Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam, với trên 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế, lớn gấp 03 lần diện
tích lãnh thổ đất liền; có trên 3.000 đảo lớn nhỏ, 3.260km bờ biển, 110 cửa sông
lạch lớn nhỏ, với 1,7 triệu ha diện tích đất mặt nước, có nhiều tiềm năng phát triển
ngành thuỷ sản. Trên thực tế, ngành thuỷ sản Việt Nam trong 20 năm qua đã có
những bước tiến vượt bậc: sản lượng năm 2005 đạt trên 3.000.000 tấn, tăng gấp
150 lần năm 1985, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18,4%, kim ngạch xuất khẩu
đạt trên 3,2 tỷ USD. Nuôi trồng thuỷ sản là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao
hơn một số ngành nghề sản xuất nông nghiệp khác, sản phẩm không chỉ được tiêu
dùng nội địa, mà còn là nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Vì thế,
Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng, lần thứ IX đã chỉ rõ “Phát huy lợi thế về
thuỷ sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn’’.
Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, có diện tích tự nhiên
6.055km2, dân số trên 1,3 triệu người, phía bắc giáp Nghệ An, phía nam giáp
Quảng Bình, phía tây giáp Lào, phía đông giáp biển Đông.
Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thuỷ sản, có bờ biển dài
137km, có trên 20 con sông lớn nhỏ, với 4 của sông chính gồm cửa Hội, cửa Sót,
Cửa Nhượng, Cửa Khẩu với nhiều bãi triều. Các vùng đất ngập nước, các bãi
triều, các dãi cát ven biển là những vùng có thể quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản
mặn, lợ với tổng diện tích trên 6.000 ha, 4.000 ha đất cát có thể nuôi tôm, 13.000
ha có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và hàng ngàn ha đất ruộng lúa nước
có thể xen canh cá lúa.
Sau 6 năm thực hiện Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 08/12/1999
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ
sản thời kỳ từ năm 1999 đến năm 2010 và Nghị quyết số 05 NQ/TU ngày
25/12/2001 của Tỉnh uỷ Hà Tĩnh, nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được
những kết quả khả quan, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tốc độ phát triển nuôi trồng thuỷ sản bình quân trong 5 năm qua (2000-
2005) ở Hà Tĩnh đạt 17,7%, diện tích đưa vào nuôi trồng thuỷ sản năm 2005 là
6.900 ha, tăng 1,9 lần so với năm 2000; sản lượng đạt 12.000 tấn, tăng 3,9 lần so
với năm 2000, giá trị sản lượng nuôi trồng đạt trên 500 tỷ đồng, góp phần đưa
kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh đạt trên 15 triệu USD, giải quyết việc làm
và thu nhập cho cho hàng ngàn lao động.
Tuy vậy, kết quả trên chưa tương xứng với tiềm năng; tốc độ phát triển của
ngành còn chậm; cách nuôi trồng chủ yếu là quảng canh, bán thâm canh
năng suất thấp; việc xử lý môi trường và kiểm dịch còn khó khăn; số lượng, chất
lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu còn hạn chế do các yêu cầu về vệ sinh an toàn
thực phẩm ... Việc nghiên cứu, tìm giải pháp để phát triển nuôi trồng thuỷ sản
một cách bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đang là vấn đề bức bách, cần được
quan tâm, nghiên cứu, giải quyết, đặc biệt khi nền kinh tế của chúng ta đang trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và là thành viên của Tổ chức thương mại quốc
tế (WTO).
Từ thực tế trên, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển bền vững nuôi trồng
thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” là hết sức cần thiết, có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn, đặc biệt trong việc hoạch định chiến lược, chính sách, mục tiêu phát
triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Hà TÜnh trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 và
những năm tiếp theo.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển
nuôi trồng thuỷ sản bền vững. Bộ Thủy sản cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo
phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản các tỉnh phía Bắc, phía Nam, Nam Trung
Bộ. Có nhiều tài liệu, bài viết về phát triển bền vững được đăng trên các báo, tạp
chí, internet ...Liên quan đến phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, đã có một số
công trình nghiên cứu sau:
“ Nghiên cứu ảnh hưởng các yêu tố sinh thái đến sự phát triển của tôm sú,
nhằm đề xuất giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi thuỷ sản ở ven bờ Hà Tĩnh”
do Tiến sĩ Võ Văn Phú thuộc Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế làm chủ đề
tài, năm 2003.
