bi_love_712
New Member
Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá - Thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường
LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội, hợp đồng là một hình thức thiết lập quan hệ. Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của hợp đồng đã chứng minh đó là một hình thức pháp lý thích hợp và hiệu quả trong việc đảm bảo sự vận động của hàng hoá và tiền tệ. Khi nền kinh tế phát triển, xã hôi văn minh thì việc điều chỉnh bằng pháp luật quan hệ hợp đồng ngày càng cần thiết, càng được coi trọng và hoàn thiện.
Ở nước ta, việc điều chỉnh bằng pháp luật quan hệ hợp đồng đã được áp dụng từ lâu, song nó chỉ được hoàn thiện hơn và phát triển mạnh khi nước ta bước vào công cuộc đổi mới với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước. Để đáp ứng đòi hỏi khách quan của nền kinh tế cần một hệ thống pháp luật thống nhất để điều chỉnh quan hệ hợp đồng và để tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp luật khi đất nước hội nhập kinh tế quốc tế, WTO, ngày 14/6/2005 Quốc hội khoá XI đã ban hành Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/01/2006 để điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Việc ban hành Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thưoơg mại 2005 là cần thiết và quan trọng, đã tiến một bước dài trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng.
Khi đến thực tập tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường, vấn đè ký kết và thực hiện hợp đồng của Công ty đã thu hút sự quan tâm của em, trong đó hợp đồng mua bán hàng hoá chiếm tới 90% tổng số các loại hợp đồng tại Công ty. Hợp đồng mua bán hàng hoá có vai trò quan trọng đối với mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh. Đó là quan hệ trao đổi hợp pháp mà tất cả các tổ chức sản xuất, kinh doanh đều phải thực hiện trong quá trình tồn tại và phát triển của chúng. Bởi vây, em đã chọn đề tài: "Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá - Thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường" để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá không chỉ là quan hệ giữa các thương nhân trong nước với nhau mà còn là quan hệ giữa các thương nhân trong nước với các thương nhân nước ngoài. Song để tập trung vào nội dung cần bàn bạc, chuyên đề này sẽ chỉ đề cập đến những vấn đề pháp lý và thực tiễn liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước.
Bố cục của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu thành ba chương:
Chương I: Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hoá
Chương II: Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường
Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá
Chuyên đề được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình, khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Hợp Toàn cũng như sự giúp đỡ tận tình của các cô chú CB CNV công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường. Em xin chân thành Thank sự giúp đỡ quý báu đó.
Do năng lực chuyên môn còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót nhất định về nội dung và hình thức, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn có quan tâm đến vấn đề này để đề tài được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1. Quan hệ hợp đồng trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, WTO
1.1. Kinh tế thị trường và mối quan hệ trong nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó các yếu tố "đầu vào" và "đầu ra" của sản xuất đều thông qua thị trường. Kinh tế hàng hóa là một kiểu tố chức kinh tế- xã hội, mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để trao đổi, để bán trên thị trường. Mục đích của sản xuất trong kinh tế hàng hóa không phải để thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất ra sản phẩm mà nhằm để bán, tức để thỏa mãn nhu cầu của người mua, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường không đồng nhất với nhau, chúng khác nhau về trình độ phát triển. Vế cơ bản chúng có cùng nguồn gốc và cùng bản chất.
