manhmanh_08
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về công ty cổ phần và quản lý nội bộ trong công ty cổ phần. Tổng quát mô hình và cơ cấu quản lý nội bộ trong công ty cổ phần Việt Nam. Một số các quy định pháp luật Vệt Nam về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần. Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công ty cổ phần và quản lý nội bộ trong công ty cổ phần
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tư tưởng quản lý doanh nghiệp đã được hình thành và phát triển từ nhiều
thế kỷ qua, nhằm giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống trong thực tiễn quản lý
của các doanh nghiệp. Lịch sử kinh tế thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc khủng
hoảng kinh tế-tài chính mang tính toàn cầu, khu vực hay trong phạm vi của một
quốc gia. Trong số rất nhiều nguyên nhân, thì sự yếu kém trong quản lý doanh
nghiệp là một trong các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các cuộc khủng hoảng nói
trên. Cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính ở khu vực Đông Á, và Đông Nam Á1
trong những năm cuối 1990, là một minh chứng cho thấy các thất bại trong quản lý
doanh nghiệp đã làm trầm trọng thêm các khó khăn về kinh tế-tài chính của các
quốc gia Đông Á và Đông Nam Á, mà nguyên nhân chính của nó xuất phát từ sự
yếu kém của hệ thống pháp luật, thiếu các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán đồng
nhất, sự yếu kém của các ngân hàng thương mại, sự yếu kém trong quản lý thị
trường tài chính, sự quản lý kém hiệu quả của Hội đồng quản trị trong các doanh
nghiệp, và cuối cùng sự quan tâm chưa đúng mức tới quyền lợi của các cổ đông,
nhất là các cổ đông thiểu số, người lao động và những người có lợi ích liên quan
trong doanh nghiệp.
Để khắc phục các yếu kém trong hoạt động quản lý nội bộ doanh nghiệp,
nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế đã dành nhiều thời gian và công sức để tổng
kết và đúc rút nhiều bài học bổ ích về quản lý nội bộ doanh nghiệp. Nhiều mô hình
và nguyên tắc quản lý nội bộ trong doanh nghiệp đã được xây dựng, áp dụng,
không ngừng được cải tiến và phát triển để thích ứng hơn nữa với sự phát triển đa
dạng của thực tiễn kinh doanh, đang ngày càng được toàn cầu hoá, với sự đan xen
của nhiều nền kinh tế chứa đựng các đặc điểm khác nhau và phát triển ở các trình
độ khác nhau.
Cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, Việt nam đang
tích cực trong việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, bằng việc tham gia các
điều ước quốc tế, gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế2, và cam kết tuân
thủ các yêu cầu của hội nhập. Việt nam cũng đang nỗ lực xây dựng một nền kinh tế
thị trường, với sự tồn tại và phát triển đồng thời của nhiều thành phần kinh tế với
nhiều loại hình sở hữu khác nhau. Trên cơ sở kế thừa và phát triển Luật công ty
(1990) và Luật doanh nghiệp tư nhân (1990), Luật Doanh nghiệp (1999) được xem
là nền tảng pháp lý quan trọng cho sự ra đời và phát triển của kinh tế tư nhân, khu
vực được đánh giá là năng động nhất của nền kinh tế Việt nam hiện nay. Sau hơn 2
năm thực hiện Luật Doanh nghiệp (1999), có khoảng 35.450 công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân được đăng ký thành lập mới ở
Việt nam, với tổng số vốn đăng ký là 40.580 tỷ đồng [23]. Con số này thực tế lớn
hơn so với số lượng các doanh nghiệp được thành lập trong 9 năm thực hiện Luật
công ty (1990) và Luật doanh nghiệp tư nhân (1990), chỉ với 30.000 doanh nghiệp.
Hiện tại, ở Việt nam có khoảng 1.100 công ty cổ phần, bao gồm 350 công ty
được thành lập theo Luật Công ty (1990) và Luật Doanh nghiệp (1999), và khoảng
7503 công ty được cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định số 44
(1998) nay được thay thế bởi Nghị định số 64 (2002), về việc chuyển doanh nghiệp
nhà nước thành công ty cổ phần. Hiện có 17 công ty cổ phần đã niêm yết và có các
giao dịch mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán [21].
Quá trình hội nhập khu vực và quốc tế đã đặt ra vấn đề cần xác lập các
nguyên tắc quản lý nội bộ phù hợp cho các loại hình doanh nghiệp ở Việt nam, đặc
biệt là các công ty cổ phần với sự tham gia của nhiều chủ sở hữu và những người
có lợi ích liên quan, sao cho các doanh nghiệp Việt nam có thể xây dựng được nền
tảng cần thiết cho sự phát triển lâu dài và bền vững của mình, đồng thời có thể đáp
ứng được các yêu cầu của quá trình hội nhập. Mặc dù chưa nhiều về số lượng so
với các loại hình doanh nghiệp khác, nhưng đã xuất hiện rất nhiều vấn đề cần
giải quyết liên quan đến tổ chức và quản lý nội bộ trong các công ty cổ phần ở Việt
nam.
