daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỞ ĐẦU...................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài : ....................................................................... 6
3. Mục đích và nội dung nghiên cứu của đề tài ........................................... 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 10
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 10
6. Bố cục khoá luận .................................................................................... 12
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH.............. 13
1.1. Tài nguyên du lịch......................................................................... 13
1.1.1. Khái niệm.................................................................................. 13
1.1.2. Phân loại................................................................................... 14
1.1.3. Vai trò, chức năng .................................................................... 17
1.2. Loại hình du lịch ........................................................................... 18
1.2.1. Khái niệm.................................................................................. 18
1.2.2. Điều kiện hình thành loại hình du lịch.......................................... 19
1.2.3. Phân loại................................................................................... 22
1.3. Sản phẩm du lịch........................................................................... 30
1.3.1. Khái niệm.................................................................................. 30
1.3.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch ............................................... 31
1.3.3. Mối quan hệ giữa giữa tài nguyên du lịch với loại hình du lịch,
sản phẩm du lịch................................................................................. 33
Tiểu kết chƣơng 1 ..................................................................................... 35
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DU
LỊCH TRÊN VỊNH HẠ LONG .............................................................. 36

2.1. Tài nguyên du lịch vịnh Hạ Long................................................ 36
2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên...................................................... 36
1.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa ...................................................... 44
2.2. Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch ................................... 47
2.2.1. Giao thông vận chuyển............................................................. 47
2.2.2. Thông tin liên lạc...................................................................... 49
2.2.3. Cấp điện.................................................................................... 50
2.2.4. Cấp thoát nước ......................................................................... 50
2.2.5. Xử lý rác thải ............................................................................ 51
2.3. Các loại hình du lịch trên vịnh Hạ Long .................................... 52
2.3.1. Du lịch tham quan .................................................................... 52
2.3.2. Lưu trú nghỉ đêm ...................................................................... 56
2.3.3. Du lịch sinh thái ....................................................................... 58
2.3.4. Du lịch nghỉ dưỡng................................................................... 61
2.3.5. Du lịch mạo hiểm...................................................................... 63
2.3.6. Du lịch văn hóa ........................................................................ 66
2.3. Sự gia tăng của loại hình du lịch trên vịnh Hạ Long................. 69
2.4. Đánh giá khái quát về thực trạng phát triển loại hình du lịch
trên vịnh Hạ Long................................................................................ 76
Tiểu kết chƣơng 2 ..................................................................................... 79
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH
TRÊN VỊNH HẠ LONG........................................................................... 80
3.1. Căn cứ đề xuất phát triển các loại hình du lịch ......................... 80
3.1.1. Chiến lược và định hướng phát triển du lịch của địa phương. 80
3.1.2. Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch cho vịnh Hạ Long...83
3.2. Giải pháp thực hiện ...................................................................... 84
3.2.1. Về cơ chế chính sách ................................................................ 84
3.2.2. Về công tác quy hoạch.............................................................. 85
3.2.3. Về phát triển sản phẩm du lịch................................................. 86
3.2.4. Về phát triển hệ thống hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ
du lịch ................................................................................................. 87
3.3.5. Về xúc tiến, quảng bá du lịch ................................................... 88
3.2.6. Về bảo vệ môi trường .............................................................. 90
3.3. Kiến nghị........................................................................................ 90
3.3.1. Đối với UBND tỉnh Quảng Ninh .............................................. 91
3.3.2. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh......................... 93
3.3.3 Ban Quản lý vịnh Hạ Long........................................................ 93
3.3.4. Đối với doanh nghiệp du lịch ................................................... 95
Tiểu kết chương 3....................................................................................... 96
KẾT LUẬN ............................................................................................... 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 99
PHỤ LỤC ................................................................................................ 103
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia có vùng biển rộng lớn vì vậy du lịch biển
có vị trí đặc biệt trong Chiến lược quốc gia về du lịch, đồng thời góp phần
quan trọng cho phát triển kinh tế biển để thực hiện mục tiêu “Đến năm
2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên
nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại;
sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm
bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và
thế giới” [32].
Trong hệ thống du lịch biển Việt Nam, vịnh Hạ Long được du khách
trong nước và quốc tế biết đến như một địa danh du lịch hấp dẫn của vùng
duyên hải Bắc Bộ - Việt Nam.
