kekeke_hehehe

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận về hợp đồng đại lý thương mại và pháp luật điều chỉnh loại hợp đồng này. Nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng đại lý trong tương quan so sánh với pháp luật một số nước điều chỉnh về vấn đề hợp đồng trung gian thương mại, từ đó đánh giá những ưu nhược điểm và những vấn đề còn tồn tại của pháp luật hiện hành. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý, đưa ra một số đề xuất cụ thể để hoàn thiện pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý ở Việt Nam

Chƣơng 1 – LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ ................................8
1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại Đại lý thương mại ........................................8
1.1.1 Khái niệm Đại lý thương mại..........................................................................8
1.1.2 Một số đặc điểm của đại lý thương mại.........................................................16
1.1.2.1 Đặc điểm ..................................................................................................16
1.1.2.2 Phân loại...................................................................................................24
1.1.3 Phân biệt đại lý thương mại với một số loại hình trung gian thương mại......30
1.1.3.1 Đại diện cho thương nhân ...........................................................................30
1.1.3.2 Môi giới thương mại...................................................................................33
1.1.3.3 Ủy thác mua bán hàng hóa..........................................................................35
1.2 Khái niệm Hợp đồng đại lý..............................................................................38
1.2.1 Khái niệm .....................................................................................................38
1.2.2 Đặc điểm pháp lý của Hợp đồng đại lý.........................................................45
1.2.2.1 Chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đại lý thương mại...............................45
1.2.2.2 Giao kết hợp đồng đại lý.............................................................................48
1.2.2.3 Hình thức và nội dung hợp đồng đại lý........................................................48
1.2.2.4 Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng đại lý..........51
1.2.2.5 Chấm dứt hợp đồng đại lý...........................................................................54
1.2.3 Một số nguyên tắc cơ bản của Hợp đồng đại lý ............................................56
1.2.3.1 Nguyên tắc tự do, tự nguyện và bình đẳng...................................................56
1.2.3.2 Nguyên tắc thiện chí, trung thực..................................................................56
1.2.3.3 Nguyên tắc đảm bảo cam kết ......................................................................56
1.2.3.4 Nguyên tắc không xâm phạm đến lợi ích hợp pháp khác ............................57
1.2.4 Vai trò và ý nghĩa của HĐĐL ......................................................................57 Chương 2 - PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ.........................60
2.1. Pháp luật điều chỉnh hoạt động đại lý thương mại và hợp đồng đại lý thương
mại ........................................................................................................................60
2.1.1 Pháp luật Việt Nam.......................................................................................60
2.1.1.1 Sơ lược lịch sử pháp luật điều chỉnh hoạt động đại lý và hợp đồng đại lý...60
2.1.1.2 Pháp luật chuyên ngành .............................................................................67
2.1.2 Pháp luật nước ngoài ....................................................................................81
2.2 Một số tranh chấp liên quan tới hợp đồng đại lý ..............................................91
Chương 3 – KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI
LÝ.......................................................................................................................105
3.1 Thực trạng và định hướng xây dựng khung quy định pháp lý về hợp đồng đại lý.. 105
3.2 Giải pháp và đề xuất: .....................................................................................110
KẾT LUẬN........................................................................................................128
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................131 1. Tính cấp thiết của đề tài
Thương mại hàng hóa và dịch vụ càng phát triển, vai trò của trung gian
thương mại càng được coi trọng vì nó hỗ trợ đắc lực cho thương nhân trong
khâu phân phối, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ được nhanh chóng, ít rủi ro, chi
phí thấp và dễ dàng gia nhập hay từ bỏ thị trường. Là một loại hình động
trung gian thương mại nhưng khái niệm đại lý thương mại ở Việt Nam có sự
khác biệt và đặc thù so với các hình thức trung gian thương mại trong pháp
luật các nước.
Ở Việt Nam, bắt đầu từ thời kỳ kinh tế kế hoạch hóa tập trung mô hình
đại lý thương mại ngày càng được được sử dụng phổ biến. Trong những năm
gần đây, hoạt động đại lý thương mại ngày càng phát triển và số lượng đại lý
hoạt động tại Việt Nam tăng nhanh. Đại lý thương mại có mặt trên toàn quốc
từ nông thôn đến thành thị, từ trung du đến miền núi hay những khu vực xa
xôi hẻo lánh. Đại lý thương mại đa dạng về loại hình và phát triển nhanh
chóng trong hầu hết mọi lĩnh vực và ngành nghề, cả về doanh số bán hàng và
phạm vi cung cấp dịch vụ.
