pleiku147

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn làm rõ các khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN), trình bày hiện trạng các quy định của pháp luật thuế TNDN và phân tích, đánh giá các ưu điểm, bất cập của pháp luật thuế TNDN hiện hành. Nghiên cứu thực trạng áp dụng pháp luật thuế TNDN trên địa bàn Hà Nội, chỉ ra những bất cập trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật thuế TNDN trên địa bàn Hà Nội. Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế TNDN hiện nay và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về thuế TNDN trên địa bàn Hà Nội
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU
NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT
VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
6
1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp 6
1.1.1. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp 6
1.1.2. Đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp 7
1.1.3. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp 8
1.2. Thực trạng pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay 12
1.2.1. Người nộp thuế 13
1.2.2. Phương pháp tính thuế 15
1.2.3. Căn cứ tính thuế 16
1.2.4. Xác định thu nhập tính thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp từ
hoạt động chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán,
chuyển nhượng bất động sản
34
1.2.5. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 44
1.3. Những ưu điểm và bất cập của pháp luật về thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện nay
50
1.3.1. Những ưu điểm của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện nay
50
1.3.2. Những bất cập của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp
hiện hành
52
Chương 2: THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
59
2.1. Những ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội, chính trị đến 59

tình hình áp dụng pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp
2.1.1. Tình hình thế giới 59
2.1.2. Tình hình trong nước 61
2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp
trên địa bàn Hà Nội
63
2.2.1. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện pháp
luật thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
63
2.2.2. Khái quát về Cục Thuế Hà Nội 69
2.2.3. Một số kết quả đạt được trong quá trình thực hiện pháp luật
thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
70
2.3. Những tồn tại trong quá trình áp dụng pháp luật về thuế thu
nhập doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
91
2.3.1. Đối với hệ thống pháp luật 91
2.3.2. Đối với người nộp thuế 92
2.3.3. Đối với cơ quan thuế 93
2.3.4. Đối với các cơ quan chức năng và tổ chức có liên quan 96
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUẢ ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
98
3.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp 98
3.2. Các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về thuế thu
nhập doanh nghiệp hiện hành
105
3.3. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật
thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội
111
3.3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và cung cấp dịch
vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế
111
3.3.2. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm
pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp
112
3.3.3. Cải cách hành chính và hiện đại hóa công tác quản lý thuế 115
3.3.4. Đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào công
tác quản lý thuế
116
3.3.5. Tăng cường công tác quản lý và sử dụng hóa đơn 117
3.3.6. Nâng cao quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế 117
3.3.7. Các biện pháp khác 118

1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập quốc tế là xu thế tất yếu đã và đang diễn ra ngày càng mạnh
mẽ trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế.
Những năm qua, Việt Nam đã tích cực thực hiện chính sách mở cửa và chủ
động hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy nội lực, đảm bảo độc lập, tự chủ,
bình đẳng và cùng có lợi để tăng cường và phát triển quan hệ hợp tác trong
nhiều lĩnh vực với các nước kể cả trong lĩnh vực xây dựng pháp luật. Kết quả
của công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam theo hướng mở cửa, chủ động
hội nhập quốc tế đã mang lại những thành tựu quan trọng tạo ra thế và lực
mới cho sự phát triển của đất nước. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế,
vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước ngày càng được thể hiện rõ nét. Thông qua
những công cụ đắc lực của mình, nhà nước, Chính phủ đã thực hiện khá thành
công vai trò điều tiết các hoạt động kinh tế trong từng giai đoạn phát triển. Một
trong những công cụ quan trọng để thực hiện nhiệm vụ đó là chính sách thuế.
Tuy nhiên, kết quả đạt được trong thời gian qua chưa tương xứng với
tiềm năng và nội lực của đất nước, với nhu cầu của thế giới. Bên cạnh đó, hội
nhập quốc tế cũng đặt ra nhiều thách thức đối với Việt Nam, đặc biệt từ khi
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO) đòi hỏi Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu chung khi tham gia vào sân
chơi thương mại đó. Vì vậy, một trong những thách thức đặt ra là Việt Nam
phải tăng cường công tác lập pháp, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, xây dựng
pháp luật nhằm tạo hành lang pháp lý cho doanh nghiệp, một trong những
nhiệm vụ đặt ra là sự hoàn thiện về công cụ các chính sách, đạo luật về thuế.
Ở nước ta thuế không chỉ là nguồn thu chủ yếu của nhà nước mà còn
phản ánh chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước trong việc định hướng
phát triển cho từng lĩnh vực, ngành nghề kinh tế. Thông qua các chính sách
thuế, nhà nước khuyến khích việc đầu tư, sản xuất đối với những mặt hàng,
ngành nghề, lĩnh vực trọng điểm ưu đãi đồng thời hạn chế đầu tư, sản xuất đối
với những lĩnh vực, ngành nghề nhà nước chủ trương thu hẹp trong từng giai
đoạn nhất định. Thuế còn được sử dụng như là công cụ góp phần mang lại
công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, điều tiết thu nhập, hạn chế
sự chênh lệch về thu nhập của các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế.
Từ đó góp phần giảm thiểu các vấn đề tiêu cực, hạn chế sự gia tăng các tệ nạn
xã hội trong quá trình phát triển kinh tế.
Như vậy, việc ban hành các đạo luật, chính sách thuế có ý nghĩa vô
cùng quan trọng cả trên phương diện kinh tế, chính trị, xã hội và về mặt pháp
lý. Trong quá trình phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng
quan tâm đến vấn đề này thể hiện bằng sự ra đời của ba Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp (1997, 2003, 2008) chỉ trong vòng 10 năm và cùng với một hệ
thống văn bản hướng dẫn thi hành của Chính phủ, Bộ Tài chính với nội dung cụ
thể hóa những quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Tuy
nhiên, trong quá trình áp dụng các văn bản pháp luật vào thực tiễn vẫn còn một
khoảng cách khá lớn giữa văn bản và thực tế áp dụng, vẫn còn những khó khăn
bất cập trong việc áp dụng những quy định này. Đặc biệt là những trung tâm
kinh tế, những vùng kinh tế trọng điểm thì vấn đề này ngày càng trở nên .
Thành phố Hà Nội là một trong những địa phương có số lượng người
nộp thuế và đóng góp số thu thuế TNDN lớn cho ngân sách nhà nước (NSNN).
Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau mà những năm qua việc động
viên thuế TNDN vào NSNN còn gặp nhiều khó khăn, vẫn tồn tại một số bất
cập trong quá trình áp dụng pháp luật về thuế TNDN đặc biệt các hiện tượng
gian lận thuế, trốn thuế, nợ thuế chiếm tỷ lệ cao so với cả nước. Nhận thức
được tầm quan trọng trong công tác áp dụng pháp luật thuế TNDN vào thực
tiễn, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp luật về thuế TNDN và chọn
thành phố Hà Nội làm địa bàn để nghiên cứu quá trình áp dụng pháp luật thuế
TNDN trong thực tiễn, tìm ra những khó khăn, bất cập trong quá trình áp
dụng pháp luật. Đồng thời đưa ra các kiến nghị góp phần làm cho chính sách
thuế TNDN hiện hành được hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn, đạt được kết quả cao
hơn trên cơ sở tạo điều kiện tối đa cho người nộp thuế mà vẫn đảm bảo số thu
NSNN và vai trò của Nhà nước về quản lý thuế đối với doanh nghiệp. Từ đó,
tạo môi trường pháp lý lành mạnh cho sự phát triển của các doanh nghiệp và
không ngừng nâng cao số thu NSNN. Xuất phát từ lý do đó tác giả tiến hành
nghiên cứu đề tài: "Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn
trên địa bàn Hà Nội".
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề thuế TNDN đã được đề cập nhiều trong các công trình nghiên
cứu trước đây. Tuy nhiên phần lớn các công trình nghiên cứu tập khai thác
theo một góc độ nhất định về mặt lý luận của pháp luật thuế TNDN như: Vấn
đề chống chuyển giá, vấn đề ưu đãi thuế TNDN... Đặc biệt kể từ khi Luật thuế
TNDN năm 2008 có hiệu lực đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào
nghiên cứu về mặt thực tiễn áp dụng pháp luật thuế TNDN. Đây là vấn đề
mới cần được nghiên cứu về mặt thực tiễn. Luận văn: "Pháp luật về thuế thu
nhập doanh nghiệp và thực tiễn trên địa bàn Hà Nội" là một trong những
đề tài góp phần hoàn thiện vấn đề pháp luật về thuế TNDN thông qua việc
phân tích đánh giá các quy định của pháp luật và tìm hiểu thực tiễn quá trình
áp dụng pháp luật thuế TNDN trên địa bàn Hà Nội.
3. Mục đích nghiên cứu đề tài
Thông qua nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, đề tài: "Pháp luật
về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Hà Nội"
hướng đến các mục đích sau:
- Về mặt lý luận: Luận văn nêu và phân tích có hệ thống những vấn đề
lý luận của pháp luật thuế TNDN hiện hành. Đồng thời luận văn nêu và phân
tích những ưu điểm, bất cập của pháp luật thuế TNDN hiện hành.
- Về mặt thực tiễn: Luận văn phân tích thực trạng quá trình áp dụng
pháp luật thuế TNDN trên địa bàn thành phố Hà Nội. Luận văn phân tích
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

nguyen86

New Member
Re: Pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và thực tiễn trên địa bàn Hà Nội : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50

Chào chủ diễn đàn, cho mình xin bản full luận văn này với nhé. Thank nhiều!
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top