“Mở rộng nuôi tôm trên cát tại Việt Nam - cơ hội và thách thức” do ViÖn
Quốc tế về phát triển bền vững (IISD) và Trung tâm quốc tế về thương mại và
phát triển bền vững (ICTSD) thực hiện năm 2003.
"Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy
sản mặn, lợ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015"
của Sở Thủy sản Hà Tĩnh.
Các công trình nghiên cứu trên, chủ yếu tập trung vào các khía cạnh quy
hoạch, kỹ thuật mà chưa đi sâu vào nghiên cứu về phát triển bền vững.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tui đã tham khảo, kế thừa có chọn lọc
kết quả các các công trình trên và các tài liêu có liên quan, đồng thời căn cứ vào
việc nghiên cứu của bản thân để bổ sung, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển
bền vững nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển bền vững nuôi trồng
thuỷ sản tại Hà Tĩnh.
3.2. Nhiệm vụ:
+ Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ
sản.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng tình nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh trong thời gian qua.
+ Đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh một cách bền vững.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh, từ năm 2000 đến năm 2005.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận tổng quát là duy vật biên chứng và duy vật
lịch sử, đề tài chú trọng sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản
sau:
+ Tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu;
+ Thông kê kinh tế, phỏng vấn .....
6. Những đóng góp của đề tài:
Trên cơ sở hệ thống, khái quát hoá những lý luận chung về đầu tư, về nuôi
trồng thuỷ sản thông qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng đầu tư và tình tình
phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, luận văn góp phần:
+ Mô tả, phân tích thực trạng tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh.
+ Chỉ rõ các nguy cơ dẫn đến sự phát triển thiếu bền vững của ngành nuôi
trồng thuỷ sản.
+ Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản
bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản.
Chương 2: Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Việt Nam, với trên 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế, lớn gấp 03 lần diện
tích lãnh thổ đất liền; có trên 3.000 đảo lớn nhỏ, 3.260km bờ biển, 110 cửa sông
lạch lớn nhỏ, với 1,7 triệu ha diện tích đất mặt nước, có nhiều tiềm năng phát triển
ngành thuỷ sản. Trên thực tế, ngành thuỷ sản Việt Nam trong 20 năm qua đã có
những bước tiến vượt bậc: sản lượng năm 2005 đạt trên 3.000.000 tấn, tăng gấp
150 lần năm 1985, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 18,4%, kim ngạch xuất khẩu
đạt trên 3,2 tỷ USD. Nuôi trồng thuỷ sản là nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao
hơn một số ngành nghề sản xuất nông nghiệp khác, sản phẩm không chỉ được tiêu
dùng nội địa, mà còn là nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Vì thế,
Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng, lần thứ IX đã chỉ rõ “Phát huy lợi thế về
thuỷ sản, tạo thành một ngành kinh tế mũi nhọn’’.
Hà Tĩnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, có diện tích tự nhiên
6.055km2, dân số trên 1,3 triệu người, phía bắc giáp Nghệ An, phía nam giáp
Quảng Bình, phía tây giáp Lào, phía đông giáp biển Đông.
Hà Tĩnh có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thuỷ sản, có bờ biển dài
137km, có trên 20 con sông lớn nhỏ, với 4 của sông chính gồm cửa Hội, cửa Sót,
Cửa Nhượng, Cửa Khẩu với nhiều bãi triều. Các vùng đất ngập nước, các bãi
triều, các dãi cát ven biển là những vùng có thể quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản
mặn, lợ với tổng diện tích trên 6.000 ha, 4.000 ha đất cát có thể nuôi tôm, 13.000
ha có khả năng nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt và hàng ngàn ha đất ruộng lúa nước
có thể xen canh cá lúa.
Sau 6 năm thực hiện Quyết định số 224/1999/QĐ-TTg ngày 08/12/1999
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ
sản thời kỳ từ năm 1999 đến năm 2010 và Nghị quyết số 05 NQ/TU ngày
25/12/2001 của Tỉnh uỷ Hà Tĩnh, nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Hà Tĩnh đã đạt được
những kết quả khả quan, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công các
mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Tốc độ phát triển nuôi trồng thuỷ sản bình quân trong 5 năm qua (2000-
2005) ở Hà Tĩnh đạt 17,7%, diện tích đưa vào nuôi trồng thuỷ sản năm 2005 là
6.900 ha, tăng 1,9 lần so với năm 2000; sản lượng đạt 12.000 tấn, tăng 3,9 lần so
với năm 2000, giá trị sản lượng nuôi trồng đạt trên 500 tỷ đồng, góp phần đưa
kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của tỉnh đạt trên 15 triệu USD, giải quyết việc làm
và thu nhập cho cho hàng ngàn lao động.
Tuy vậy, kết quả trên chưa tương xứng với tiềm năng; tốc độ phát triển của
ngành còn chậm; cách nuôi trồng chủ yếu là quảng canh, bán thâm canh
năng suất thấp; việc xử lý môi trường và kiểm dịch còn khó khăn; số lượng, chất
lượng sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu còn hạn chế do các yêu cầu về vệ sinh an toàn
thực phẩm ... Việc nghiên cứu, tìm giải pháp để phát triển nuôi trồng thuỷ sản
một cách bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đang là vấn đề bức bách, cần được
quan tâm, nghiên cứu, giải quyết, đặc biệt khi nền kinh tế của chúng ta đang trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và là thành viên của Tổ chức thương mại quốc
tế (WTO).
Từ thực tế trên, việc nghiên cứu đề tài “Phát triển bền vững nuôi trồng
thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh” là hết sức cần thiết, có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn, đặc biệt trong việc hoạch định chiến lược, chính sách, mục tiêu phát
triển nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Hà TÜnh trong giai đoạn từ nay đến năm 2015 và
những năm tiếp theo.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển
nuôi trồng thuỷ sản bền vững. Bộ Thủy sản cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo
phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản các tỉnh phía Bắc, phía Nam, Nam Trung
Bộ. Có nhiều tài liệu, bài viết về phát triển bền vững được đăng trên các báo, tạp
chí, internet ...Liên quan đến phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, đã có một số
công trình nghiên cứu sau:
“ Nghiên cứu ảnh hưởng các yêu tố sinh thái đến sự phát triển của tôm sú,
nhằm đề xuất giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi thuỷ sản ở ven bờ Hà Tĩnh”
do Tiến sĩ Võ Văn Phú thuộc Trường Đại học Khoa học - Đại học Huế làm chủ đề
tài, năm 2003.
“Mở rộng nuôi tôm trên cát tại Việt Nam - cơ hội và thách thức” do ViÖn
Quốc tế về phát triển bền vững (IISD) và Trung tâm quốc tế về thương mại và
phát triển bền vững (ICTSD) thực hiện năm 2003.
"Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy
sản mặn, lợ tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015"
của Sở Thủy sản Hà Tĩnh.
Các công trình nghiên cứu trên, chủ yếu tập trung vào các khía cạnh quy
hoạch, kỹ thuật mà chưa đi sâu vào nghiên cứu về phát triển bền vững.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tui đã tham khảo, kế thừa có chọn lọc
kết quả các các công trình trên và các tài liêu có liên quan, đồng thời căn cứ vào
việc nghiên cứu của bản thân để bổ sung, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển
bền vững nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn
tỉnh Hà Tĩnh đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển bền vững nuôi trồng
thuỷ sản tại Hà Tĩnh.
3.2. Nhiệm vụ:
+ Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ
sản.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng tình nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh trong thời gian qua.
+ Đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh một cách bền vững.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh, từ năm 2000 đến năm 2005.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận tổng quát là duy vật biên chứng và duy vật
lịch sử, đề tài chú trọng sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản
sau:
+ Tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu;
+ Thông kê kinh tế, phỏng vấn .....
6. Những đóng góp của đề tài:
Trên cơ sở hệ thống, khái quát hoá những lý luận chung về đầu tư, về nuôi
trồng thuỷ sản thông qua việc khảo sát, đánh giá thực trạng đầu tư và tình tình
phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, luận văn góp phần:
+ Mô tả, phân tích thực trạng tình hình nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh
Hà Tĩnh.
+ Chỉ rõ các nguy cơ dẫn đến sự phát triển thiếu bền vững của ngành nuôi
trồng thuỷ sản.
+ Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm phát triển nuôi trồng thuỷ sản
bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản.
Chương 2: Thực trạng nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản trên
địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links