daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................3
CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI
VÀ TOÀN CẦU HÓA.............................................................................................15
1.1. Một số quan niệm về phát triển con ngƣời.................................................15
1.2. Toàn cầu hóa, thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa đối với phát triển
con ngƣời ở Việt Nam..........................................................................................27
1.2.1. Toàn cầu hóa và các đặc điểm của toàn cầu hóa ....................................27
1.2.2. Những thời cơ và thách thức của toàn cầu hóa đối với phát triển con
người Việt Nam hiện nay....................................................................................31
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .........................................................................................40
CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CON NGƢỜI VIỆT
NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA HIỆN NAY.................................43
2.1. Thực trạng phát triển con ngƣời Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
hiện nay.................................................................................................................43
2.1.1. Thực trạng phát triển năng lực sinh thể con người Việt Nam trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay................................................................................43
2.1.2. Thực trạng phát triển trí tuệ con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu
hóa hiện nay .......................................................................................................57
2.1.3. Thực trạng phát triển tâm lực con người Việt Nam trong bối cảnh toàn
cầu hóa hiện nay.................................................................................................65
2.2. Những giải pháp cơ bản để phát triển con ngƣời Việt Nam trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay.................................................................................76
2.2.1. Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao chất lượng
con người............................................................................................................77
2.2.2. Giải quyết việc làm cho người lao động ..................................................80
2.2.3. Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm cùng kiệt gắn với phát triển kinh tế và
công tác an sinh xã hội.......................................................................................85
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 .........................................................................................90
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................94
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử tư tưởng triết học, với bản chất cách mạng và khoa học,
học thuyết Mác đã đặt ra cơ sở lý luận về bước chuyển của nhân loại sang một
kỉ nguyên mới - kỉ nguyên mà ở đó: “sự phát triển tự do của mỗi người là điều
kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”[37 tr. 628]. Chính vì lẽ đó
mà học thuyết Mác đã được cả cộng đồng nhân loại tiến bộ thừa nhận là học
thuyết về con người, về sự nghiệp giải phóng con người.
Nhưng đến cuối thế kỷ XX, việc thừa nhận con người là nguồn lực vô
tận, là nhân tố quyết định, là mục tiêu tối thượng của sự tiến bộ xã hội mới
được các chuyên gia của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP)
quán triệt, lượng hóa và thiết kế một thước đo chung, nhằm đánh giá trình độ
phát triển con người ở các quốc gia thuộc Liên hợp quốc. Tuy nhiên, việc coi
con người là trung tâm của sự phát triển không phải quốc gia nào cũng làm
được điều này. Việc phát triển con người có thực hiện được hay không, đạt tới
mức độ nào, ngoài việc dựa trên sự phát triển về kinh tế, còn tùy thuộc vào
quan điểm, chính sách và chương trình hành động của từng quốc gia.
Lấy chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam,
Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến sự nghiệp xây dựng và phát triển con
người Việt Nam trong tất cả các thời kỳ cách mạng. Đặc biệt, từ khi đổi mới
đến nay, bằng việc thay đổi cơ chế quản lý kinh tế, thực hiện chính sách mở
cửa hội nhập với khu vực và thế giới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh đã mở rộng không gian phát triển đầy triển vọng cho con người
Việt Nam. Các cơ hội và điều kiện cho việc phát triển toàn diện con người
Việt Nam ngày càng được xác lập, bảo đảm và mở rộng. Sự nghiệp xây dựng,
phát triển con người Việt Nam thời gian qua đã gặt hái được nhiều thành tựu
nổi bật được bạn bè thế giới ghi nhận. Nhưng bên cạnh những thành tựu đã
đạt được, sự nghiệp phát triển con người Việt Nam cũng còn nhiều mặt hạn
chế, đặc biệt, trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay. Toàn cầu hóa
đang đặt ra những cơ hội và thách thức lớn đối với sự phát triển của các quốc
gia. Trong đó, việc phát triển con người của các nước là vấn đề có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng, nhất là đối với các nước đang phát triển, để có thể khẳng định
mình trong “sân chơi” thế giới. Toàn cầu hóa tạo thuận lợi cho các nước đẩy
nhanh quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, trao đổi và tiếp nhận
những tiến bộ mới nhất về khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Nhưng đồng thời
nó cũng mang lại những khó khăn, thử thách không nhỏ, như: Sự phân hóa
giàu cùng kiệt diễn ra ngày một nhanh hơn, gây ô nhiễm môi trường, lu mờ bản
sắc văn hóa truyền thống... Phát triển con người như thế nào trong bối cảnh
toàn cầu hóa trở thành một vấn đề mang tính thời sự vì các quốc gia muốn
tăng trưởng một cách vượt trội và bền vững thì không thể không dành sự quan
tâm đặc biệt đến con người và phát triển con người.
