classic_season
New Member
Download miễn phí Luận văn Phát triển doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên - Thực trạng và một số giải pháp
MỤC LỤC
Trang
Lời Thank 1
Mục lục 2
Lời nói đầu 5
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ DNV&N 7
I. Khái quát về DNV&N 7
1. Khái niệm doanh nghiệp 7
2. Tính tất yếu khách quan của sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của DNV&N 7
3. Tiêu thức xác định DNV&N 9
3.1. Tiêu thức xác định 9
3.2. Các yếu tố tác động đến phân loại DNV&N 10
3.3. Tiêu thức xác định DNV&N theo quan điểm của một số nước trên thế giới 13
3.4. Khái niệm DNV&N ở Việt Nam 15
II. Vai trò của DNV&N trong phát triển kinh tế - xã hội 16
III. Các lợi thế và bất lợi của DNV&N 19
1. Một số lợi thế 19
2. Một số bất lợi 21
IV. Những nhân tố tác động đến sự phát triển DNV&N 21
1. Nhóm nhân tố vi mô 22
1.1. Thị trường 22
1.2. Vốn 23
1.3. Trình độ trang thiết bị – công nghệ của doanh nghiệp 23
1.4. Nhân tố nhà xưởng, mặt bằng sản xuất kinh doanh và kết cấu hạ tầng kỹ thuật khác của DNV&N 24
1.5. Kiến thức, trình độ quản lý kinh doanh của các chủ doanh nghiệp, tri thức và trình độ tay nghề của lực lượng lao động 24
1.6. Khả năng tiếp cận hệ thống thông tin 25
2. Nhóm nhân tố vĩ mô 25
2.1. Hệ thống chính sách và pháp luật của Nhà nước 25
2.2. Hệ thống tổ chức quản lý kiểm soát của nhà nước và các thiết chế cộng đồng xã hội nông thôn 26
2.3. Hệ thống các biện pháp và tổ chức hỗ trợ của nhà nước 27
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 29
I. Khái quát chung về đặc điểm kinh tế – xã hội của thành phố Thái Nguyên 29
1. Điều kiện tự nhiên 29
2. Điều kiện kinh tế – xã hội 30
II. Quá trình hình thành và phát triển của các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 33
1. Giai đoạn trước khi ban hành Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty (ngày 21/12/1990) 33
2. Giai đoạn sau khi có Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty (1990) 34
III. Giới thiệu những nét cơ bản về tình hình phát triển công nghiệp trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 36
1. Phát triển các doanh nghiệp 36
2. Tình hình phát triển một số nhóm ngành công nghiệp chủ yếu 40
2.1. Nhóm ngành nghề luyện kim, cơ khí 40
2.2. Nhóm ngành nghề sản xuất vật liệu xây dựng 41
2.3. Nhóm ngành chế biến nông lâm sản 43
IV. Thực trạng phát triển các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Thái Nguyên 44
1. Sự phân bố theo ngành nghề và địa bàn lãnh thổ 44
2. Thực trạng về vốn 46
3. Quy mô lao động và trình độ lao động 48
4. Tình hình công nghệ 49
5. Thực trạng về mặt bằng sản xuất kinh doanh 50
6. Quy mô sản xuất 50
7. Chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh 51
8. Hiệu quả sản xuất kinh doanh 52
V. Đánh giá chung về thực trạng phát triển các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Thái Nguyên 54
1. Những thành tích đạt được 54
2. Một số tồn tại cần khắc phục 56
Chương III: Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Thái Nguyên 59
I. Một số quan điểm định hướng 59
II. Một số giải pháp chính nhằm phát triển các doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở thành phố Thái Nguyên 65
1. Hệ thống các giải pháp liên quan đến nhóm các nhân tố bên trong tác động đến sự phát triển của các doanh nghiệp 65
1.1. Nâng cao năng lực tài chính 65
1.2. Tích cực đầu tư đổi mới công nghệ 67
1.3. Xúc tiến mở rộng thị trường 68
1.4. Nâng cao trình độ đội ngũ lao động 69
2. Hệ thống các giải pháp liên quan tới các nhân tố bên ngoài tác động đến sự phát triển của các doanh nghiệp 71
2.1. Đẩy mạnh cải cách hành chính 72
2.2. Tiến hành quy hoạch các khu công nghiệp tập trung 72
2.3. Hỗ trợ về vốn 73
2.4. Đổi mới chính sách thuế 74
2.5. Hỗ trợ kinh phí cho việc đào tạo đội ngũ lao động 75
2.6. Thành lập các tổ chức phi Chính phủ để hỗ trợ các DNV&N 76
Kết luận 78
Danh mục tài liệu tham khảo 79
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-03-13-luan_van_phat_trien_doanh_nghiep_cong_nghiep_vua_va_nho_tren_O4kyclnSBk.png /tai-lieu/luan-van-phat-trien-doanh-nghiep-cong-nghiep-vua-va-nho-tren-dia-ban-thanh-pho-thai-nguyen-thuc-trang-va-mot-so-giai-92290/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
+ Về loại hình doanh nghiệp: Thời gian mới triển khai Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Luật Công ty thì các đối tượng có nhu cầu thành lập doanh nghiệp chủ yếu đăng ký xin thành lập doanh nghiệp tư nhân (chiếm 70%). Nhưng mấy năm gần đây diễn ra xu hướng các đối tượng thống nhất với nhau để thành lập những công ty trách nhiệm hữu hạn có số vốn lớn. Riêng loại hình Công ty cổ phần chưa phát triển mạnh ở Thái Nguyên. Đặc biệt từ khi có luật doanh nghiệp đến nay thì số HTX công thương ngày một giảm. Đến nay HTX mua bán không còn tồn tại.
