traudennhinhanh

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Pháp luật về hợp đồng gia công; thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại Công ty cổ phần May Hưng Yên





Mục lục

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: Cơ sở pháp lý về hợp đồng gia công 3

1.1 Cơ sở lí luận về quan hệ gia công hàng hóa 3

1.1.1 Khái niệm gia công 3

1.1.2 Đặc điểm của hoạt động gia công 6

1.1.3 Vai trò của hoạt động gia công hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. 6

1.2 Chế độ pháp lý về hợp đồng gia công hàng hóa 9

1.2.1 Khái niệm về hợp đồng gia công hàng hóa 9

1.2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gia công hàng hóa 11

1.2.2.1 Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công 11

1.2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công 15

1.2.3 Các hình thức gia công hàng hóa cho nước ngoài hiện nay 18

1.2.4 Hợp đồng gia công hàng hóa với thương nhân nước ngoài 21

1.2.4.1 Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng gia công hàng hoá với thương nhân nước ngoài. 21

1.2.4.2 Ký kết và thực hiện hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài theo pháp luật hiện hành. 23

1.2.4.3 Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài. 27

1.2.4.4 Giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công 29

1.2.4.5 Luật áp dụng đối với hợp đồng gia công hàng hoá với thương nhân nước ngoài 30

Chương II. Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại Công ty cổ phần May Hưng Yên. 32

2.1 Khái quát chung về Công ty cổ phần May Hưng 32

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần May Hưng Yên. 32

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 34

2.1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 35

2.1.4 Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 39

2.2 Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại công ty cổ phần May Hưng Yên. 40

2.2.1 Ký kết hợp đồng gia công 40

2.2.1.1 Đàm phán để ký kết hợp đồng 40

2.2.1.2 Nội dung của hợp đồng gia công 42

2.2.2 Thực hiện hợp đồng gia công. 47

2.2.2.1 Nhận nguyên phụ liệu 47

2.2.2.2 Tổ chức sản xuất 49

2.2.2.3 Giao thành phẩm 50

2.2.3 Thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công 51

2.2.4 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng gia công và giải quyết các tranh chấp này tại công ty 52

2.3 Đánh giá chung về thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại Công ty cổ phần May Hưng Yên. 53

2.3.1 Những kết quả đạt được 53

2.3.2 Những hạn chế 55

Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc ký kết và thực hiện hợp đồng gia công tại Công ty cổ phần May Hưng Yên 56