Trước thực tế bức xúc đó, trong khi chưa có một công trình khoa học mang
tầm cỡ quốc gia nào nghiên cứu, đánh giá và phân tích đầy đủ về pháp luật về quản
lý nội bộ trong các công ty cổ phần ở Việt nam, bản luận văn này đã tập trung vào
việc nghiên cứu, đánh giá và phân tích tổng quát mô hình, cơ cấu và các nguyên tắc
quản lý nội bộ trong công ty cổ phần, và trình bày một số kiến nghị, dựa trên các
quy định hiện hành của pháp luật Việt nam, với mong muốn có thể đóng góp một
phần nhỏ bé vào việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về công ty cổ
phần và quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt nam.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Mục đích chính của bản luận văn là nghiên cứu, đánh giá và phân tích tổng
quát pháp luật về mô hình, cơ cấu và các nguyên tắc quản lý nội bộ trong công ty
cổ phần ở Việt nam.
Trong quá trình nghiên cứu, bản luận văn có so sánh đối chiếu với thực tiễn
quốc tế và khu vực về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần, qua đó chỉ ra các vấn
đề cần được điều chỉnh bổ sung trong hệ thống pháp luật Việt nam nhằm tạo một
hành lang pháp lý thuận lợi để các công ty cổ phần thực hiện tốt hoạt động quản lý
nội bộ. Điều này không những góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các công ty
đó, đồng thời góp phần cho các công ty dễ dàng hoà nhập với môi trường kinh tế
quốc tế trong tương lai không xa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bản luận văn tập trung vào nghiên cứu, đánh giá và phân tích:
Mô hình quản lý nội bộ trong công ty cổ phần, theo quy định của pháp luật
Việt nam;
Các nguyên tắc của quản lý nội bộ trong công ty cổ phần, theo quy định của
pháp luật Việt nam;
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Luận văn hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về công ty cổ phần và quản lý nội bộ trong công ty cổ phần. Tổng quát mô hình và cơ cấu quản lý nội bộ trong công ty cổ phần Việt Nam. Một số các quy định pháp luật Vệt Nam về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần. Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công ty cổ phần và quản lý nội bộ trong công ty cổ phần
Phần mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tư tưởng quản lý doanh nghiệp đã được hình thành và phát triển từ nhiều
thế kỷ qua, nhằm giải quyết các vấn đề mang tính hệ thống trong thực tiễn quản lý
của các doanh nghiệp. Lịch sử kinh tế thế giới đã chứng kiến nhiều cuộc khủng
hoảng kinh tế-tài chính mang tính toàn cầu, khu vực hay trong phạm vi của một
quốc gia. Trong số rất nhiều nguyên nhân, thì sự yếu kém trong quản lý doanh
nghiệp là một trong các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các cuộc khủng hoảng nói
trên. Cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính ở khu vực Đông Á, và Đông Nam Á1
trong những năm cuối 1990, là một minh chứng cho thấy các thất bại trong quản lý
doanh nghiệp đã làm trầm trọng thêm các khó khăn về kinh tế-tài chính của các
quốc gia Đông Á và Đông Nam Á, mà nguyên nhân chính của nó xuất phát từ sự
yếu kém của hệ thống pháp luật, thiếu các tiêu chuẩn kế toán và kiểm toán đồng
nhất, sự yếu kém của các ngân hàng thương mại, sự yếu kém trong quản lý thị
trường tài chính, sự quản lý kém hiệu quả của Hội đồng quản trị trong các doanh
nghiệp, và cuối cùng sự quan tâm chưa đúng mức tới quyền lợi của các cổ đông,
nhất là các cổ đông thiểu số, người lao động và những người có lợi ích liên quan
trong doanh nghiệp.
Để khắc phục các yếu kém trong hoạt động quản lý nội bộ doanh nghiệp,
nhiều quốc gia, nhiều tổ chức quốc tế đã dành nhiều thời gian và công sức để tổng
kết và đúc rút nhiều bài học bổ ích về quản lý nội bộ doanh nghiệp. Nhiều mô hình
và nguyên tắc quản lý nội bộ trong doanh nghiệp đã được xây dựng, áp dụng,
không ngừng được cải tiến và phát triển để thích ứng hơn nữa với sự phát triển đa
dạng của thực tiễn kinh doanh, đang ngày càng được toàn cầu hoá, với sự đan xen
của nhiều nền kinh tế chứa đựng các đặc điểm khác nhau và phát triển ở các trình
độ khác nhau.
