Link tải luận văn miễn phí cho ae
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Tự do hóa” và “toàn cầu hóa” đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới và Việt Nam cũng là quốc gia không đứng ngoài xu thế đó. “Tự do hóa” và “toàn cầu hóa” mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nhiều biến chuyển quan trọng. Song song với quá trình đổi mới nền kinh tế, hoạt động ngân hàng Việt Nam cũng ngày càng phát triển và hội nhập. Sức ép lớn nhất của hội nhập và mở cửa nền kinh tế tác động đến ngành ngân hàng là cạnh tranh. Cạnh tranh buộc các ngân hàng phải không ngừng phát triển và đổi mới theo hướng hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ có sẵn, tiếp cận và ứng dụng các sản phẩm dịch vụ mới để tăng trưởng và phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn. Trong khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế thế giới nên cũng không tránh khỏi những tác động và ảnh hưởng của nó. Hàng loạt doanh nghiệp phá sản, thị trường bất động sản đóng băng, lạm phát tăng cao và đặc biệt là lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp tăng cao, …đã tác động mạnh và trực tiếp tới hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Hiện nay các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn kinh doanh theo cách thức cổ điển, doanh thu chủ yếu từ hoạt động tín dụng, thu dịch vụ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Với điều kiện thị trường ngày càng phức tạp, hoạt động tín dụng có quá nhiều rủi ro nên nếu chỉ dựa vào nguồn thu từ tín dụng sẽ rất bấp bênh. Chính vì vậy phát triển dịch vụ phi tín dụng là cách thức có hiệu quả nhất để thay đổi cơ cấu doanh thu cũng là cách để giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển theo hướng ngân hàng hiện đại.
Bên cạnh việc cần phát triển dịch vụ phi tín dụng từ chính bên trong các ngân hàng thương mại, thì các khách hàng cũng có nhu cầu ngày càng cao và đòi hỏi nhiều hơn về tính tiện ích của các dịch vụ phi tín dụng mà các ngân hàng thương mại cung cấp. Nhu cầu sử dụng dịch vụ phi tín dụng của khách hàng có thể phát triển nhanh và vượt xa khả năng đáp ứng của các ngân hàng thương mại trong nước. Đó là nhu cầu về dịch vụ thanh toán trong nước, bảo hiểm, các giao dịch cổ phiếu, các dịch vụ tư vấn đầu tư, những dịch vụ liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ kiều hối, các hoạt động đầu tư - kinh doanh thông qua các công cụ tài chính phái sinh,…
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Láng Hạ là một chi nhánh nằm trên địa bàn Hà Nội, trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng, đây là điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát triển các dịch vụ phi tín dụng. Thời gian qua, Agribank - Chi nhánh Láng Hạ đã nhận thức được vai trò của dịch vụ phi tín dụng mang lại như: Tạo nguồn thu ổn định, an toàn; góp phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, từ đó thu hút và mở rộng đến nhiều đối tượng khách hàng; góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng. Chính vì vậy Agribank nói chung và Agribank – Chi nhánh Láng Hạ nói riêng nhận thấy sự cần thiết phải phát triển dịch vụ phi tín dụng nhanh hơn nữa bằng chất lượng cũng như sự đa dạng về dịch vụ trước sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại khác và đặc biệt là trước khi các ngân hàng lớn của nước ngoài với công nghệ và dịch vụ hiện đại thâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam
Xuất phát từ những lý do trên, là cán bộ của Agribank – Chi nhánh Láng Hạ qua thực tiễn công tác, nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển
dịch vụ phi tín dụng tới sự phát triển của ngân hàng. tui đã chọn đề tài “Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây vấn đề phát triển dịch vụ phi tín dụng trong các NHTM Việt Nam ngày càng được quan tâm từ các cấp quản lý cũng như từ chính bản thân các NHTM và đã có nhiều bài viết, công trình khoa học đã được công bố, đây là nguồn tư liệu quý giá cho việc nghiên cứu luận văn. Có thể kể đến một số nghiên cứu dưới đây:
Giáo trình ngân hàng thương mại của Phan Thị Thu Hà, Nxb Thống kê, Hà Nội hay cuốn Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại của Nguyễn Minh Kiều, Nxb Thống kê, Hà nội. Các tác giả đã đưa ra những khái niệm cơ bản về hoạt động của NHTM, đã làm rõ bản chất, đặc điểm, các loại hình dịch vụ của NHTM. Các giáo trình đã giúp hình thành một khung lý thuyết về vấn đề mà luận văn đang quan tâm. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là những kiến thức mang tính lý thuyết chưa phản ánh được thực tế cũng như chưa đi vào vấn đề cụ thể mà luận văn cần giải quyết.