+ Cùng với các loại hình doanh nghiệp trên, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thành phố Thái Nguyên còn có khoảng trên 6.350 hộ cá nhân hay nhiều hộ kinh doanh theo Nghị định 66/HĐBT ngày 2/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng.
Tóm lại, quá trình phát triển của doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên diễn ra qua 2 giai đoạn, thể hiện đường lối chính sách phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước ta. Đồng thời cũng đã thể hiện khẳng định được tiềm năng, vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh qua các thời kỳ.
III. Giới thiệu đôi nét về tính hình phát triển công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên
1. Tình hình phát triển các doanh nghiệp
Sau khi có đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, cùng với sự thay đổi và phát triển của toàn bộ nền kinh tế- xã hội trong việc thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, kinh tế khu vực ngoài quốc doanh đã phát triển một cách nhanh chóng, trước hết là trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ. Tuy qui mô và tốc độ phát triển không lớn như trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ nhưng công nghiệp ngoài quốc doanh Thành phố Thái Nguyên có sự khởi sắc đáng kể.
Biểu5: Số cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên
( Đơn vị: cơ sở )
Chỉ tiêu
1995
1996
1997
1998
1999
Hợp tác xã
9
8
6
7
12
Tư nhân
11
10
6
4
6
Cá thể
940
913
984
1005
1056
Hỗn hợp
4
4
2
1
2
Tổng
964
935
998
1017
1076
( Nguồn : Niên giám thống kê Thành phố Thái Nguyên )
Vượt qua thời kỳ khó khăn trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển từ cơ chế tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, từ năm 1993 tới nay công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên đã có sự khởi sắc, số cơ sở đã tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân và hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đến nay khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phố đã có 1076 cơ sở ( chiếm 20,5% tổng số cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh toàn tỉnh ).
Với số lượng lớn, hoạt động đa dạng nên các doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh có mặt ở hầu hết các phân ngành công nghiệp của thành phố. Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu có thể kể đến là: Gang, thép, mành cọ,vật liệu xây dựng.
Biểu 6: Tỷ trọng số cơ sở trong các phân ngành so với tổng số cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh thành phố Thái Nguyên
(Đơn vị :%)
1995
1996
1997
1998
1999
Toàn bộ số DN ngoài quốc doanh
100
100
100
100
100
-Các DN thuộc CN khai thác
3
2,6
2,8
3,3
5,1
- Các DN thuộc CN chế biến
97
97,4
97,2
96,7
94,9
(Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Thái Nguyên)
Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực ngoài quốc doanh đã thu hút ngày càng nhiều lao động. Kể từ năm 1991 trở lại đây, lực lượng lao động công nghiệp trên địa bàn Thành phố liên tục tăng. Nếu năm 1991 chỉ có 1629 người thì đến nay con số đó đã là 3427 người ( gấp 2,1 lần ). Số lượng lao động tăng rất nhanh trong giai đoạn 1991- 1996, từ năm 1997- 1999 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực nên tốc độ gia tăng có phần chững lại. Lượng lao động công nghiệp của Thành phố chủ yếu nằm trong thành phần kinh tế cá thể. Thành phần kinh tế này luôn thu hút tới trên dưới 80% lượng lao động công nghiệp của Thành phố .
Biểu 7: Cơ cấu lao động công nghiệp ngoài quốc doanh thành phố Thái Nguyên phân theo thành phần kinh tế
(Đơn vị: %)
1995
1996
1997
1998
1999
Tổng số lao động CN NQD
100
100
100
100
100
- Số lao động trong khối HTX
8,9
11,6
8
8,8
11,6
- Số lao động trong khối DN tư nhân
8,1
6,3
5,2
3,7
5
- Số lao động thuộc hộ cá thể
78,67
76,3
83,6
85,2
80,2
- Số LĐ trong thành phần kinh tế hỗn hợp
4,33
5,8
3,2
2,3
3,2
(Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê thành phố Thái Nguyên)
Khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh ở Thành phố Thái Nguyên phát triển khá ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong 5 năm trở lại đây ( 1990- 1999 ) là 12,5%, cao hơn tốc độ trung bình của toàn tỉnh ( 9,8%) và cao hơn rất nhiều so với tốc độ trung bình của cả nước (8,3% ). Nhờ tăng trưởng liên tục với tốc độ cao nên qui mô giá trị tổng sản lượng công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phố đã đạt 93324 triệu đồng vào năm 1999, gấp 12,4 lần so với 1990 và chiếm hơn 50% tổng sản lượng công nghiệp ngoài quốc doanh toàn tỉnh ( năm 1995 chỉ chiếm 42% ).