Ngay từ năm 1962, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể
thao và du lịch) đã xếp hạng vịnh Hạ Long là di tích danh thắng cấp quốc
gia. Vịnh Hạ Long cũng đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa
Liên hợp quốc (UNESCO) hai lần công nhận là Di sản Thiên nhiên thế
giới về các giá trị thẩm mỹ (năm 1994) và giá trị địa chất, địa mạo (năm
2000) mang tính toàn cầu nổi bật. Với cảnh quan đặc sắc, năm 2003 vịnh
Hạ Long cũng đã được Câu lạc bộ các Vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng và
chính thức công nhận là 1 trong 29 Vịnh đẹp của thế giới.
Bên cạnh các giá trị đã được công nhận, vịnh Hạ Long còn được
biết đến bởi vùng non nước huyền thoại có lịch sử phát triển lâu đời với
dấu ấn rõ nét của nền văn hóa Hạ Long, là nơi tập trung nhiều bãi tắm
đẹp, quy mô lớn, nhiều hệ sinh thái biển nhiệt đới điển hình với tính đa
dạng sinh học cao.
Tháng 4 năm 2012, một lần nữa các giá trị ngoại hạng của vịnh Hạ
Long đã được cả thế giới tôn vinh bầu chọn là Kỳ quan thiên nhiên mới
của thế giới, mang lại vận hội phát triển du lịch mới cho vịnh Hạ Long.
Trong những năm qua, lượng khách đến với vịnh Hạ Long phát triển
hết sức mạnh mẽ, hoạt động du lịch phát triển đã góp phần tích cực vào sự
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, loại hình du
lịch trên vịnh Hạ Long chưa phong phú, chủ yếu tập trung khai thác các
giá trị về cảnh quan ở khu vực trung tâm với một số tuyến điểm tham quan
truyền thống như Thiên Cung - Đầu Gỗ, Sửng Sốt - Ti Tốp, du khách mới
chỉ được tham quan ngắm cảnh Vịnh, tham quan hang động và hiện đã
xuất hiện một vài tour du lịch tham quan làng chài, nghỉ đêm trên Vịnh…;
vào những ngày cao điểm, lượng khách đến tham quan tập trung đông đã
tạo nên sự quá tải, gây sức ép không nhỏ cho công tác quản lý và phục vụ.
Không thể phủ nhận được tiềm năng, thế mạnh ưu việt mà vịnh Hạ
Long có được, nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng hiện tại du lịch tại đây
vẫn chưa được khai thác có hiệu quả. Các loại hình du lịch đang khai thác
chủ yếu là các tuyến tham quan với nội dung và hình thức cùng kiệt nàn, đơn
điệu, chưa tôn vinh được các giá trị đặc biệt của Di sản - Kỳ quan Thiên
nhiên thế giới. Các tài nguyên về sinh thái, văn hóa hầu như chưa được
quan tâm đến. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của Hạ Long
nói riêng cũng như của Quảng Ninh nói chung. Vì vậy, việc nghiên cứu
“Phát triển các loại hình du lịch ở Hạ Long, Quảng Ninh” là việc làm
cần thiết.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài :
Vịnh Hạ Long là đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều
nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Trong luận văn, tác giả chỉ tập trung đánh
giá vào những đề tài có nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu
Tác giả đã phân chia quá trình phát triển du lịch vịnh Hạ Long làm
bốn giai đoạn.
Giai đoạn 1 được tính từ trước khi vịnh Hạ Long được công nhận Di
sản Thiên nhiên thế giới lần thứ nhất bởi các giá trị ngoại hạng về cảnh
quan vào ngày 17/12/1994. Có thể nói đây là giai đoạn sơ khai của du lịch
vịnh Hạ Long. Số lượng khách ít ỏi, chủ yếu là cán bộ nhân viên của các
Tổng công ty đi tham quan, nghỉ mát vào mùa hè. Thời gian này, các hang
động, bãi tắm, đảo trên Vịnh được khai thác tùy tiện, do nhiều đơn vị quản
lý, khai thác, chủ yếu khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch, không quan
tâm đến công tác quản lý, bảo tồn. Du khách đến vịnh Hạ Long chỉ với
mục đích tắm biển và tham quan một số hang động, đảo như hang Đầu Gỗ,
hang Bồ Nâu, hang Trinh Nữ, đảo Khỉ…
Cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng giai đoạn này còn kém phát triển.