Trong nền kinh tế thị trường nào thì các quy luật kinh tế của sản xuất và lưu thông hàng hóa đều được phản ánh và tác động một cách khách quan thông qua cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường chính là một tổ chức kinh tế , trong đó người sản xuất và người tiêu dùng chịu sự tác động chi phối lẫn nhau qua thị trường. Thị trường là nơi gặp gỡ của người mua và người bán, của người sản xuất và người tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường người sản xuất không chỉ sản xuất cái gì mình có mà phải sản xuất cái gì thị trường cần. Cơ chế thị trường hoạt động theo các quy luật của nền kinh tế hàng hóa. Đó là quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh... Thông qua các hoạt động trao đổi mua bán, thị trường có vai trò to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Nó điều tiết sản xuất, điều tiết tiêu dùng. Chính "bàn tay vô hình" của thị trường làm cho cơ cấu sản xuất, cơ cấu hàng hóa phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng về số lượng và chất lượng. Nó xác lập mối quan hệ giữa người bán và người mua trên nguyên tắc cùng có lợi. Thị trường cung cấp thông tin cần thiết cho nhà kinh doanh và tạo yếu tố cạnh tranh làm động lực cho sự phát triển sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Một trong những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường là tự do trao đổi các sản phẩm hàng hóa giữa người mua và người bán. Người bán bao giờ cũng muốn bán với giá cao, còn người mua bao giờ cũng muốn mua với giá thấp, do đó mà cần có sự thống nhất ý chí, có sự thỏa thuận giữa người bán và người mua thể hiện qua hợp đồng. Như vậy, hợp đồng về bản chất là sự thỏa thuận, sự thống nhất ý chí giữa các bên tham gia ký kết theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng không trái pháp luật.
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế của hệ thống các quan hệ hợp đồng, nếu thiếu hợp đồng thì nền kinh tế không thể vận hành được.
1.2. Vai trò của hợp đồng trong nền kinh tế thị trường
Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung và bao cấp trước đây, hợp đồng kinh tế được coi là công cụ cơ bản đế quản lý nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Chỉ tiêu kế hoạch là cơ sở để các bên ký kết hợp đồng kinh tế, do đó mà khi chỉ tiêu kế hoạch thay đổi, các bên cũng phải thay đổi hợp đồng cho phù hợp. Vi phạm hợp đồng là vi phạm kế hoạch. Trong điều kiện đó hợp đồng kinh tế chỉ là phương tiện để các đơn vị trao đổi sản phẩm cho nhau một cách hình thức, ghi nhận sự cấp phát vật tư của Nhà nước cho các đơn vị kinh tế và sự giao nộp sản phẩm của các đơn vị kinh tế cho Nhà nước mà thôi. Hợp đồng kinh tế "mất đi giá trị đích thực của mình với tư cách là hình thức pháp lý chủ yếu của quan hệ kinh tế".
Trong nền kinh tế thị trường, hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận của các chủ thể kinh doanh theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng. Nhà nước chỉ có thể sử dụng pháp luật để tác động vào các quan hệ hợp đồng để đảm bảo lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đó và lợi ích chung của toàn xã hội.
Hợp đồng là công cụ, là cơ sở để xây dựng và thực hiện kế hoạch của chính các chủ thể kinh doanh, làm cho kế hoạch sản xuất kinh doanh chỉ có thể thực hiện được nếu người sản xuất mua được nguyên vật liệu và ký được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của mình. Đồng thời hợp đồng cũng cụ thể hóa, chi tiết hóa kế hoạch sản xuất mua bán, giá cả, thời gian giao hàng...Như vậy nhu cầu sản xuất kinh doanh là do người kinh doanh quyết định và thỏa thuận với khách hàng nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh và thu lợi nhuận.
Thông qua việc đàm phán ký kết hợp đồng, người sản xuất có thể nắm bắt được nhu cầu thị trường về sản phẩm của mình và kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch sản xuất kinh doanh có phù hợp với nhu cầu thị trường hay qua quá trình ký kết hợp đồng các doanh nghiệp chủ động cân nhắc tính toán chênh lệch giữa chi phí và hiệu quả kinh tế của phương án kinh doanh.
Thông qua hợp đồng kinh tế mà Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết các quan hệ kinh tế xã hội, hướng các quan hệ phát triển trong trật tự pháp luật.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI MỞ ĐẦU
Trong đời sống xã hội, hợp đồng là một hình thức thiết lập quan hệ. Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của hợp đồng đã chứng minh đó là một hình thức pháp lý thích hợp và hiệu quả trong việc đảm bảo sự vận động của hàng hoá và tiền tệ. Khi nền kinh tế phát triển, xã hôi văn minh thì việc điều chỉnh bằng pháp luật quan hệ hợp đồng ngày càng cần thiết, càng được coi trọng và hoàn thiện.