3.1 Một số kiến nghị với Nhà nước 56

3.1.1 Về thủ tục hải quan 56

3.1.2 Chính sách thuế. 60

3.1.3 Các chính sách khác 61

3.2 Đối với doanh nghiệp 62

3.2.1 Công tác nghiên cứu và mở rộng thị trường. 62

3.2.2 Công tác đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng 63

3.2.3 Công tác đào tạo cán bộ 63

3.2.4 Việc áp dụng luật tại Công ty cổ phần May Hưng Yên 64

KẾT LUẬN 67

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


cấp không đúng chất lượng, số lượng như đã nêu trong hợp đồng thì bên nhận gia công phải báo ngay cho bên đặt gia công biết và yêu cầu bên nhận gia công xác nhận việc này đồng thời yêu cầu phải gửi đúng nguyên vật liệu đã ghi trong hợp đồng.
Tổ chức sản xuất
Sau khi đã nhận nguyên vật liệu từ bên đặt gia công, bên nhận gia công sẽ lên kế hoạch để tổ chức sản xuất, cán bộ phòng kế hoạch sản xuất kinh doanh sẽ tiến hành lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch này phải được sự thống nhất của cả hai bên. Bên nhận gia công phải căn cứ vào thời gian giao nguyên vật liệu, thời gian giao thành phẩm để có kế hoạch phù hợp.
Khi đã có kế hoạch rõ ràng, cán bộ của phòng sản xuất kinh doanh sẽ thông báo với các phân xưởng sản xuất tiến hành thực hiện sản xuất. Quá trình sản xuất sẽ được theo dõi, chỉ đạo sát sao của phòng kĩ thuật, phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm, quản đốc các phân xưởng chịu trách nhiệm về tiến độ sản xuất tại phân xưởng mình phụ trách. Nếu tiến hành sản xuất có vấn đề gì thì quản đốc sẽ báo cáo cho trưởng phòng sản xuất để có phương hướng giải quyết kịp thời. Quá trình sản xuất được sự phối hợp của nhiều phòng ban, bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận này có vai trò nhất định trong quá trình tạo ra sản phẩm.
- Giao thành phẩm
Sau khi đã sản xuất ra sản phẩm bên nhận gia công thực hiện việc chuyển sản phẩm đã được hoàn thành cho bên đặt gia công. Bên đặt gia công nhận sản phẩm của mình theo những quy định trong hợp đồng và thực hiện việc thanh toán tiền thù lao cho bên nhận gia công.
¬ Thanh lý, thanh khoản hợp đồng gia công
Khi kết thúc hợp đồng gia công hay hợp đồng gia công hết hiệu lực, các bên phải tiến hành thanh lý, thanh khoản hợp đồng và làm các thủ tục hợp đồng với cơ quan hải quan. Hợp đồng sẽ được giải quyết theo sự thỏa thuận của hai bên.
1.2.4.3 Trách nhiệm pháp lý do vi phạm hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu một bên có hành vi vi phạm sẽ phát sinh hậu quả pháp lý và họ phải chịu trách nhiệm, muốn kết luận một bên có vi phạm hợp đồng hay không cần căn cứ vào các yếu tố:
Có hành vi thực hiện hay thực hiện không đúng hợp đồng đã ký
Bên vi phạm hợp đồng có lỗi
Bên vi phạm phải gánh chịu thiệt hại có nguyên nhân trực tiếp là do hành vi trái pháp luật của mình.
Theo điều 292 Luật thương mại 2005 qui định, khi có vi phạm hợp đồng bên vi phạm có thể sẽ phải chịu một hay một số các chế tài được qui định trong luật như sau:
Buộc thực hiện đúng hợp đồng
Phạt vi phạm
Buộc bồi thường thiệt hại
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Đình chỉ thực hiện hợp đồng
Hủy bỏ hợp đồng
Đối với trường hợp buộc thực hiện đúng hợp đồng: bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hay dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh. Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hay không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng theo thoả thuận trong hợp đồng.
Đối với trường hợp phạt vi phạm: là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận hay pháp luật có qui định. Phạt vi phạm có thể do không thực hiện hợp đồng hay thực hiện không đúng hợp đồng. Theo điều 301 Luật thương mại: mức phạt vi phạm hợp đồng không được quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
Đối với trường hợp buộc bồi thường thiệt hại: bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Đối với trường hợp tạm ngừng thực hiện hợp đồng và trường hợp đình chỉ thực hiện hợp đồng: trong những trường hợp này bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm tạm ngừng không thực hiện tiếp hợp đồng nữa, có thể sau đó sẽ tiếp tục thực hiện hay không. Nếu xảy ra một trong các trường hợp sau:
Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng hay là điều kiện để đình chỉ hợp đồng.
Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng
Đối với trường hợp hủy bỏ hợp đồng: huỷ bỏ hợp đồng bao gồm huỷ bỏ toàn bộ hợp đồng và huỷ bỏ một phần hợp đồng. Huỷ bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng. Huỷ bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Chế tài huỷ bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để huỷ bỏ hợp đồng
- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
1.2.4.4 Giải quyết tranh chấp hợp đồng gia công
Xảy ra tranh chấp là điều không mong muốn của bất cứ doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, với những vi phạm xảy ra mà hai bên không thể thỏa thuận với nhau được thì phải đưa ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Hiện nay ở nước ta có bốn hình thức để giải quyết tranh chấp:
- Thương lượng trực tiếp giữa hai bên.
    Thương lượng trực tiếp là việc các bên đương sự cùng nhau trao đổi, đấu tranh, nhân nhượng và thỏa thuận giải quyết tranh chấp.
   Thương lượng trực tiếp có thể tiến hành bằng cách 2 bên gặp nhau để thỏa thuận, thương lượng hay một bên gửi đơn khiếu nại cho bên kia và bên kia trả lời đơn khiếu nại.
- Hòa giải
   Hòa giải là phương pháp giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự thông qua người thứ ba gọi là hòa giải viên. Hòa giải viên đóng vai trò là người trung gian, tiến hành họp kín với riêng từng bên hay họp chung với cả hai bên để hiểu kỹ nội dung tranh chấp, lý giải phân tích cho các bên thấy rõ lợi ích của mình và lợi ích của bên kia nhằm giúp các bên tìm ra một giải pháp tốt nhất giải quyết tranh chấp một cách hợp lý, hợp tình.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
   Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài khuôn khổ tòa án, theo đó các bên lựa chọn đưa vụ tranh chấp cho người thứ ba trung lập giải quyết.
   Trọng tài là cách giải quyết tranh chấp mà có khi người ta còn gọi là tòa án tư pháp, không có thiết chế của Chính phủ, do các cá nhân tự nguyện lập ra.
   Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi chính bản thân các bên có liên quan tôn trọng và thừa nhận quyền phán quyết của nó.
   Trọng tài đôi khi có thể hiểu đấy là quy trình, thể lệ giải quyết tranh chấp.
- Giải quyết tranh chấp bằng tòa án.
   Việc giải quyết các tranh chấp trong dệt may còn được tiến hành bằng cách đi kiện ra tòa án, người có quyền lợi bị vi phạm sau khi thương lượng không thành công hay bỏ qua bước thương lượng, có thể đi kiện ra tòa để nhờ tòa án xét xử...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top