Để thừa nhận về mặt pháp lý sự tồn tại của loại hình hoạt động thương
mại này, để bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ hợp
đồng đại lý cũng như bảo đảm cho việc giao kết, thực hiện hợp đồng đại lý
thương mại trong một trật tự ổn định, cần có pháp luật điều chỉnh hoạt động
đại lý thương mại và hợp đồng đại lý thương mại. Xét về mặt nội dung, pháp
luật về hoạt động trung gian thương mại nói chung và về đại lý thương mại nói
riêng điều chỉnh không tách rời hai nhóm quan hệ: (i) quan hệ hợp đồng giữa
bên thuê dịch vụ (bên giao đại lý) với bên đại lý và (ii) quan hệ giữa bên giao
đại lý, bên đại lý và bên thứ ba. Hợp đồng đại lý là căn cứ pháp lý cho thỏa thuận đại lý thương mại được thực hiện trong một hành lang pháp lý an toàn vì
nó ghi nhận sự tự do thể hiện ý chí của các bên trong quan hệ hợp đồng, đồng
thời là căn cứ pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đối với tranh
chấp phát sinh trong và liên quan tới quá trình thực hiện hoạt động đại lý.
Hiện nay ngoài Luật thương mại 2005, pháp luật điều chỉnh hoạt động
đại lý ở Việt Nam còn được đề cập trong nhiều văn bản luật như Bộ luật Hàng
Hải, Luật kinh doanh bảo hiểm…và các văn bản dưới luật khác. Không thể
phủ nhận những đóng góp nhất định trong việc xây dựng và ban hành hệ
thống các quy định nêu trên, tuy nhiên hiện nay nhận thức của thương nhân và
nhiều chủ thể khác về hoạt động đại lý còn khá mơ hồ, chưa hiểu rõ bản chất
pháp lý của đại lý thương mại và mối quan hệ của các chủ thể tham gia quan
hệ hợp đồng đại lý với bên thứ ba. Mặt khác, hệ thống pháp luật hiện hành về
hoạt động đại lý chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu thực tiễn đặt ra. Các quy
định pháp luật điều chỉnh đại lý thương mại còn bộc lộ nhiều mâu thuẫn,
chồng chéo. Một số quy định còn thiếu tính cụ thể hay chưa phù hợp với
thông lệ quốc tế. Đây là một trong những nguyên nhân làm ảnh hướng tới sự
phát triển của hoạt động đại lý của nước ta.
Trước nhu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, trước thực trạng pháp luật
điều chỉnh hoạt động đại lý ở Việt Nam đang cần bổ sung, hoàn thiện, chúng
tui đã lựa chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về hợp đồng đại lý” cho luận văn
với mong muốn nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ các vấn đề lý luận
cũng như thực tiễn nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật điều chỉnh lĩnh vực
hợp đồng này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học pháp lý, pháp luật điều chỉnh hợp đồng đại lý là một lĩnh
vực pháp luật thương mại ít được các nhà khoa học quan tâm. Đã có một số
sách nghiên cứu về các chế định trung gian thương mại, đặc biệt về thay mặt nhiệm về chất lượng của hàng hoá mà mình kinh doanh. Như vậy, mặc dù
doanh nghiệp sản xuất giao hàng cho bên A làm đại lý bán, sau đó bên A lại
giao hàng cho bên B đê làm đại lý bán cho mình và sự việc liên quan đến chất
lượng hàng hoá không đảm bảo lại xảy ra ở của hàng đại lý của bên B thì
trong trường hợp này nếu cả bên A và bên B chứng minh đều không có lỗi
trong việc làm cho chất lượng hàng hoá không đảm bảo thì nhà sản xuất sẽ
phải chịu toàn bộ trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng. Trong
trường hợp bên B hay A hay cả B và A có lỗi trong việc làm cho chất lượng
hàng hoá không đảm bảo thì bên B hay bên A hay cả A và B sẽ phải liên
đới chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại với nhà sản xuất C và nếu bên B đã
thực hiện nghĩa vụ cho anh An và các bạn của anh thì C và bên A (nếu phải
bồi thường) sẽ phải bồi hoàn cho bên B khoản tiền tương ứng với phần lỗi của
mình.
Tranh chấp phát sinh khi một bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán
HĐĐL thường có thời hạn dài, hàng hóa được giao thành nhiều đợt và
thanh toán tiền hàng theo từng đợt giao hàng.
Ngoài ra bên giao đại lý còn có các đợt khuyến mãi, tiền thưởng cho bên
đại lý khi vượt quá chỉ tiêu mua. Số tiền này được khấu trừ vào hóa đơn thanh
toán khi có đầy đủ chứng từ kèm theo.
Tranh chấp phát sinh khi một bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán hay các
bên không khớp với nhau số tiền phải thanh toán.
Tranh chấp phát sinh khi một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng đại
lý gây thiệt hại cho bên kia.
Như đã phân tích ở chương 1, quan hệ giữa các bên trong HĐĐL thường
có thời hạn dài, bên đại lý phải đầu tư các chi phí để đảm bảo cơ sở vật chất
cho hoạt động kinh doanh như : kho chứa hàng, phương tiện vật chất, nhân
lực... Ngoài những chi phí được tính bằng tiền như trên còn phải tính đến những chi phí cơ hội bỏ qua khi không làm đại lý của bên giao đại lý khác,
không ổn định sản xuất kinh doanh. Khi những tranh chấp này xảy ra thì bên
đại lý thường là bên chịu nhiều thiệt hại khi đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Điều 177 Luật thương mại 2005 có quy định về thời hạn đại lý và việc đơn
phương chấm dứt HĐĐL.
Tuy nhiên, HĐĐL cũng là một loại hợp đồng dịch vụ mà theo quy định
tại Điều 525 Bộ luật dân sự 2005 có quy định về việc đơn phương chấm dứt
hợp đồng dịch vụ, cụ thể “trong trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc
không có lợi cho bên thuê dịch vụ thì bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải thông báo cho bên cung ứng dịch
vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên thuê dịch vụ phải trả tiền công theo
phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ dã thực hiện và bồi thường thiệt hại.”
Theo đó, bên giao đại lý trong trường hợp nhận thấy việc tiếp tục hợp đồng là
không có lợi cho mình thì cũng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng
nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên đại lý biết trước một thời gian
hợp lý. Như vậy, trong trường hợp này nếu HĐĐL là hợp đồng có thời hạn thì
khi bên A không tiếp tục giao hàng và chứng minh được rằng nếu như bên A
tiếp tục giao hàng thì sẽ không có lợi cho mình, ví dụ như: giá nguyên liệu
tăng mà bán theo giá cũ thì sẽ bị lỗ hay biểu thuế mới áp dụng cho mặt hàng
này tăng mà nếu vẫn giao với giá như hợp đồng sẽ không có lãi…trong
trường hợp này việc đơn phương chấm dứt HĐĐL của A là có căn cứ. Tuy
nhiên, Điều 525 quy định trước khi chấm dứt hợp đồng thì bên A phải thông
báo bằng văn bản cho bên B biết trong một thời gian hợp lý. Trường hợp bên
A không đưa ra được các lý do nêu trên thì việc chấm dứt HĐĐL của A là bất
hợp pháp và A phải chịu các chế tài như: buộc thực hiện đúng hợp đồng, phạt
vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại cho B. Kết luận Chƣơng 2
Pháp luật về hoạt động trung gian thương mại nói chung và về đại lý
thương mại cũng như hợp đồng đại lý thương mại ở Việt Nam nói riêng nhìn
chung ra đời muộn hơn các chế định pháp luật khác và muộn hơn so với pháp
luật các nước trên thế giới. Hiện nay, pháp luật về đại lý thương mại và hợp
đồng đại lý được quy định trong Luật thương mại 2005 và nhiều luật chuyên
ngành như Luật kinh doanh bảo hiểm Bộ luật hàng hải, luật du lịch…và các
văn bản dưới luật. Việc áp dụng luật điều chỉnh quan hệ phát sinh trong hoạt
động thương mại nói chung và hoạt động đại lý thương mại nói riêng được
xác định phù hợp với nguyên tắc áp dụng luật chung, luật riêng của các nước
trong hệ thống pháp luật thành văn. Pháp luật hiện hành có nhiều điểm tiến bộ
so với trước đây và bước đầu phù hợp với các đòi hỏi của nền kinh tế thị
trường, tuy nhiên bên cạnh đó khi xem xét cụ thể pháp luật chuyên ngành
hiện hành về hoạt động đại lý và hợp đồng đại lý còn bộc lộ nhiều hạn chế
như: mâu thuẫn, chồng chéo về cùng một vấn đề trong các văn bản pháp luật,
nhiều điểm chưa phù hợp và tương đồng với pháp luật của nhiều nước trên thế
giới. Tại Chương 2 này Luận văn đã bước đầu nghiên cứu về pháp luật ở hai
hệ thống pháp luật lớn trên thế giới là Common Law và Civil Law liên quan
đến chế định thay mặt thương mại để tìm ra những điểm tương đồng và khác
biệt, những chuẩn mực và kinh nghiệm pháp lý của hai hệ thống pháp luật lớn
trên thế giới trong tương quan so sánh với pháp luật Việt Nam, đồng thời
khảo sát thực tiến xét xử những tranh chấp phổ biến về hợp đồng đại lý để
phát hiện và đề xuất giải pháp bổ sung, hoàn hiện chế định pháp luật về hợp
đồng đại lý ở Việt Nam. Chƣơng 3 – KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ
3.1 Thực trạng và định hƣớng xây dựng khung quy định pháp lý về
hợp đồng đại lý
Kể từ tháng 1 năm 2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên
thứ 150 của WTO. Trong các cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết hay tham
gia, đặc biệt là Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp định của
WTO về thương mại dịch vụ, các hoạt động trung gian thương mại được đề
cập với tính chất là các phân ngành dịch vụ thương mại nằm rải rác trong
nhiều nhóm ngành dịch vụ như: các dịch vụ đại lý hoa hồng nằm trong nhóm
các dịch vụ phân phối; dịch vụ môi giới, đại lý bảo hiểm và môi giới tiền tệ
trong nhóm các dịch vụ tài chính; dịch vụ đại lý lữ hành trong nhóm các dịch
vụ du lịch và lữ hành [26]...Các cam kết về mở cửa thị trường các dịch vụ
trung gian thương mại với lộ trình cụ thể được thể hiện rõ qua biểu cam kết về
dịch vụ trong thỏa thuận gia nhập WTO và Bảng lộ trình cam kết thương mại
dịch vụ cụ thể trong phụ lục G Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.
Mức độ cam kết mở cửa thị trường dịch vụ trung gian thương mại trong các
biểu cam kết trên trước hết bao gồm các cam kết chung áp dụng cho tất cả các
dịch vụ thương mại và các cam kết riêng được áp dụng cho từng dịch vụ trung
gian thương mại. Ví dụ, đối với dịch vụ đại lý hoa hồng (một dịch vụ trung
gian trong các dịch vụ phân phối hàng hóa), các cam kết về hạn chế tiếp cận
thị trường và hạn chế đối xử quốc gia phụ thuộc vào từng cách cung
cấp dịch vụ. Đối với cách cung cấp qua biên giới và cách hiện
diện thể nhân, chúng ta chưa cam kết (ngoại trừ không hạn chế đối với dịch
vụ đại lý các sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân và dịch vụ đại lý phân phối
các chương trình phần mềm máy tính). Đối với cách tiêu dùng ngoài lãnh thổ, chúng ta không có hạn chế đối với việc cung cấp dịch vụ đại lý. Đối
với cách hiện diện thương mại, được thực hiện tự do ngoại trừ một số
hạn chế: (i) Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chỉ được thành lập hoạt
động trong lĩnh vực phân phối (bao gồm dịch vụ đại lý, dịch vụ bán buôn,
dịch vụ bán lẻ, dịch vụ nhượng quyền thương mại); (ii) Không mở cửa thị
trường các dịch vụ phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách, báo, tạp chí, bằng
hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý; (iii) Công ty có vốn đầu tư nước
ngoài chỉ được phép cung cấp dịch vụ phân phối như các hàng hóa: sắt, thép,
phân bón, xi măng, clinke, giấy, máy kéo, rượu sau 3 năm gia nhập WTO [3,
tr.145-146].