Ở nước ta, việc điều chỉnh bằng pháp luật quan hệ hợp đồng đã được áp dụng từ lâu, song nó chỉ được hoàn thiện hơn và phát triển mạnh khi nước ta bước vào công cuộc đổi mới với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước. Để đáp ứng đòi hỏi khách quan của nền kinh tế cần một hệ thống pháp luật thống nhất để điều chỉnh quan hệ hợp đồng và để tạo điều kiện thuận lợi về mặt pháp luật khi đất nước hội nhập kinh tế quốc tế, WTO, ngày 14/6/2005 Quốc hội khoá XI đã ban hành Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/01/2006 để điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Việc ban hành Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thưoơg mại 2005 là cần thiết và quan trọng, đã tiến một bước dài trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng.
Khi đến thực tập tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường, vấn đè ký kết và thực hiện hợp đồng của Công ty đã thu hút sự quan tâm của em, trong đó hợp đồng mua bán hàng hoá chiếm tới 90% tổng số các loại hợp đồng tại Công ty. Hợp đồng mua bán hàng hoá có vai trò quan trọng đối với mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh. Đó là quan hệ trao đổi hợp pháp mà tất cả các tổ chức sản xuất, kinh doanh đều phải thực hiện trong quá trình tồn tại và phát triển của chúng. Bởi vây, em đã chọn đề tài: "Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá - Thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường" để làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp. Quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá không chỉ là quan hệ giữa các thương nhân trong nước với nhau mà còn là quan hệ giữa các thương nhân trong nước với các thương nhân nước ngoài. Song để tập trung vào nội dung cần bàn bạc, chuyên đề này sẽ chỉ đề cập đến những vấn đề pháp lý và thực tiễn liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hoá trong nước.
Bố cục của chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu thành ba chương:
Chương I: Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hoá
Chương II: Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá tại công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường
Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá
Chuyên đề được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình, khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Hợp Toàn cũng như sự giúp đỡ tận tình của các cô chú CB CNV công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường. Em xin chân thành Thank sự giúp đỡ quý báu đó.
Do năng lực chuyên môn còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót nhất định về nội dung và hình thức, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn có quan tâm đến vấn đề này để đề tài được hoàn thiện hơn.
CHƯƠNG I
CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
I.CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
1. Quan hệ hợp đồng trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, WTO
1.1. Kinh tế thị trường và mối quan hệ trong nền kinh tế thị trường
Kinh tế thị trường là trình độ phát triển cao của kinh tế hàng hóa, trong đó các yếu tố "đầu vào" và "đầu ra" của sản xuất đều thông qua thị trường. Kinh tế hàng hóa là một kiểu tố chức kinh tế- xã hội, mà trong đó sản phẩm sản xuất ra để trao đổi, để bán trên thị trường. Mục đích của sản xuất trong kinh tế hàng hóa không phải để thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của người sản xuất ra sản phẩm mà nhằm để bán, tức để thỏa mãn nhu cầu của người mua, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường không đồng nhất với nhau, chúng khác nhau về trình độ phát triển. Vế cơ bản chúng có cùng nguồn gốc và cùng bản chất.