Theo tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước, cho vay vẫn là mảng hoạt động chính tại các ngân hàng Việt Nam, trong khi xu hướng của các ngân hàng trên thế giới hiện nay là lợi nhuận dựa chủ yếu vào các hoạt động dịch vụ. Một hai năm trở lại đây, không ít ngân hàng trong nước đã mạnh mẽ cải cách, nâng cấp và mở rộng hợp tác về dịch vụ như thu hộ tiền mặt, thanh toán, cho vay hợp vốn, tài trợ vốn cho các dự án, tài trợ vốn tiêu dùng, phát hành thẻ, lắp đặt máy ATM… nhưng lợi nhuận thu được mới dừng ở mức khiêm tốn.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Tự do hóa” và “toàn cầu hóa” đang là xu hướng phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới và Việt Nam cũng là quốc gia không đứng ngoài xu thế đó. “Tự do hóa” và “toàn cầu hóa” mang lại cho nền kinh tế Việt Nam nhiều biến chuyển quan trọng. Song song với quá trình đổi mới nền kinh tế, hoạt động ngân hàng Việt Nam cũng ngày càng phát triển và hội nhập. Sức ép lớn nhất của hội nhập và mở cửa nền kinh tế tác động đến ngành ngân hàng là cạnh tranh. Cạnh tranh buộc các ngân hàng phải không ngừng phát triển và đổi mới theo hướng hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ có sẵn, tiếp cận và ứng dụng các sản phẩm dịch vụ mới để tăng trưởng và phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế chậm lại, thất nghiệp tăng cao, sức mua hạn chế, nợ công nhiều hơn. Trong khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào kinh tế thế giới nên cũng không tránh khỏi những tác động và ảnh hưởng của nó. Hàng loạt doanh nghiệp phá sản, thị trường bất động sản đóng băng, lạm phát tăng cao và đặc biệt là lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp tăng cao, …đã tác động mạnh và trực tiếp tới hoạt động của các ngân hàng thương mại.
Hiện nay các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn kinh doanh theo cách thức cổ điển, doanh thu chủ yếu từ hoạt động tín dụng, thu dịch vụ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Với điều kiện thị trường ngày càng phức tạp, hoạt động tín dụng có quá nhiều rủi ro nên nếu chỉ dựa vào nguồn thu từ tín dụng sẽ rất bấp bênh. Chính vì vậy phát triển dịch vụ phi tín dụng là cách thức có hiệu quả nhất để thay đổi cơ cấu doanh thu cũng là cách để giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam phát triển theo hướng ngân hàng hiện đại.
Bên cạnh việc cần phát triển dịch vụ phi tín dụng từ chính bên trong các ngân hàng thương mại, thì các khách hàng cũng có nhu cầu ngày càng cao và đòi hỏi nhiều hơn về tính tiện ích của các dịch vụ phi tín dụng mà các ngân hàng thương mại cung cấp. Nhu cầu sử dụng dịch vụ phi tín dụng của khách hàng có thể phát triển nhanh và vượt xa khả năng đáp ứng của các ngân hàng thương mại trong nước. Đó là nhu cầu về dịch vụ thanh toán trong nước, bảo hiểm, các giao dịch cổ phiếu, các dịch vụ tư vấn đầu tư, những dịch vụ liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt, dịch vụ kiều hối, các hoạt động đầu tư - kinh doanh thông qua các công cụ tài chính phái sinh,…
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Láng Hạ là một chi nhánh nằm trên địa bàn Hà Nội, trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng, đây là điều kiện thuận lợi cho ngân hàng phát triển các dịch vụ phi tín dụng. Thời gian qua, Agribank - Chi nhánh Láng Hạ đã nhận thức được vai trò của dịch vụ phi tín dụng mang lại như: Tạo nguồn thu ổn định, an toàn; góp phần đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, từ đó thu hút và mở rộng đến nhiều đối tượng khách hàng; góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng. Chính vì vậy Agribank nói chung và Agribank – Chi nhánh Láng Hạ nói riêng nhận thấy sự cần thiết phải phát triển dịch vụ phi tín dụng nhanh hơn nữa bằng chất lượng cũng như sự đa dạng về dịch vụ trước sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại khác và đặc biệt là trước khi các ngân hàng lớn của nước ngoài với công nghệ và dịch vụ hiện đại thâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam
Xuất phát từ những lý do trên, là cán bộ của Agribank – Chi nhánh Láng Hạ qua thực tiễn công tác, nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển
dịch vụ phi tín dụng tới sự phát triển của ngân hàng. tui đã chọn đề tài “Phát triển dịch vụ phi tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Láng Hạ” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây vấn đề phát triển dịch vụ phi tín dụng trong các NHTM Việt Nam ngày càng được quan tâm từ các cấp quản lý cũng như từ chính bản thân các NHTM và đã có nhiều bài viết, công trình khoa học đã được công bố, đây là nguồn tư liệu quý giá cho việc nghiên cứu luận văn. Có thể kể đến một số nghiên cứu dưới đây:
Giáo trình ngân hàng thương mại của Phan Thị Thu Hà, Nxb Thống kê, Hà Nội hay cuốn Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại của Nguyễn Minh Kiều, Nxb Thống kê, Hà nội. Các tác giả đã đưa ra những khái niệm cơ bản về hoạt động của NHTM, đã làm rõ bản chất, đặc điểm, các loại hình dịch vụ của NHTM. Các giáo trình đã giúp hình thành một khung lý thuyết về vấn đề mà luận văn đang quan tâm. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là những kiến thức mang tính lý thuyết chưa phản ánh được thực tế cũng như chưa đi vào vấn đề cụ thể mà luận văn cần giải quyết.
Theo tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước, cho vay vẫn là mảng hoạt động chính tại các ngân hàng Việt Nam, trong khi xu hướng của các ngân hàng trên thế giới hiện nay là lợi nhuận dựa chủ yếu vào các hoạt động dịch vụ. Một hai năm trở lại đây, không ít ngân hàng trong nước đã mạnh mẽ cải cách, nâng cấp và mở rộng hợp tác về dịch vụ như thu hộ tiền mặt, thanh toán, cho vay hợp vốn, tài trợ vốn cho các dự án, tài trợ vốn tiêu dùng, phát hành thẻ, lắp đặt máy ATM… nhưng lợi nhuận thu được mới dừng ở mức khiêm tốn.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links