Ruddy

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

ĐẦU
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ
THANH LÝ TÀI SẢN PHÁ SẢN
1.1 Khái niệm tài sản phá sản và mối quan hệ giữa quản lý và thanh lý
tài sản phá sản
1.2. Sự cần thiết của pháp luật về quản lý và thanh lý tài sản phá sản
1
Chương 2: PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VÀ THANH LÝ TÀI
SẢN PHÁ SẢN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI
TOÀ ÁN NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HÀ NỘI
2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về quản lý và thanh lý tài sản phá sản
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý và thanh lý tài sản phá sản tại
Toà án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội
2
Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VÀ
THANH LÝ TÀI SẢN PHÁ SẢN
3.1 Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật về quản lý và
thanh lý tài sản phá sản
3.2. Những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về quản lý và thanh lý
tài sản phá sản
3
L ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Trong nền ki , pháp luật
về phá sản có vị trí quan trọng trong lĩnh vực pháp luật kinh tế và là bộ
phận không thể thiếu. Từ những năm đầu tiên của tiến trình đổi mới,
những năm 90 của thế kỷ XX, Việt Nam đã xây dựng Luật phá sản doanh
nghiệp (1993), nhưng vì còn thiếu kiến thức về nền kinh tế thị trường, điều
kiện tham khảo các quy định của pháp luật nước ngoài về thủ tục phá sản
còn hạn chế nên nhiều quy định của Luật này còn bất cập, không phù hợp
với thực t . Nhận thức được vấn đề này, Đại hội Đảng lần thứ IX đã nhận
định phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm
(2001- 2005) là: “Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật
phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghiên cứu sửa
đổi, bổ sung pháp luật hiện hành phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc
tế, nhất là các luật: Luật Thương mại, Luật Phá sản doanh nghiệp…”
Để cụ thể hoá các quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng về xây dựng,
hoàn thiện pháp luật phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước cũng như những yêu cầu cụ thể của
thực tiễn, ngày 26/5/2004, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá 11 đã thông qua
Luật phá sản (LPS) và Luật này có hiệu lực từ ngày 15/10/2004 [2]. LPS
2004 đã tiến bộ hơn với nhiều quy định rõ ràng, cụ thể về quyền và nghĩa vụ
của các bên tham gia vào quá trình Toà án giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá
sản, đã làm cho việc giải quyết phá sản được thực hiện nhanh chóng hơn,
đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Tuy vậy, sau một thời gian áp dụng đã nảy sinh không ít những khó
khăn, vướng mắc cần hoàn thiện, nhất là vấn đề liên quan đến quản lý,
thanh lý tài sản. đây
,
. Nghiên cứu các quy định của pháp luật về quản lý và thanh lý tài sản
phá sản qua thực tiễn áp dụng tại Toà án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà
Nội có ý nghĩa lý luận và thực tiễn để hoàn thiện pháp luật phù hợp với yêu
cầu phát triển kinh tế trong nước và môi trường kinh tế quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu luận văn
Trong những năm gần đây, đã có một số công trình khoa học nghiên
cứu về pháp luật phá sản, luật phá sản ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ví dụ:
Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2004 của Toà án nhân dân tối cao: “Cơ sở lý
luận và thực tiễn của việc áp dụng các quy định của luật phá sản về thủ tục
phá sản” do Tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng- Phó Viện trưởng Viện khoa học xét
xử Toà án nhân dân tối cao làm chủ nhiệm đề tài; Đề tài khoa học cấp Bộ
năm 2004 của Bộ Kế hoạch và đầu tư: “Thực trạng phá sản doanh nghiệp và
giải pháp hoàn thiện pháp luật về phá sản doanh nghiệp tại Việt Nam” do
Thạc sĩ Nguyễn Kim Anh- chuyên viên Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế
Trung ương thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm chủ nhiệm đề tài; Luận án
tiến sĩ luật học của tác giả Trương Hồng Hải đã bảo vệ năm 2004 tại Trường
Đại học Luật Hà Nội: “Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam dưới góc độ
luật so sánh và phương hướng hoàn thiện”; Luận văn thạc sĩ luật học của tác
giả Đinh Thị Thanh Nga đã bảo vệ năm 2007 tại khoa Luật- Đại học Quốc
gia Hà Nội: lợi của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá
sản”.
Bên cạnh đó còn có một số tài liệu hội thảo khoa học có liên quan
như: Hội thảo chuyên đề Luật phá sản- thực tiễn, vướng mắc, kiến nghị của
Toà Kinh tế- TAND Thành phố Hồ Chí Minh năm 2006, Hội thảo đánh giá việc thực hiện Bộ luật tố tụng và Luật phá sản của TAND tối cao năm
2007…
Nhìn chung, các công trình trên đã đề cập đến việc đổi mới và hoàn
thiện pháp luật phá sản trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, trong đó đề
cập đến việc nghiên cứu thủ tục phá sản theo quy định của pháp luật hiện
hành, đánh giá pháp luật về phá sản ở Việt Nam và một số nước trên thế giới,
thực trạng thi hành luật phá sản, giải pháp tăng cường hiệu quả áp dụng luật
phá sản. Các công trình nghiên cứu khoa học nêu trên là cơ sở khoa học để
tác giả kế thừa và phát triển trong đề tài nghiên cứu của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích nghiên cứu: luận văn nghiên cứu các quy định pháp luật về