Mặc dù vậy, cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố phân theo thành phần kinh tế có sự chênh lệch khá lớn, thành phần kinh tế hộ cá thể luôn đóng góp trên 60%. Trong khi đó ba thành phần kinh tế còn lại có mức đóng góp thấp và không ổn định. Chẳng hạn như thành phần kinh tế hỗn hợp chỉ đóng góp 1,09% trong năm 1997 nhưng trong năm 1998 đã đóng góp tới 28,02%.
Biểu 8: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (theo thành phần kinh tế)
(Đơn vị : %)
1996
1997
1998
1999
Tập thể
5,2
3,99
4,53
14,7
Tư nhân
14,06
20,65
7,85
9,33
Cá thể
75,63
74,27
62,48
59,15
Hỗn hợp
5,1
1,09
28,02
24,11
(Nguồn : Tổng hợp từ Niên giám thống kê thành phố Thái Nguyên )
Bên cạnh những kết quả đạt được như đã trình bày ở trên, công nghiệp ngoài quốc doanh Thành phố Thái Nguyên còn có khá nhiều hạn chế tồn tại cần giải quyết: Hoạt động phân tán, manh mún, gây ô nhiễm môi trường, công nghệ lạc hậu, hiệu quả kinh doanh thấp, dẫn tới chất lượng sản phẩm chưa cao, khả năng cạnh tranh kém, hầu hết các sản phẩm chỉ tiêu thụ trong thị trường nội hạt của tỉnh, Thành phố.
Biểu 9: Một số chỉ tiêu về công nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phố Thái Nguyên
Chỉ tiêu
ĐVT
1991
1995
1996
1997
1998
1999
1-Số cơ sở sản xuất
Cơ sở
416
964
935
998
1017
1076
HTX
Cơ sở
22
9
8
6
7
12
Tư nhân
Cơ sở
0
11
10
6
4
6
Cá thể
Cơ sở
394
940
913
984
1005
1056
Hỗn Hợp
Cơ sở
0
4
4
2
1
2
2- Số lao động
Người
1629
3028
2878
3428
3159
3427
HTX
Người
728
269
334
277
279
397
Tư nhân
Người
0
245
182
177
116
173
Cá thể
Người
901
2382
2196
2865
2691
2749
Hỗn Hợp
Người
0
132
166
109
73
108
3-Giá trị sản xuất
Tr. đ
10251
60455
77636
85990
89492
93324
HTX
Tr. đ
2993
2553
4039
3474
3940
8788
Tư nhân
Tr. đ
0
7580
10914
17963
6829
8112
Cá thể
Tr. đ
7258
48890
58719
64605
54351
51455
Hỗn Hợp
Tr. đ
0
1424
3964
948
24372
20969
4-Tốc độ tăng trưởng năm sau so với năm trước
%
98
119,4
128,4
112,05
102,9
104,3
( Nguồn: Phòng thống kê Thành phố Thái Nguyên )
2. Tình hình phát triển một số nhóm ngành công nghiệp chủ yếu
2.1. Nhóm ngành nghề luyện kim, cơ khí
Đây là nhóm ngành nghề truyền thống và thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên nói chung và Thành phố Thái Nguyên nói riêng mà các địa phương khác không có được. Nói tới công nghiệp Thái Nguyên không thể không đề cập tới nhóm ngành nghề này.
Với khu vực ngoài quốc doanh của Thành phố, do được kế thừa nguyên liệu phế, đặc biệt là được kế thừa nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật và tay nghề cao của khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên nên nhóm ngành nghề này phát triển rất mạnh mẽ, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh của Thành phố (khoảng 30%-35%).
Hiện nay trên địa bàn Thành phố có khoảng trên dưới 100 cơ sở hoạt động trong nhóm ngành nghề này ( chiếm 10% tổng số cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh của Thành phố ), trong đó chủ yếu là các tổ sản xuất hợp tác và hộ gia đình cá thể ( chiếm 90% ). Do tính chất ngành nghề nên các cơ sở tập trung chủ yếu ở các phường, xã ngoại thành. Số còn lại nằm rải rác trong nội thành, với mặt bằng sản xuất nhỏ hẹp nên gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến các hộ dân xung quanh.
Đối với ngành luyện kim, do đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao và vốn lớn nên chỉ có 5 cơ sở sản xuất với thành phần kinh tế chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Vốn bình quân của mỗi doanh nghiệp là 1,4 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện nay chủng loại sản phẩm của ngành này chưa đa dạng, chủ yếu là thép cán cho xây dựng, chưa có cơ sở mạ thép. Sản phẩm bình quân hàng năm là 2000 tấn.
Với các ngành còn lại như: đúc gang, sửa chữa, lắp ráp, gò, hàn, sản xuất nông cụ nhỏdo không đòi hỏi trình độ tay nghề kỹ thuật cao và lượng vốn quá lớn nên phát triển khá mạnh mẽ với rất nhiều cơ sở ( Thuộc thành phần kinh tế hộ cá thể tiểu chủ, tổ hợp tác là chủ yếu ), thu hút h...