Sau 5 năm gia nhập WTO, trong bối cảnh Việt Nam đã trở thành thành
viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và vận hành theo cơ chế thị
trường, đại lý thương mại ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát
triển kinh tế quốc gia. Trong những năm gần đây, hoạt động đại lý thương
mại ngày càng phát triển và số lượng đại lý hoạt động tại Việt Nam tăng
nhanh. Đại lý thương mại có mặt trên toàn quốc từ nông thôn đến thành thị, từ
trung du đến miền núi hay những khu vực xa xôi hẻo lánh. Đại lý thương
mại đa dạng về loại hình và phát triển nhanh chóng trong hầu hết mọi lĩnh vực
và ngành nghề, cả về doanh số bán hàng và phạm vi cung cấp dịch vụ. Đối
với mỗi loại hàng hóa và lĩnh vực, bên giao đại lý sẽ chọn một loại hình đại lý
phù hợp đơn cấp hay đa cấp, như cấp 1, cấp 2, cấp 3, cấp 4. Ở Việt Nam,
không chỉ cá nhân, hộ gia đình và người buôn bán nhỏ ở chợ mà nhiều hợp
tác xã, siêu thị, trung tâm thương mại, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng tham
gia với tư cách là đại lý cho một hay nhiều bên giao đại lý. Tính đến cuối
năm 2010, đã có gần 2 triệu hộ gia đình, 8.600 chợ các loại, 530 siêu thị, 90
trung tâm thương mại, 1.100 hợp tác xã thương mại, 150.000 doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Theo số liệu ước tính không chính thức của Bộ Công Thương, tính đến đầu năm 2011, 11 doanh nghiệp Việt Nam có giấy phép xuất nhập
khẩu xăng dầu đã có xấp xỉ 3.800 đại lý trực thuộc và 240 tổng đại lý (mỗi
tổng đại lý có nhiều chi nhánh trực thuộc khác). Việt Nam có khoảng 200 đại
lý bán buôn rượu trên 2 hay nhiều hơn tỉnh/thành phố; có khoảng 250 đại lý
bán buôn rượu trên 1 tỉnh/thành phố. Ước tính có gần 120 đại lý bán buôn
thuốc lá ở 2 hay nhiều hơn tỉnh/thành phố, chưa ước tính được số lượng đại
lý bán buôn thuốc lá tại 1 tỉnh/thành phố và đại lý bán lẻ trên cả nước. Trong
lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam có gần 40.000 đại lý Internet công cộng và 450
đại lý đổi ngoại tệ. Đến nay, Việt Nam chưa có đầy đủ số liệu chính thức về
số lượng đại lý thương mại nói chung [12].
Với số lượng lớn như vậy, đại lý thương mại đóng vai trò quan trọng
trong việc đưa hàng hóa hay cung cấp dịch vụ từ bên giao đại lý (nhà sản
xuất, nhà nhập khẩu, bên cung ứng dịch vụ v.v...) tới mọi vùng miền trong cả
nước, đáp ứng yêu cầu tiêu thụ hàng hóa thông thường và nhu cầu dịch vụ của
người dân, nhà sản xuất hay các đối tượng khác có liên quan.
Tuy nhiên, tại Hội thảo “Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt
động đại lý thương mại – Kinh nghiệm quốc tế về đề xuất chính sách” tổ chức
tại Hà Nội ngày 5/8/2011, nhiều ý kiến đã phản ánh thực trạng hiện nay của
đại lý thương mại (chủ yếu trong lĩnh vực mua bán hàng hóa) là phát triển
nhanh nhưng còn tồn tại nhiều bất cập. Ông Hoàng Đình Cường, Vụ Thị
trường trong nước (Bộ Công Thương) đã nhận xét: “Phát triển nhanh nhưng
lại thiếu quy hoạch và phần lớn số đại lý là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn
rất ít, chủ yếu vay ngân hàng, cơ sở kinh doanh cùng kiệt nàn”. Ông Cường cũng
cho rằng một số mặt hàng đã có quy định về đại lý nhưng còn lại phần lớn
chưa có quy định của Nhà nước về hệ thống đại lý. Các doanh nghiệp cũng tự
thành lập cho mình hệ thống đại lý, đại lý hoạt động lộn xộn, không kiểm soát
được. Các đại lý cũng tồn tại tình trạng lãi làm, lỗ bỏ, nhất là khi thiếu nguồn

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top