Trên địa bàn thành phố Hạ Long chỉ có vài khách sạn của nhà nước như hệ
thống khách sạn Hạ Long (bao gồm Hạ Long 1, Hạ Long 2, Hạ Long 3, Hạ
Long 4, Sơn Long), khách sạn Suối Mơ, Công đoàn, nhà nghỉ Hải
Quân…Tàu du lịch lúc này cũng không nhiều, chủ yếu thuộc là tàu của các
cơ quan nhà nước như của khách sạn Hạ Long.
Giai đoạn 2 được tính từ ngày 17/12/1994 khi vịnh Hạ Long được
ghi tên vào danh mục Di sản Thiên nhiên thế giới lần thứ nhất cho đến
ngày 29/11/2000 vịnh Hạ Long được ghi vào danh mục Di sản Thiên nhiên
thế giới lần thứ hai bởi các giá trị đặc biệt của địa chất, địa mạo.
Sau khi vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là Di sản Thiên
nhiên thế giới được một năm thì đến ngày 9 tháng 12 năm 1995, Ban Quản
lý vịnh Hạ Long được thành lập, trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Ninh với chức năng nhiệm vụ chủ yếu là quản lý, bảo tồn và phát huy giá
trị di sản vịnh Hạ Long mà trọng tâm là khu vực di sản thiên nhiên thế giới
đã từng bước đưa công tác quản lý di sản nói chung, hang động nói riêng
đi vào nề nếp.
Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh thu hồi tất cả các hang động đưa về quản lý theo một đầu mối
thống nhất; phối hợp cùng các cơ quan chức năng xây dựng các tuyến
điểm tham quan du lịch dựa trên các tuyến điểm đã được khai thác từ trước
và quyết định đưa vào khai thác 11 hang động gồm Thiên Cung, Đầu Gỗ,
Sửng Sốt, Tam Cung, Mê Cung, Hồ Động Tiên, Kim Quy, hang Luồn,
Hang Trống, hang Bồ Nâu, hang Trinh Nữ. Việc có một cơ quan quản lý
Di sản Thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long cũng đã mở ra một giai đoạn
mới cho du lịch vịnh Hạ Long. Trên Vịnh đã có đội ngũ hướng dẫn viên có
trình độ từ trung cấp trở lên thực hiện công tác thuyết minh, hướng dẫn tại
điểm du lịch, nên các thông tin đến với du khách chính xác hơn, sinh động
hơn. Các hoạt động du lịch trên vịnh Hạ Long bắt đầu được kiểm tra, giám
sát bởi các cơ quan quản lý như Đội Kiểm tra xử lý vi phạm trên vịnh Hạ
Long của Ban Quản lý vịnh Hạ Long, Thanh tra Du lịch cùng đội ngũ
thanh tra chuyên ngành có liên quan.
Đây là giai đoạn du lịch vịnh Hạ Long bắt đầu phát triển. Khách đến
vịnh Hạ Long bắt đầu tăng cả về số lượng lẫn thành phần khách, kéo theo
đó là sự gia tăng cả số lượng và chất lượng nhà hàng, khách sạn, tàu du
lịch, các dịch vụ trên vịnh Hạ Long…Các sản phẩm du lịch, loại hình du
lịch giai đoạn này bắt đầu hình thành, phổ biến nhất là sản phẩm tham
quan cảnh Vịnh và thăm hang động, tắm biển. Hoạt động lưu trú nghỉ đêm
trên Vịnh cũng bắt đầu hình thành, chủ yếu dành cho những khách du lịch
quốc tế ưu thích mạo hiểm và lúc này hoạt động lưu trú nghỉ đêm trên
Vịnh chưa được quản lý bởi các cơ quan chức năng.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Quy định của WTO về đối xử đặc biệt và khác biệt dành cho các thành viên đang phát triển Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Cơ hội và thách thức của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với các quốc gia đang phát triển Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) Luận văn Kinh tế 0
D Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp và sự liên hệ ở các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại các ngân hàng thương mại việt nam Luận văn Kinh tế 0
L Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư ngành thủy điện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB - Giải pháp và kiến nghị Luận văn Kinh tế 0
S Mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
H Cơ hội và thách thức của sự phát triển thương mại điện tử đối với các nước đang phát triển Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top