Trong nền kinh tế thị trường nào thì các quy luật kinh tế của sản xuất và lưu thông hàng hóa đều được phản ánh và tác động một cách khách quan thông qua cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường chính là một tổ chức kinh tế , trong đó người sản xuất và người tiêu dùng chịu sự tác động chi phối lẫn nhau qua thị trường. Thị trường là nơi gặp gỡ của người mua và người bán, của người sản xuất và người tiêu dùng. Trong nền kinh tế thị trường người sản xuất không chỉ sản xuất cái gì mình có mà phải sản xuất cái gì thị trường cần. Cơ chế thị trường hoạt động theo các quy luật của nền kinh tế hàng hóa. Đó là quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh... Thông qua các hoạt động trao đổi mua bán, thị trường có vai trò to lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế. Nó điều tiết sản xuất, điều tiết tiêu dùng. Chính "bàn tay vô hình" của thị trường làm cho cơ cấu sản xuất, cơ cấu hàng hóa phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng về số lượng và chất lượng. Nó xác lập mối quan hệ giữa người bán và người mua trên nguyên tắc cùng có lợi. Thị trường cung cấp thông tin cần thiết cho nhà kinh doanh và tạo yếu tố cạnh tranh làm động lực cho sự phát triển sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Một trong những đặc điểm cơ bản của nền kinh tế thị trường là tự do trao đổi các sản phẩm hàng hóa giữa người mua và người bán. Người bán bao giờ cũng muốn bán với giá cao, còn người mua bao giờ cũng muốn mua với giá thấp, do đó mà cần có sự thống nhất ý chí, có sự thỏa thuận giữa người bán và người mua thể hiện qua hợp đồng. Như vậy, hợp đồng về bản chất là sự thỏa thuận, sự thống nhất ý chí giữa các bên tham gia ký kết theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng không trái pháp luật.
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế của hệ thống các quan hệ hợp đồng, nếu thiếu hợp đồng thì nền kinh tế không thể vận hành được.
1.2. Vai trò của hợp đồng trong nền kinh tế thị trường
Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung và bao cấp trước đây, hợp đồng kinh tế được coi là công cụ cơ bản đế quản lý nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Chỉ tiêu kế hoạch là cơ sở để các bên ký kết hợp đồng kinh tế, do đó mà khi chỉ tiêu kế hoạch thay đổi, các bên cũng phải thay đổi hợp đồng cho phù hợp. Vi phạm hợp đồng là vi phạm kế hoạch. Trong điều kiện đó hợp đồng kinh tế chỉ là phương tiện để các đơn vị trao đổi sản phẩm cho nhau một cách hình thức, ghi nhận sự cấp phát vật tư của Nhà nước cho các đơn vị kinh tế và sự giao nộp sản phẩm của các đơn vị kinh tế cho Nhà nước mà thôi. Hợp đồng kinh tế "mất đi giá trị đích thực của mình với tư cách là hình thức pháp lý chủ yếu của quan hệ kinh tế".
Trong nền kinh tế thị trường, hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận của các chủ thể kinh doanh theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, bình đẳng. Nhà nước chỉ có thể sử dụng pháp luật để tác động vào các quan hệ hợp đồng để đảm bảo lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đó và lợi ích chung của toàn xã hội.
Hợp đồng là công cụ, là cơ sở để xây dựng và thực hiện kế hoạch của chính các chủ thể kinh doanh, làm cho kế hoạch sản xuất kinh doanh chỉ có thể thực hiện được nếu người sản xuất mua được nguyên vật liệu và ký được hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của mình. Đồng thời hợp đồng cũng cụ thể hóa, chi tiết hóa kế hoạch sản xuất mua bán, giá cả, thời gian giao hàng...Như vậy nhu cầu sản xuất kinh doanh là do người kinh doanh quyết định và thỏa thuận với khách hàng nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh và thu lợi nhuận.
Thông qua việc đàm phán ký kết hợp đồng, người sản xuất có thể nắm bắt được nhu cầu thị trường về sản phẩm của mình và kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch sản xuất kinh doanh có phù hợp với nhu cầu thị trường hay qua quá trình ký kết hợp đồng các doanh nghiệp chủ động cân nhắc tính toán chênh lệch giữa chi phí và hiệu quả kinh tế của phương án kinh doanh.
Thông qua hợp đồng kinh tế mà Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết các quan hệ kinh tế xã hội, hướng các quan hệ phát triển trong trật tự pháp luật.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn thực hiện, PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY, Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần Nguyên Phương, THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA, Pháp Luật Về Hợp Đồng Mua Bán Hàng Hóa Và Thực Tiễn Áp Dụng Tại công ty lam kinh, luận văn Pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam qua thực tế thực hiện tại Công ty, Pháp luật về kiểm tra chất lượng hàng hoá trong hợp đồng mua bán hàng hóa qua thực tiễn tại hà nội
Last edited by a moderator: