daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................ 1
2. Tình hình nghiên cứu đề tài................................................................................... 1
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................... 2
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.................................................... 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 3
7. Cơ cấu của luận văn .............................................................................................. 3
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ HẬU QUẢ CỦA HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH THƯƠNG MẠI........................................................................................................ 3 1.1. Khái quát về hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại ....................... 3 1.1.1. Khái niệm hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại......................... 3 1.1.2. Điều kiện có hiệu lực pháp lý của hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại................................................................................................................. 4 1.2. Khái niệm và đặc điểm về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.............................................................................................. 4 1.2.1. Khái niệm xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại................................................................................................................. 4 1.2.2. Đặc điểm xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại................................................................................................................. 5 1.3. Nội dung pháp luật điều chỉnh xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại....................................................................................... 5 1.3.1. Chủ thể yêu cầu xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại...................................................................................................... 5 1.3.2. Nội dung xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại................................................................................................................. 6 1.3.3. Hậu quả xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại đối với người thứ ba ngay tình............................................................... 6 1.4. Những yếu tố tác động đến xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.............................................................................................. 7 1.4.1. Yếu tố pháp luật, chính trị............................................................................... 7 1.4.2. Yếu tố nhận thức, tuyên truyền ....................................................................... 7 1.4.3. Yếu tố có quan quản lý nhà nước tham gia giải quyết xử lý hậu quả............. 8 Kết luận Chương 1 .................................................................................................... 8 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN XỬ LÝ HẬU QUẢ CỦA HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH THƯƠNG MẠI........................................................................................................ 9 2.1. Thực trạng pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.............................................................................................. 9 2.1.1. Quy định của pháp luật xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.............................................................................................. 9

2.1.2. Những hạn chế về pháp luật xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại..................................................................................... 11 2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.....................................................................................13 2.2.1. Những kết quả đạt được trong việc giải quyết xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ............................................................ 13 2.2.2. Các trường hợp cụ thể được xét xử tại Tòa án các cấp giải quyết xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ......................... 14 2.2.3. Những hạn chế về pháp luật xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.....................................................................................16 Kết luận Chương 2 .................................................................................................. 18 Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG VỀ XỬ LÝ HẬU QUẢ CỦA HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH THƯƠNG MẠI...... 19 3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ............................................................................. 19 3.1.1. Định hướng chung ......................................................................................... 19 3.1.2. Kiến nghị cụ thể ............................................................................................ 20 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ....................................................... 20 Kết luận Chương 3 .................................................................................................. 22 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 23

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giao dịch kinh doanh thương mại là một trong những cách hữu hiệu cho cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác xác lập và thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự nhằm thỏa mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Giao dịch kinh doanh thương mại càng có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực của giao dịch kinh doanh thương mại, Bộ luật dân sự (BLDS) nước ta đã quy định cụ thể, chi tiết, chặt chẽ và tương đối hoàn thiện về việc xác lập, thực hiện giao dịch kinh doanh thương mại. Các quy định đó của BLDS, LTM đã tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và an toàn cho các chủ thể tham gia giao dịch kinh doanh thương mại, tạo nên sự ổn định của các quan hệ tài sản trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần vào quá trình hội nhập khu vực và thế giới. Thực tiễn giải quyết cho thấy vấn đề giải quyết xử lý hậu quả khi giao dịch hợp đồng kinh doanh thương mại vô hiệu không thuần túy chỉ căn cứ vào quy định của BLDS, LTM mà còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sự thỏa thuận của các bên khi tham gia giao dịch hay phụ thuộc vào thời điểm phát sinh, bên cạnh những mặt tích cực, còn có thực trạng là các tranh chấp về kinh doanh thương mại, nhất là tranh chấp về giao dịch kinh doanh thương mại vẫn có xu hướng gia tăng, trong đó các giao dịch kinh doanh thương mại vô hiệu do vi phạm về điều kiện có hiệu lực của giao dịch chiếm tỷ lệ không nhỏ. Việc tuyên bố giao dịch kinh doanh thương mại vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý khi giao dịch kinh doanh thương mại vô hiệu vẫn là vấn đề phức tạp đang gặp phải. Có không ít vụ án đã được xét xử nhiều lần, với nhiều cấp xét xử khác nhau (kể cả cấp xét xử cao nhất là Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) nhưng cũng vẫn còn những thắc mắc, vẫn có những quan điểm khác nhau, gây ra nhiều tranh luận phức tạp. Tuy nhiên, vì nhiều lí do khách quan cũng như chủ quan mà hợp đồng giao kết có thể bị tuyên là vô hiệu. Để giải quyết vấn đề này cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên pháp luật đã quy định về xử lý hợp đồng vô hiệu. Thế nhưng hoạt động hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại là hoạt động cốt lõi của hoạt động thương mại mà Luật Thương mại hiện hành lại không quy định về vấn đề này, tuy nhiên lại được cụ thể trong BLDS hiện hành cũng như BLDS 2015.Trong bối cảnh như vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam" có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại đã được nhiều nhà khoa học pháp lý quan tâm trong các thời kỳ, dưới những góc độ khác nhau.
Luận văn đã kế thừa những công trình trên, một cách tổng thể các vấn đề về lý luận và thực tiễn về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Kết quả của các đề tài đó được dùng làm phương tiện tham khảo nhằm làm rõ nguyên nhân phát sinh hợp đồng vô hiệu, cũng như tham khảo cho việc giải quyết xử lý hậu quả phát sinh từ hợp đồng vô hiệu.
1

Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu và nghiên cứu các công trình có liên quan thì chưa có luận văn thạc sỹ luật học nào (nhất là trong vài năm trở lại đây) giải quyết vấn đề này một cách toàn diện và thấu đáo. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại ở Việt Nam" không bị trùng lắp với các công trình đã công bố.
Vì vậy, đề tài Luận văn về cơ bản là mới, chưa được nghiên cứu tổng thể, toàn diện. Đề tài được thực hiện trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc và kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình đã được ra nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện vấn đề này trong lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được mục tiêu tổng quát là tìm ra được các luận cứ khoa học và thực tiễn cho việc hoàn thiện pháp luật xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, nghiên cứu khái quát vấn đề lý luận về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, trên cơ sở đó làm rõ các vấn đề lý luận mới, các yêu cầu mới liên quan đến xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
Thứ hai, nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật hiện hành xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, từ đó làm rõ những mặt được, mặt còn hạn chế, bất hợp lý, bất cập trong pháp luật cũng như thực tiễn hoạt động xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
Thứ ba, đưa ra một số kiến nghị và đề xuất hoàn thiện pháp luật về giải quyết xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại phù hợp với tình hình mới, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả đáp ứng được các yêu cầu mới trong nền kinh tế.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu các học thuyết, các quan điểm về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại; các quy định của pháp luật một số nước có tính chất so sánh; nghiên cứu pháp luật Việt nam hiện hành về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại; nghiên cứu các trường hợp tranh chấp kinh doanh, thương mại điển hình được xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại tại Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại là một vấn đề khá rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, trong khuôn khổ đề tài luận văn và điều kiện có hạn nên đề tài chỉ giới hạn vấn đề nghiên cứu trong phạm vi xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại trên cơ sở lý luận và thực tiễn theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam.
2

- Phạm vi thời gian: Từ năm 2014 đến hết tháng 4 năm 2020
- Địa bàn nghiên cứu: Việt Nam.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận
Để hoàn thành các mục tiêu của đề tài, trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, vận dụng đã được thực hiện trên cơ sở của phương pháp duy vật biện chứng; các quan điểm của Đảng, Nhà nước về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: - Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh:
- Phương pháp hệ thống hoá:
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Luận văn góp phần vào việc xây dựng luận cứ khoa học trong quá trình hoàn thiện pháp luật và đảm bảo hiệu quả thực thi pháp luật xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
- Góp phần giúp chính quyền và các cơ quan ban ngành nghiên cứu hoàn thiện chính sách và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại trong gian đoạn tới;
7. Cơ cấu của luận văn
Cơ cấu của luận văn bao gồm: Phần mở đầu; Phần nội dung gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về pháp luật xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
Chương 2. Thực trạng pháp luật và thực tiễn xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT XỬ LÝ HẬU QUẢ CỦA HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH THƯƠNG MẠI
1.1. Khái quát về hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại
1.1.1. Khái niệm hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại
Hợp đồng thương mại là hợp đồng trong hoạt động thương mại hay hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Hợp đồng thương mại được hiểu là thoả thuận giữa các thương nhân (hay một bên là thương nhân) về việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại nhằm mục đích lợi nhuận.
Như vậy, hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại có bản chất chung của hợp đồng là sự thỏa thuận để xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền nghĩa vụ trong hoạt động thương mại. Tuy nhiên, hợp đồng trong lĩnh vực
3

kinh doanh, thương mại có những đặc điểm đặc thù xuất phát từ yêu cầu của hoạt động thương mại.
1.1.2. Điều kiện có hiệu lực pháp lý của hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại
Hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại thông thường chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự 2015, Luật thương mại và các bộ luật, luật chuyên ngành như hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại hợp tác đầu tư chịu sự điều chỉnh của luật đầu tư 2014, hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại mua bán nhà chịu sự điều chỉnh của Luật kinh doanh bất động sản 2014 và Luật đất đai 2014,...
Do đó khi xem xét điều kiện có hiệu lực của hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại thường đánh giá hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại theo hai loại điều kiện: Điều kiện về mặt pháp luật tổng quan của giao dịch kinh doanh thương mại đó và điều kiện về mặt chuyên ngành áp dụng cho hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại dự kiến ký kết.
Điều kiện phát sinh hiệu lực của hợp đồng: Về mặt tổng quan của giao dịch hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại có hiệu lực khi đảm bảo:
+ Thứ nhất, các chủ thể ký kết hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại phải hợp pháp. Hợp pháp ở đây chính là việc các bên giao kết phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
+ Thứ hai, các chủ thể ký kết hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại phải hoàn toàn tự nguyện tức là xuất phát từ ý chí thực, từ sự tự do ý chí của các bên trong các thỏa thuận hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại đó.
+ Thứ ba, nội dung của hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Đối tượng của hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại không thuộc hàng hóa cấm giao dịch, công việc cấm thực hiện.
Về mặt chuyên ngành thì hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại có hiệu lực khi đảm bảo
+ Thứ nhất, thủ tục và hình thức của hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại phải tuân theo những thể thức nhất định phù hợp với những quy định của pháp luật đối với từng loại hợp đồng.
+ Thứ hai, hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại phải có đủ nội dung theo hướng dẫn của luật chuyên ngành.
1.2. Khái niệm và đặc điểm về xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.
1.2.1. Khái niệm xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại
Xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại là quá trình mang tính pháp lý chặt chẽ của các bên tham gia quan hệ hợp đồng đó và những chủ thể có liên quan nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận, tiến hành bồi thường thiệt hại trong hợp đồng không bao gồm việc bồi thường các thiệt hại về tinh thần và bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi hợp đồng bị vô hiệu theo quy định của pháp luật có liên quan.
4

1.2.2. Đặc điểm xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại
Thứ nhất, xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại là xử lý để đưa quan hệ giữa các bên và thực tế giao dịch trở về hay khôi phục lại tình trạng ban đầu như không có giao dịch bị xác lập, việc xử lý không đem lại bất kỳ lợi ích gia tăng nào cho các bên mà chỉ có hoàn trả ngang bằng, bồi hoàn chi phí, bồi thường thiệt hại để có tình trạng như tại thời điểm xác lập giao dịch.
Thứ hai, do không tuân thủ điều kiện có hiệu lực nên việc xử lý có thể mang cả tính chất luật công hay luật tư. Nếu vô hiệu tuyệt đối rất có thể việc xử lý hậu quả hợp đồng vô hiệu bên cạnh giải quyết hậu quả dân sự còn có thể xử lý để truy cứu trách nhiệm hành chính, hình sự. Vô hiệu tương đối về cơ bản theo tính chất luật tư.
Thứ ba, xử lý hậu quả hợp đồng vô hiệu phải gắn trong mối quan hệ hợp đồng đó với quan hệ khác trong giao lưu dân sự. Trường hợp tuyên bố một giao dịch vô hiệu mà xuất hiện người thứ 3 ngay tình thì quyền lợi của người này phải được bảo vệ như Đ.133 điều đó có nghĩa đặc điểm thứ nhất không thể trọn vẹn vì lúc này rất có thể chủ sở hữu không thể kiện đòi tài sản mà chỉ có thể yêu cầu bên kia trong hợp đồng vô hiệu bồi thường thiệt hại.
Thứ tư, một bên trong hợp đồng vô hiệu mà ngay tình, không lỗi thì có thể được thụ hưởng lợi ích hình thành từ sự ngay tình đó. Ngoài ra, việc hợp đồng vô hiệu có thể gây tổn thất tinh thần cho bên không có lỗi thì việc bồi thường tổn thất tinh thần có thể đặt ra xử lý theo tính chất luật tư....
1.3. Nội dung pháp luật điều chỉnh xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại
1.3.1. Chủ thể yêu cầu xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại
Xuất phát từ nguyên tắc của quan hệ kinh doanh, thương mại, tại Điều 10 và Điều 11 Luật Thương mại năm 2005 thì thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại, các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào. Do đó, các bên cần thực hiện nghiêm túc quy định liên quan đến HĐ. Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ pháp lý. Như vậy, hợp đồng là một loại giao dịch dân sự. Vì vậy, khi có những quy định riêng về hợp đồng thì áp dụng những quy định riêng, khi không có những quy định riêng thì phải áp dụng những quy định chung về giao dịch dân sự. Do đó, chủ thể yêu cầu xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại là các bên tham gia giao dịch, cơ quan tài phán (Trọng tài, Tòa án) và cơ quan quản lý nhà nước (đối với các giao dịch đã phát sinh, đăng ký mà cần cơ quan nhà nước thay đổi việc đăng ký đó, ví dụ hợp đồng chuyển nhượng cổ phần sau đó đã thông báo thay đổi thành viên công ty, đã

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top