Thực tiễn trên đây đang đặt ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên
cứu cả về lý luận và thực tiễn để tìm ra những giải pháp hữu hiệu đẩy mạnh
sự nghiệp phát triển con người Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.
Vì những lý do trên đây, tui chọn đề tài “Phát triển con ngƣời Việt
Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ triết
học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Liên quan đến đề tài này, ở nước ta, trong những năm gần đây, đã có
nhiều công trình nghiên cứu, đề tài khoa học, luận án tiến sĩ, luận văn cao
học… Trong số những công trình nghiên cứu tiêu biểu đó, có thể kể đến các
công trình sau:
“Tư tưởng triết học về con người” của Vũ Minh Tâm [64]. Đây là cuốn
sách thể hiện công trình nghiên cứu công phu, có hệ thống về vấn đề con
người trong lịch sử tư tưởng triết học của nhân loại. Trên cơ sở luận giải
các quan điểm về con người của những nhà triết học tiêu biểu của các trường
phái, các nền triết học trong lịch sử, tác giả khẳng định triết học Mác -
Lênin nói riêng, chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung có mục đích cao nhất là
khắc phục sự tha hóa con người, giải phóng và phát triển con người. Lý luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin về con người thể hiện tính nhân văn, nhân đạo,
khoa học và cách mạng triệt để.
“Về phát triển toàn diện con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá” của Phạm Minh Hạc chủ biên [28]. Đây là một công trình khoa học thể
hiện sự nghiên cứu công phu của các tác giả về vấn đề phát triển con người
Việt Nam theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Cuốn sách được chia làm hai phần
với mười hai chương nội dung. Ở phần thứ nhất của cuốn sách, các tác giả
đã trình bày những cơ sở khoa học của chiến lược phát triển toàn diện con
người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ sở lý luận cho
chiến lược phát triển con người toàn diện ở Việt Nam chính là chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, kinh nghiệm của nước ngoài về
phát triển con người cũng là cơ sở quan trọng trong việc phát triển con người
Việt Nam. Đồng thời, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện hóa đất nước đã trở
thành cơ sở thực tiễn của chiến lược phát triển con người toàn diện ở Việt
Nam. Các tác giả cũng đã đưa ra mô hình nhân cách con người Việt Nam, đó
là mô hình gắn bó chặt chẽ giữa đức và tài trong con người. Trong phần thứ
hai, các tác giả đã đưa ra định hướng chiến lược và luận giải những giải pháp
cụ thể cho việc phát triển con người Việt Nam trên bốn phương diện cơ bản
là đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và thể chất. Đồng thời luận giải những giải pháp
thiết thực, hiệu quả về việc phát triển con người Việt Nam trong sự nghiệp
công nghiệp hóa. Vì vậy, cuốn sách là tài liệu quan trọng trong việc nghiên
cứu định hướng và giải pháp phát triển con người toàn diện ở Việt Nam.
“Triết học Mác - Lênin về con người và việc xây dựng con người Việt
Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Vũ Thiện Vương [75],
cuốn sách gồm ba chương. Ở chương 1: Những quan điểm cơ bản của triết
học Mác - Lênin về con người, trên cơ sở phê phán những hạn chế và sai lầm
của một số quan niệm trước Mác về con người, tác giả đã khẳng định sự ra
đời của chủ nghĩa Mác là bước ngoặt cách mạng trong quan niệm về con
người. Trong chương 2 (Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và một số vấn đề đặt
ra đối với việc xây dựng con người Việt Nam theo quan điểm của triết học
Mác - Lênin về con người), tác giả đã nhấn mạnh yêu cầu khách quan của
việc xây dựng con người Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Thực trạng xây dựng
con người Việt Nam được tác giả phân tích qua ba giai đoạn cơ bản: Con
người Việt Nam truyền thống (giai đoạn trước khi Đảng ra đời), con người
Việt Nam trước đổi mới và sau đổi mới, những thành quả đạt được, tác giả
cũng đã trình bày những hạn chế của việc xây dựng con người Việt Nam.
Trong chương 3: Phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng
con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tác giả
đã đưa ra và phân tích ba phương hướng và bốn nhóm giải pháp chủ yếu.
“Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con người” [31], cuốn
sách của tác giả Nguyễn Văn Huyên, gồm hai phần, ở phần thứ nhất, trên cơ
sở cho rằng chủ nghĩa xã hội là xu hướng phát triển tất yếu của xã hội loài
người, tác giả đã khẳng định chỉ có chủ nghĩa xã hội mới là môi trường,
điều kiện để tiến tới phát triển con người Việt Nam. Phần thứ hai của
cuốn sách tác giả cho rằng chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lý luận quan
trọng cho sự nghiệp phát triển con người Việt Nam. Từ đó tác giả cho
rằng, con người hiện đại là con người phải có trí tuệ, có kỹ năng nghề
nghiệp, có trình độ khoa học, kỹ thuật. Đặc biệt là phải biết sáng tạo, biết
thưởng ngoạn - hưởng thụ văn hóa. Rằng văn hóa, các giá trị nhân văn
và kinh tế thị trường, môi trường đô thị, văn hóa thẩm mỹ, nghệ thuật và
giáo dục là những nhân tố cho sự hình thành và phát triển các phẩm chất đó
của con người hiện đại.
“Con người và phát triển con người trong quan niệm của Mác và
Ăngghen” [53] do Hồ Sĩ Quý chủ biên. Cuốn sách gồm 2 phần. Phần
thứ nhất: Di sản kinh điển - những tư tưởng cơ bản về con người và phát
triển con người. Phần này trình bày những luận điểm về con người và
phát triển con người trong quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen, tương
ứng với các quan điểm đó là các trích dẫn tư tưởng của C.Mác và
Ph.Ăngghen về chủ đề con người, về bản chất con người, về vấn đề
giải phóng con người. Phần thứ hai: Di sản kinh điển nhìn từ thời đại
ngày nay - ý nghĩa thế giới quan và phương pháp luận đối với nhận thức
và phát triển con người. Phần này gồm những bài viết của các tác giả,
trong đó phân tích, làm sáng tỏ quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen
về vấn đề con người và phát triển con người. Cuốn tiếp theo của ông phải
kể đến đó là cuốn: “Con người và phát triển con người” [54]. Trong đó tác
giả luận giải quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về việc nghiên cứu con
người là một khoa học. Tiếp đến làm rõ vấn đề khái niệm con người, bản
chất con người, con người trong quan hệ với giới tự nhiên và vấn đề phát
triển con người. Đồng thời khẳng định: “Nghiên cứu con người nói
chung và con người Việt Nam nói riêng, hiện đang đứng trước những nhu
cầu đặc biệt cấp thiết đặt ra từ sự phát triển của bản thân khoa học và từ sự
phát triển của đất nước trong tương quan chung với sự phát triển của khu
vực, của thế giới và của nhân loại” [54, tr.127]. Tiếp nữa là tác giả trình bày
một số vấn đề phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu con người.
