tctuvan

New Member
Link tải miễn phí luận văn
LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trẻ em – những công dân bé nhỏ của xã hội luôn là tâm điểm trong cuộc sống, là
niềm hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Mọi trẻ em đều có quyền được
sống, được phát triển và được bảo vệ để không bị xâm hại, trong số đó thì những trẻ
em có hoàn cảnh đặc biệt là một trong những đối tượng được Đảng và Nhà nước quan
tâm.
Trong hoàn cảnh đất nước ta phải chịu những di chứng nặng nề của chiến tranh
và điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn thì những trẻ em bất hạnh, bị mồ côi,
bị tàn tật, bị cha mẹ bỏ rơi và phải sống cuộc đời vất vả, thiếu thốn tình cảm người
thân thực sự rất cần một mái ấm gia đình. Cho nên vấn đề nuôi con nuôi nói chung và
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng hiện nay là một vấn đề được xã hội, cũng
như cơ quan Nhà nước rất quan tâm. Và để phần nào xoa dịu và chia sẽ bớt nỗi bất
hạnh của họ, để họ có cơ hội được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong một môi
trường sống an toàn, lành mạnh, thân thiện và không bị phân biệt đối xử, Đảng và Nhà
nước đã và đang tạo điều kiện để họ có được mái ấm gia đình.
Hiện nay, với những tác động của nền kinh tế, sự biến đổi của văn hóa và xã hội
đã góp phần giúp cho những đứa trẻ bất hạnh tìm được mái ấm thực sự cho mình. Và
thực tế có rất nhiều cá nhân, tổ chức đứng ra thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc
những đứa trẻ bất hạnh, không chỉ các cá nhân trong nước mà còn có một số lượng
không nhỏ các cá nhân nước ngoài đứng ra nhận trẻ làm con nuôi.
Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật hiện hành về việc bảo vệ trẻ em nói
chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói riêng thì ngày càng được hoàn thiện, một
trong đó là chế định nuôi con nuôi. Nuôi con nuôi là một chế định quan trọng trong hệ
thống pháp luật của quốc gia. Việc nuôi con nuôi phải xuất phát từ mục đích quan
trọng là vì lợi ích của người được nhận nuôi và cũng phần nào đáp ứng nhu cầu chính
đáng của vợ chồng nhận con nuôi, nhất là những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm con.
Nhìn chung, các văn bản pháp luật về nuôi con nuôi của Việt Nam thời gian qua đã
góp phần quan trọng điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi tại Việt Nam, bảo đảm tinh
thần nhân đạo, với mục đích là tìm cho trẻ em không nơi nương tựa một mái ấm gia
đình thay thế, bước đầu đã tôn trọng nguyên tắc ưu tiên cho nhận con nuôi trong nước,
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài chỉ là biện pháp cuối cùng.
Ở Việt Nam hiện nay, số lượng trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận
làm con nuôi ngày càng nhiều, vấn đề này gây sự quan tâm, chú ý của dư luận trong
nước và ngoài nước. Bởi lẽ, việc nhận nuôi con nuôi xuất phát từ nhiều mục đích khác
nhau. Nhiều người nhận con nuôi vì mục đích từ tâm, có lòng thương người muốn
giúp đỡ những người bất hạnh, nhưng cũng có người nhận con nuôi vì mục đích vụ lợi,
lạm dụng việc nuôi con nuôi để mua bán, bóc lột sức lao động của trẻ em. Để điều
chỉnh vấn đề này, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp lí quy định về vấn đề
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài .
Tuy nhiên, trên thực tế việc nuôi con nuôi diễn ra hết sức đa dạng, bởi trẻ em
Việt Nam có một số lượng không nhỏ làm con nuôi nước ngoài. Vì vậy, để giải quyết
tốt quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, Việt Nam đã thống nhất ban hành
Luật nuôi con nuôi, nhằm tạo cơ sở pháp lí để giải quyết các vấn đề về nuôi con nuôi,
cũng như bảo vệ quyền và lợi ích của trẻ em. Bên cạnh đó, Luật còn khuyến khích,
động viên và tăng cường trách nhiệm của toàn xã hội trong việc giúp đỡ những trẻ em
có hoàn cảnh đặc biệt để các em được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong môi
trường thay thế có điều kiện hòa nhập với cộng đồng và phát triển thành người có ích
cho xã hội. Đây là một vấn đề cấp thiết hiện nay, vì để hiểu và áp dụng đúng các quy
định của pháp luật thì thật không dễ dàng. Với hy vọng chia sẽ những khó khăn của trẻ
em bất hạnh, giúp mọi người có cái nhìn chính xác về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài, cũng như góp phần xây dựng hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật trong lĩnh
vực này nên Người viết chọn đề tài nghiên cứu: “Pháp luật Việt Nam về vấn đề nuôi
con nuôi có yếu tố nước ngoài”.
2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu tổng quan về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước
ngoài và đi sâu vào phân tích các quy định của Luật nuôi con nuôi hiện hành, cũng
như đặc trưng của pháp luật áp dụng về vấn đề này. Người viết sẽ chỉ ra một số điểm
mới của luật hiện hành và nêu lên thực trạng của nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở
Việt Nam. Đồng thời, sẽ đưa ra kiến nghị và định hướng trong thời gian tới nhằm góp
phần hoàn thiện về mặt pháp luật và hạn chế những tiêu cực, xung đột trong vấn đề
nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hiện nay.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích giúp chúng ta hiểu biết và nhận thức rõ
hơn về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài. Ngoài ra, qua quá trình nghiên cứu
cũng phần nào tạo điều kiện cho việc tuyên truyền, phổ biến đến người dân những quy
định của pháp luật một cách cụ thể, dễ hiểu, tạo điều kiện cho việc áp dụng pháp luật
của các cơ quan có thẩm quyền được thuận lợi hơn, tránh mắc phải những sai lầm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để phục vụ cho việc nghiên cứu Người viết sử dụng phương pháp nghiên cứu
chủ yếu là phương pháp phân tích luật viết, phương pháp diễn dịch, quy nạp, phương
pháp thu thập tài liệu, tổng hợp và so sánh vấn đề. Ngoài ra, còn tập hợp và phân tích
các dữ liệu tìm được trên sách, báo và một số trang web liên quan, để khai thác những
điểm tiến bộ, cũng như những bất cập và tồn tại của pháp luật Việt Nam. Từ đây,
Người viết có thể đưa ra kiến nghị cũng như đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp
luật về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài ngiên cứu ngoài lời nói đầu và kết luận bao gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài
Chương 2: Pháp luật Việt Nam điều chỉnh về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố
nước ngoài
Chương 3: Một số điểm mới của Luật nuôi con nuôi, thực trạng, kiến nghị và
định hướng trong thời gian tới về vấn đề nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt
Nam
Đề tài nghiên cứu này đã được em hoàn thành trên cơ sở tổng kết lại những kiến
thức đã được tích lũy trong quá trình học tập và rèn luyện dưới giảng đường Đại học
Cần Thơ, cùng với sự tìm hiểu qua sách, báo và các phương tiện thông tin đại chúng.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, mặc dù đã có sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ
hướng dẫn và sự cố gắng hết mình của bản thân, song không thể tránh khỏi sự thiếu
sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, nhận xét
của quý thầy, cô và các bạn để đề tài này được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành Thank sự giảng dạy tận tình của quý thầy, cô trường Đại học
Cần Thơ nói chung và các thầy, cô trong khoa Luật nói riêng. Đặc biệt, em xin bày tỏ
lòng biết ơn đến sự hướng dẫn tận tâm, nhiệt tình của cô Bùi Thị Mỹ Hương đã giúp
em hoàn thành tốt bài nghiên cứu của mình.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top