Cũng như nhiều quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, Việt nam đang
tích cực trong việc hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, bằng việc tham gia các
điều ước quốc tế, gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế2, và cam kết tuân
thủ các yêu cầu của hội nhập. Việt nam cũng đang nỗ lực xây dựng một nền kinh tế
thị trường, với sự tồn tại và phát triển đồng thời của nhiều thành phần kinh tế với
nhiều loại hình sở hữu khác nhau. Trên cơ sở kế thừa và phát triển Luật công ty
(1990) và Luật doanh nghiệp tư nhân (1990), Luật Doanh nghiệp (1999) được xem
là nền tảng pháp lý quan trọng cho sự ra đời và phát triển của kinh tế tư nhân, khu
vực được đánh giá là năng động nhất của nền kinh tế Việt nam hiện nay. Sau hơn 2
năm thực hiện Luật Doanh nghiệp (1999), có khoảng 35.450 công ty trách nhiệm
hữu hạn, công ty cổ phần và doanh nghiệp tư nhân được đăng ký thành lập mới ở
Việt nam, với tổng số vốn đăng ký là 40.580 tỷ đồng [23]. Con số này thực tế lớn
hơn so với số lượng các doanh nghiệp được thành lập trong 9 năm thực hiện Luật
công ty (1990) và Luật doanh nghiệp tư nhân (1990), chỉ với 30.000 doanh nghiệp.
Hiện tại, ở Việt nam có khoảng 1.100 công ty cổ phần, bao gồm 350 công ty
được thành lập theo Luật Công ty (1990) và Luật Doanh nghiệp (1999), và khoảng
7503 công ty được cổ phần hoá từ doanh nghiệp nhà nước theo Nghị định số 44
(1998) nay được thay thế bởi Nghị định số 64 (2002), về việc chuyển doanh nghiệp
nhà nước thành công ty cổ phần. Hiện có 17 công ty cổ phần đã niêm yết và có các
giao dịch mua bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán [21].
Quá trình hội nhập khu vực và quốc tế đã đặt ra vấn đề cần xác lập các
nguyên tắc quản lý nội bộ phù hợp cho các loại hình doanh nghiệp ở Việt nam, đặc
biệt là các công ty cổ phần với sự tham gia của nhiều chủ sở hữu và những người
có lợi ích liên quan, sao cho các doanh nghiệp Việt nam có thể xây dựng được nền
tảng cần thiết cho sự phát triển lâu dài và bền vững của mình, đồng thời có thể đáp
ứng được các yêu cầu của quá trình hội nhập. Mặc dù chưa nhiều về số lượng so
với các loại hình doanh nghiệp khác, nhưng đã xuất hiện rất nhiều vấn đề cần
giải quyết liên quan đến tổ chức và quản lý nội bộ trong các công ty cổ phần ở Việt
nam.
Trước thực tế bức xúc đó, trong khi chưa có một công trình khoa học mang
tầm cỡ quốc gia nào nghiên cứu, đánh giá và phân tích đầy đủ về pháp luật về quản
lý nội bộ trong các công ty cổ phần ở Việt nam, bản luận văn này đã tập trung vào
việc nghiên cứu, đánh giá và phân tích tổng quát mô hình, cơ cấu và các nguyên tắc
quản lý nội bộ trong công ty cổ phần, và trình bày một số kiến nghị, dựa trên các
quy định hiện hành của pháp luật Việt nam, với mong muốn có thể đóng góp một
phần nhỏ bé vào việc tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về công ty cổ
phần và quản lý nội bộ trong công ty cổ phần ở Việt nam.
2. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Mục đích chính của bản luận văn là nghiên cứu, đánh giá và phân tích tổng
quát pháp luật về mô hình, cơ cấu và các nguyên tắc quản lý nội bộ trong công ty
cổ phần ở Việt nam.
Trong quá trình nghiên cứu, bản luận văn có so sánh đối chiếu với thực tiễn
quốc tế và khu vực về quản lý nội bộ trong công ty cổ phần, qua đó chỉ ra các vấn
đề cần được điều chỉnh bổ sung trong hệ thống pháp luật Việt nam nhằm tạo một
hành lang pháp lý thuận lợi để các công ty cổ phần thực hiện tốt hoạt động quản lý
nội bộ. Điều này không những góp phần nâng cao sức cạnh tranh của các công ty
đó, đồng thời góp phần cho các công ty dễ dàng hoà nhập với môi trường kinh tế
quốc tế trong tương lai không xa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bản luận văn tập trung vào nghiên cứu, đánh giá và phân tích:
Mô hình quản lý nội bộ trong công ty cổ phần, theo quy định của pháp luật
Việt nam;
Các nguyên tắc của quản lý nội bộ trong công ty cổ phần, theo quy định của
pháp luật Việt nam;
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links