Trong phần này, nhiều hướng nghiên cứu con người đã được tác giả đưa ra,
như: nghiên cứu phát triển con người, nguồn lực con người, con người trong
quan hệ với văn hóa, với môi sinh, nhân cách con người, tiềm năng con
người, tài năng, danh nhân.
Bộ giáo dục và Đào tạo, “Từ chiến lược phát triển giáo dục, đến chính
sách phát triển nguồn nhân lực” [5]. Đây là Tuyển tập các công trình
nghiên cứu và bài báo khoa học của nhiều tác giả, cuốn sách góp phần phổ
biến những thông tin về chiến lược, chính sách đào tạo và phát triển nguồn
nhân lực. Cuốn sách được chia thành 3 phần: Phần I: Các vấn đề phương
pháp luận về chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực. Phần II: Thực
tiễn về chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam. Phần
III: Kinh nghiệm quốc tế - chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực.
Cuốn sách là tài liệu quan trọng trong nghiên cứu chiến lược, chính sách phát
triển nguồn nhân lực và phát triển con người ở nước ta hiện nay.
Đoàn Văn Khái, “ Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam [33]. Tác giả đã làm rõ vai trò của nguồn lực
con người, coi đó là yếu tố quyết định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Từ thực trạng nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay và
những vấn đề đặt ra trước yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tác giả đã
đưa ra những phương hướng, quan điểm chỉ đạo và những nhóm giải pháp
cơ bản. Đó là nhóm giải pháp về khai thác hợp lý, có hiệu quả nguồn lực
con người; nhóm giải pháp về phát triển nguồn lực con người; nhóm giải
pháp về xây dựng môi trường xã hội thuận lợi nhằm khai thác và phát triển
hiệu quả nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Việt Nam.
Cuốn “Quan niệm của C.Mác về tha hóa và ý nghĩa của nó đối với phát
triển con người Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Thị Thanh Huyền [30]. Ở
đây, tác giả phân tích quan niệm của C. Mác về tha hoá và những biểu hiện
của tha hoá, con đường khắc phục tha hoá để phát triển con người. Vận dụng
quan niệm của C.Mác, bước đầu tìm hiểu vấn đề tha hoá trong xã hội Việt
Nam và khuyến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục tha hoá để
theo dõi, qiám sát và đánh giá các chương trình giảm nghèo; xã hội hóa
nguồn lực cho xóa đói giảm nghèo; nâng cao năng lực và điểu kiện làm
việc cho đội ngũ cán bộ cơ sở để đáp ứng được yêu cầu công việc. Thực
hiện tốt chính sách hỗ trợ các hộ cùng kiệt về tiền điện và các chính sách
mới ban hành để đảm bảo thực hiện chi trả tiền hỗ trợ cho hộ cùng kiệt kịp
thời, đúng đối tượng.
Tiến tới đổi mới căn bản chính sách trợ giúp xã hội, giảm dần chỉnh
sách hỗ trợ cho không kém hiệu quả, tạo sức ì, trông chờ vào sự giúp đỡ của
Nhà nước, xã hội, chuyển dần sang hình thức cho vay, cho mượn không lãi
suất, thậm chí đến thời điểm nhất định thì xóa nợ tạo sự năng động, sáng tạo,
ý chí không cam chịu đói cùng kiệt của chính người dân. Thực hiện tốt chính
sách có công và bảo trợ xã hội vừa là đạo lý, trách nhiệm uống nước nhớ
nguồn, Đền ơn đáp nghĩa, mang tính nhân văn sâu sắc của chế độ. Thực hiện
tốt sẽ đảm bảo yên dân, ổn định chính trị xã hội góp phần xóa đói giảm nghèo
bền vững thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Muốn thực hiện được cần công
khai hóa chế độ chính sách cho dân biết, dân kiểm tra, dân giám sát, tăng
cường quản lý nhà nước, đảm bảo được công bằng, chính xác trong việc xác
nhận đối tượng và thực hiện chính sách.
Xóa đói giảm cùng kiệt trở thành nhiệm vụ chính trị cấp thiết, đòi hỏi
chúng ta phải có thái độ nghiêm túc thực hiện quyết liệt, phân công nhiệm vụ
cụ thể cho các cấp, các ngành. Mỗi đảng viên nhận giúp đỡ một hộ thoát
nghèo, mỗi cơ quan, doanh nghiệp giúp một xã, một huyện thoát nghèo. Thực
hiện tốt an sinh xã hội chắc chắn sẽ góp phần để nước ta xóa đói giảm nghèo
bền vững, vươn lên thành một nước khá.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Trong bối cảnh của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
trong xu thế hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế tri thức ngày càng cao
như hiện nay thì vấn đề phát triển con người toàn diện ở Việt Nam càng phải
được ưu tiên hàng đầu. Dựa trên cơ sở thực trạng phát triển con người Việt
Nam hiện nay, nhất là những vấn đề mang tính cấp thiết đang đặt ra đối với
sự phát triển con người ở Việt Nam, chúng ta phải có những định hướng phát
triển con người đúng đắn, mang tính chiến lược; đồng thời, hệ thống giải
pháp đưa ra phải xác thực, khả thi, có tính hiệu quả cao và được thực hiện
một cách đồng bộ.
Phát triển con người sau 30 năm từ đổi mới đến nay, dưới sự lãnh đạo
của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong việc đề ra các chính sách, chương
trình, chiến lược, các hoạt động để tuyên truyền, vận động phát triển kinh tế,
giáo dục, y tế, văn hóa,…trong 30 năm qua thực trạng phát triển con người
Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu trên nhiều mặt từ kinh tế, xóa đói
giảm cùng kiệt để nâng cao mức sống cho nhân dân, đến văn hóa để nâng cao chất
lượng tinh thần, đến giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, tạo mọi điều
kiện cho con người phát triển từ sinh thể đến trí tuệ và chất lượng cuộc sống.
Bên cạnh đó, sự phát triển con người việt Nam do nhiều nguyên nhân
khách quan và chủ quan mà còn nhiều hạn chế, khó khăn. Để phát triển con
người toàn diện, bền vững thì cần có những giải pháp thiết thực, trên cơ sở
đó, luận văn đưa ra một số giải pháp để phát triển con người trong bối cảnh
toàn cầu hóa đó là: Phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho nhân dân; Phát
triển giáo dục, nâng cao trình độ dân trí; Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân. Để khắc phục những hạn chế đó, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và
các tổ chức chính trị, xã hội và toàn thể nhân dân thực hiện tốt những giải
pháp về phát triển con người. Có như vậy, sự phát triển kinh tế, xã hội ở nước
ta mới đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã
hội, phát triển con người.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của nguồn lực con người trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Văn hóa, Xã hội 0
S Thực trạng, phương hướng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực con người ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
T Bảo hiểm kết hợp con người - Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ tại phòng bảo hiểm khu vực 6 - Bảo Minh Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
C Nguồn lực con người - Yếu tố cơ bản để phát triển xó hội, tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, con người là nguồn nhân lực, là yếu tố quyết định Luận văn Kinh tế 0
R PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA THỰC TIỄN VÀ NHẬN THỨC. LIÊN HỆ VÀO VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN CÁC HOẠT ĐỘNG VẬT CHẤT VÀ NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA CON NGƯỜI Văn hóa, Xã hội 0
T Bush: Tự do hoá thương mại là con đường duy nhất nếu quốc gia đang phát triển muốn thoát khỏi nghèo đói. Khi các quốc gia bị tách biệt khỏi thế giới người dân phải trả giá quá đắt Luận văn Kinh tế 2
D PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp phát triển con người ở Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
G Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển con người: Một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam Luận văn Sư phạm 0
L Tăng trưởng kinh tế vì phát triển con người ở Việt Nam Kinh tế chính trị 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top