kinh doanh để tìm ra những bất cập. Từ đó đề xuất những phương hướng, giải pháp cho việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về hộ kinh doanh ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay ở nước ta
MỞ ĐẦU
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỘ KINH DOANH
1.1. Khái lược lịch sử phát triển của hộ kinh doanh
1.2. Khái niệm và bản chất pháp lý của hộ kinh doanh theo pháp
luật Việt Nam hiện nay
1.3. Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh
1.3.1. Hộ kinh doanh không phải là pháp nhân
1.3.2. Hộ kinh doanh là hình thức kinh doanh quy mô rất nhỏ
1.3.3. Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn đối với các
khoản nợ của hộ kinh doanh
1.4. Vai trò của hộ kinh doanh trong sự phát triển kinh tế - xã
hội ở Việt Nam
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỘ KINH DOANH Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Những nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam về hộ kinh doanh
2.1.1. Quy định về đăng ký, thành lập hộ kinh doanh
2.1.2. Quy định về quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh
2.1.3. Quy định về chấm dứt hộ kinh doanh
2.2. Những bất cập của pháp luật về hộ kinh doanh ở Việt Nam
hiện nay
2.2.1. Bất cập về cách nhận diện hộ kinh doanh
2.2.2. Bất cập về việc thành lập, đăng ký hộ kinh doanh
2.2.3. Bất cập về vốn - tài chính đối với hộ kinh doanh
2.2.4. Bất cập về thuế đối với hộ kinh doanh
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỘ KINH DOANH Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Định hướng phát triển
3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hộ kinh doanh
trong giai đoạn hiện nay
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật
3.2.2. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với hộ kinh doanh
3.2.3. Một số giải pháp cụ thể khuyến khích, trợ giúp các hộ kinh doanh
3.2.3.1. Hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích đầu tư đỗi với
hộ kinh doanh
3.2.3.2. Giải pháp về vốn - tài chính
3.2.3.3. Giải pháp về thuế
3.2.3.4. Giải pháp về thị trường và chính sách về lao động
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng
xã hội chủ nghĩa, vấn đề phát triển cơ cấu kinh tế nhiều thành phần được đặt
ra như một tất yếu đối với nền kinh tế Việt Nam. Kinh tế tư bản tư nhân
(trong đó có hộ kinh doanh) là một bộ phận trong cơ cấu ấy đã có một thời kỳ
bị coi là đối lập với kinh tế xã hội chủ nghĩa, vì vậy phải nằm trong diện cải
tạo xóa bỏ. Song thực tiễn đã chứng minh quan niệm như vậy là cực đoan và
sự xuất hiện của kinh tế tư bản tư nhân đã góp phần không nhỏ vào sự phát
triển lớn mạnh của nền kinh tế nước nhà.
Đường lối đổi mới kinh tế do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của
Đảng công sản Việt Nam đề ra được hoàn thiện và phát triển, Đảng và Nhà nước
ta khẳng định chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận
hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nghị quyết Đại hội VI
của Đảng đưa ra giải pháp: "Khuyến khích phát triển kinh tế gia đình. Sử dụng
khả năng tích cực của kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa, đồng thời vận dụng và tổ
chức những người lao động cá thể vào các hình thức làm ăn tập thể để nâng cao
hiệu quả sản xuất, kinh doanh; sắp xếp, cải tạo và sử dụng tiểu thương, giúp đỡ
những người không cần thiết trong lĩnh vực lưu thông chuyển sang sản xuất
và dịch vụ. Sử dụng kinh tế tư bản tư nhân trong một số ngành, nghề, đi đôi
với cải tạo họ từng bước bằng nhiều hình thức tư bản nhà nước, xóa bỏ
thương nghiệp tư bản tư nhân. Mở rộng nhiều hình thức liên kết giữa các thành
phần kinh tế theo nguyên tắc cùng có lợi, bình đẳng trước pháp luật".
Tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (khóa IX) thống nhất quan điểm chỉ đạo phát triển kinh tế hộ kinh
doanh "Các hộ kinh doanh cá thể được Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để
phát triển cả ở nông thôn và thành thị; khuyến khích các hộ liên kết hình
thành các hình thức tổ chức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho doanh nghiệp
hay phát triển lớn hơn" [23].
Thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, được
sự đồng tình hưởng ứng tích cực của nhân dân, hộ kinh doanh đã phát triển
rộng khắp trong cả nước; đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế, huy
động các nguồn lực xã hội vào sản xuất, kinh doanh, tạo thêm việc làm, cải
thiện đời sống nhân dân, tăng ngân sách nhà nước, góp phần giữ vững ổn định
chính trị - xã hội của đất nước. Cùng với các loại hình kinh doanh khác, sự
phát triển của hộ kinh doanh đã góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, thúc
đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, tăng thêm số lượng công nhân, lao động và doanh nhân Việt Nam, thực
hiện các chủ trương xã hội hóa y tế, văn hóa, giáo dục...
Nhờ vậy, trong những năm vừa qua, bộ phận kinh tế này ở nước ta đã
phát triển nhanh chóng và ngày càng khẳng định là một bộ phận không thể
thiếu được của nền kinh tế quốc dân.
Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và đầu tư tính đến giữa năm
2010, cả nước đã có trên 4,1 triệu hộ kinh doanh, tạo việc làm cho hơn 7,6
triệu lao động và đóng góp khoảng 20% GDP cả nước. Do đó, kinh tế hộ kinh
doanh đã góp phần quan trọng vào việc xóa đói giảm nghèo, ổn định và nâng
cao đời sống nhân dân.
Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động của các hộ kinh doanh của Việt Nam
hiện nay chưa phát huy được hết các tiềm năng của mình, còn gặp nhiều khó
khăn trong sản xuất kinh doanh như: quy mô nhỏ bé, phân tán, manh mún,
vốn ít, công nghệ lạc hậu, trình độ tay nghề của người lao động thấp, sức cạnh
của hàng hóa thấp... Khó khăn này một phần do chủ thể này chưa có kinh
nghiệm hoạt động trong nền kinh tế thị trường, chưa đủ năng động, sáng tạo
trong kinh doanh. Mặt khác, cũng còn do chưa có một khung chính sách thật rõ ràng và ổn định từ phía Nhà nước nhằm đưa ra những biện pháp hữu hiệu
tạo điều kiện cho các hộ gia đình phát huy hết khả năng của mình cho sự
nghiệp phát triển kinh tế đất nước.
Việc xác định vị trí, vai trò, các quyền và nghĩa vụ của hộ kinh doanh
sao cho phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội, cũng như yêu cầu của
công cuộc đổi mới mà Đảng và Nhà nước ta đã đề ra, bảo đảm cho các hộ
kinh doanh phát huy được vai trò của mình trong cơ chế chủ động, tự chủ sản
xuất kinh doanh, bình đẳng trước pháp luật, góp phần quan trọng vào sự phát
triển nền kinh tế đất nước, giải quyết tốt các vấn đề xã hội đặt ra.
Vấn đề đặt ra là tìm giải pháp điều chỉnh pháp lý về tổ chức và hoạt
động của hộ kinh doanh như thế nào cho phù hợp với những điều kiện của
nền kinh tế thị trường mới được xác lập ở nước ta. Đây cũng là một trong
những vấn đề cần được nghiên cứu và làm sáng tỏ.
Xuất phát từ thực tế này, đề tài nghiên cứu "Pháp luật về hộ kinh
doanh ở Việt Nam" được người viết lựa chọn làm luận văn thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, ở Việt Nam cũng đã có các công trình khoa học nghiên
cứu về hộ kinh doanh nhưng phần lớn tiếp cận vấn đề này ở những mức độ
khía cạnh, pháp lý kinh tế khác nhau.
Qua nghiên cứu chúng tui thấy rằng sự quan tâm và nghiên cứu của
các nhà khoa học pháp lý thể hiện ở những mức độ khác nhau:
Thứ nhất: Ở các trung tâm, trường Đại học đào tạo cử nhân luật trong
chương trình đào tạo của mình vấn đề hộ kinh doanh là một bộ phận nằm
trong quá trình giảng dạy về luật kinh tế và quản lý kinh tế mặc dù mức độ
nghiên cứu chưa sâu. Chúng ta có thể tìm thấy một số vấn đề về hộ kinh
doanh trong Giáo trình Luật thương mại, của Trường Đại học Luật Hà Nội,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2006; Giáo trình Luật kinh tế, của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2001;
Chuyên khảo Một số quy định mới về hộ kinh doanh nhỏ, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2003. Hay các bài viết được công bố trên các tạp chí chuyên
ngành pháp lý, nổi bật như bài viết: Phân tích pháp luật về hộ kinh doanh để
tìm ra các bất cập, của TS. Ngô Huy Cương, Tạp chí Khoa học, Đại học
Quốc gia Hà Nội, số 25 (2009)...
Thứ hai: Trong những năm qua một số cơ quan nghiên cứu về kinh tế
đã có một số cuộc điều tra về thực trạng và tình hình phát triển của hộ kinh
doanh như: Kết quả điều tra cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể phi nông năm
2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Kết quả điều tra, khảo sát tình hình phát
triển của hộ kinh doanh tại tỉnh Bắc Ninh và Vĩnh Phúc năm 2011 của Viện
Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard) thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy, với nhiều mức độ và cách tiếp cận khác nhau, các công trình
nghiên cứu nếu trên đã đi sâu phân tích những đặc điểm, bản chất và vai trò
của hộ kinh doanh trong nền kinh tế - xã hội ở nước ta. Song, cho đến nay
chưa có nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu và trình bày một cách có hệ
thống về pháp luật vê hộ kinh doanh ở Việt Nam. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa
có chọn lọc các công trình khoa học đã được công bố, người viết hy vọng góp
phần làm sáng tỏ hơn vấn đề pháp lý của hộ kinh doanh ở Việt Nam, qua đó
tìm ra những bất cập trong các quy định của pháp luật hiện hành, đồng thời
đưa ra các giải pháp hoàn thiện và thúc đẩy sự phát triển của hộ kinh doanh
trong quá trình hội nhập.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận, các quy
định của pháp luật thực định về hộ kinh doanh ở Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay từ đó đề ra các giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật về hộ
kinh doanh.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: hoàn thiện pháp luật về đăng ký hộ kinh doanh, thực tiễn pháp luật thuế đối với hộ kinh doanh VN hiện nay, LUAN VAN PHAP LUAT VE DANG KY HO KINH DOANH tai mien phi, thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về hộ kinh doanh 2021, luận văn pháp luật về hộ kinh doanh, một số pháp lý về hộ kinh doanh