quản lý và thanh lý tài sản phá sản và thực tiễn áp dụng tại Toà án nhân dân
trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó tìm ra những vấn đề còn tồn tại và đề
xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về quản lý và
thanh lý tài sản phá sản, tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của chủ nợ,
người lao động và doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm sáng tỏ lý luận về quản lý và thanh lý tài sản phá sản, sự cần thiết
của pháp luật về quản lý và thanh lý tài sản phá sản.
- Nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định của pháp luật hiện
hành về quản lý và thanh lý tài sản phá sản và thực tiễn áp dụng tại Toà án
nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý và
thanh lý tài sản phá sản ở Việt Nam, góp phần tăng tính khả thi của pháp luật
phá sản.
4. Phạm vi nghiên cứu luận văn 4
Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản
lý và thanh lý tài sản phá sản, làm rõ thực trạng của pháp luật Việt Nam về
quản lý và thanh lý tài sản phá sản, thực tiễn áp dụng tại Toà án nhân dân
trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất những giải pháp hoàn thiện
pháp luật về quản lý và thanh lý tài sản phá sản.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, đồng thời vận dụng những
quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới nhằm
xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp
lịch sử cụ thể, phương pháp kết hợp giữa lý luận với thực tiễn, phương pháp
phân tích, tổng hợp và sử dụng số liệu thống kê, phương pháp so sánh luật
để giải quyết những vấn đề cơ bản của luận văn.
6. Những đóng góp mới của luận văn
Thời gian gần đây, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu pháp
luật phá sản ở nhiều khía cạnh khác nhau, chủ yếu tập trung nghiên cứu về
trình tự, thủ tục giải quyết phá sản; vấn đề bảo vệ quyền lợi của doanh
nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản; giải pháp tăng cường hiệu quả
áp dụng luật phá sản…Luận văn: “Pháp luật về quản lý và thanh lý tài sản
phá sản qua thực tiễn áp dụng tại Toà án nhân dân trên địa bàn thành phố
Hà Nội” nghiên cứu cụ thể về quản lý và thanh lý tài sản phá sản từ thực tiễn
giải quyết phá sản tại Toà án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội
cả nước. Từ những phân tích, đánh giá pháp luật về
quản lý và thanh lý tài sản phá sản, tác giả sẽ đưa ra những giải pháp góp
phần hoàn thiện các quy định về quản lý và thanh lý tài sản phá sản nói riêng
và hoàn thiện LPS nói chung.
7. Cấu trúc của luận văn
Nội dung luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về quản lý và thanh lý tài sản phá
1.1 Khái niệm tài sản phá sản và mối quan hệ giữa quản lý và thanh lý tài sản
phá sản
1.2 Sự cần thiết của pháp luật về quản lý và thanh lý tài sản phá sản
Chương 2: Pháp luật về quản lý và thanh lý tài sản phá sản và thực tiễn áp
dụng tại Toà án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội
2.1 Thực trạng pháp luật Việt Nam về quản lý và thanh lý tài sản phá sản
2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về quản lý và thanh lý tài sản phá sản tại Toà
án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chương 3:Hoàn thiện pháp luật về quản lý và thanh lý tài sản phá sản
3.1 Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật về quản lý và thanh lý
tài sản phá sản
3.2 Những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về quản lý và thanh lý tài sản
phá sản. Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
VÀ THANH LÝ TÀI SẢN PHÁ SẢN
1.1 Khái niệm tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá
sản và mối quan hệ giữa quản lý và thanh lý tài sản phá sản
1.1.1 Khái niệm tài sản phá sản
a. Khái niệm tài sản
Tài sản theo Điều 163 Bộ luật dân sự 2005 của Việt Nam (sau đây gọi là
BLDS) bao gồm “vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”.
So với thuật ngữ “vật có thực” theo quy định của BLDS 1995 thì “vật” ở
đây được hiểu theo nghĩa rộng hơn, bao gồm vật đang có và vật sẽ được hình
thành trong tương lai. Sự thay đổi trong quy định như vậy là phù hợp với nhu
cầu về giao dịch dân sự trong nền kinh tế thị trường. Không phải chỉ những vật
đang hiện hữu mà những vật đang được hình thành như: máy móc đang lắp ráp,
nhà đang xây, thuyền đang đóng…cũng được coi là tài sản và có thể là đối
tượng của giao dịch.
“Tài sản” ở đây còn bao gồm “tiền”; Tiền trong kinh tế học được hiểu là
thứ thay mặt cho giá trị của hàng hoá và dịch vụ, là phương tiện lưu thông trong
giao dịch dân sự. Như vậy, tiền giữ vai trò rất quan trọng và được coi là tài sản
đặc biệt, nó có chức năng là phương tiện thanh toán, phương tiện tính toán và là
phương tiện tích luỹ. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm ổn
định giá trị của đồng tiền và có các quy định chặt chẽ trong việc phát hành tiền
và hạn chế quyền định đoạt tiền của chủ sở hữu.
Ngoài ra, “tài sản” còn bao gồm “giấy tờ có giá”, tuy nhiên chỉ những
giấy tờ có giá là đối tượng của giao dịch dân sự và trong thời hạn lưu thông mới
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

HNguynMinh

New Member
Re: Pháp luật về quản lý và thanh lý tài sản phá sản qua thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội : Luận văn Ths. Luật học: 60.38.50

link die, b cho mình xin lại vs
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top