Link tải luận văn miễn phí cho ae

Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch và xu thế hội nhập để vận dụng nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Bình Dương. Đánh giá những nhân tố chủ yếu phục vụ cho việc phát triển du lịch ở địa bàn nghiên cứu. Phân tích thực trạng hoạt động du lịch ở tỉnh Bình Dương trong xu thế hội nhập, giai đoạn 2001 – 2010. Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch Bình Dương đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hoá và xu thế hội nhập đang ngày càng thâm nhập đến tất cả các nƣớc
và vùng lãnh thổ trên thế giới. Chính trong quá trình này, du lịch khẳng định vị trí của
mình nhƣ một ngành kinh tế tổng hợp, phù hợp với xu thế hội nhập. Du lịch không
những là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế, đóng góp một phần đáng kể vào
GDP của nhiều quốc gia, mà còn góp phần thiết lập mối quan hệ giao lƣu, hữu nghị
giữa các nƣớc, góp phần xoá đói giảm nghèo.
Đƣợc coi là một ngành kinh tế mũi nhọn với nhiều tiềm năng và lợi thế, là điểm
đến lí tƣởng với du khách quốc tế, Việt Nam đã tích cực hội nhập và mở cửa nền kinh
tế, trong đó có du lịch. Năm 2010 vừa qua, lần đầu tiên số khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam vƣợt qua ngƣỡng 5 triệu lƣợt, doanh thu cũng đạt con số kỉ lục: 96 nghìn tỉ
đồng.
Là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
Bình Dƣơng là cửa ngõ phía Bắc của TP. Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế, trung tâm
du lịch lớn nhất cả nƣớc. Tỉnh cũng nằm gần vùng Tây Nguyên, nối liền với tỉnh Bình
Phƣớc và xa hơn là Campuchia qua quốc lộ 13.
Với vị trí thuận lợi, môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn cùng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
phát triển tƣơng đối đồng bộ… Bình Dƣơng có quy mô GDP và tốc độ tăng trƣởng
kinh tế cao, ở tốp đầu trong 63 tỉnh, TP về phát triển kinh tế.
Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp và dịch vụ thì ngành du lịch
Bình Dƣơng cũng có đóng góp đáng kể nhờ có tài nguyên du lịch đa dạng với các địa
danh nổi tiếng cả nƣớc nhƣ vƣờn cây Lái Thiêu, nhà tù Phú Lợi, địa đạo Tây Nam Bến
Cát, chùa Bà Thiên Hậu, làng sơn mài Tƣơng Bình Hiệp, khu du lịch Lạc Cảnh Đại
Nam Văn Hiến… Tuy nhiên ngành du lịch của Bình Dƣơng vẫn chƣa khai thác hết thế
mạnh của mình nhƣ nhận định trong báo cáo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình
Dƣơng lần thứ IX nhiệm kỳ 2011 - 2015 “Ngành Dịch vụ - Du lịch có chuyển biến
nhanh nhƣng dịch vụ chất lƣợng cao còn ít, tỉ trọng của ngành trong cơ cấu kinh tế còn
rất thấp chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển và tƣơng xứng với tiềm năng của tỉnh”.
Là ngƣời con của Bình Dƣơng, đang công tác tại phòng Nghiệp vụ du lịch, Sở
Văn hoá - Thể thao - Du lịch tỉnh Bình Dƣơng, với mong muốn đóng góp cho sự phát
triển du lịch trên địa bàn, tui đã lựa chọn đề tài “Phát triển du lịch tỉnh Bình Dương
trong xu thế hội nhập” với hy vọng góp một phần cho sự phát triển du lịch của tỉnh.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
* Mục tiêu
Trên cơ sở vận dụng lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch và hội nhập, đề tài
nhằm mục tiêu đánh giá tiềm năng và thực trạng du lịch ở tỉnh Bình Dƣơng. Từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch có hiệu quả và bền vững trong xu thế hội
nhập.
* Nhiệm vụ:
Luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau đây
- Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển du lịch và xu thế hội
nhập để vận dụng nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Bình Dƣơng.
- Đánh giá những nhân tố chủ yếu phục vụ cho việc phát triển du lịch ở địa bàn
nghiên cứu.
- Phân tích thực trạng hoạt động du lịch ở tỉnh Bình Dƣơng trong xu thế hội
nhập, giai đoạn 2001 – 2010.
- Đề xuất các giải pháp phát triển du lịch Bình Dƣơng đến năm 2020 tầm nhìn
đến năm 2030.
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Về nội dung: Đề tài tập trung đánh giá tài nguyên phục vụ cho việc phát triển
du lịch và kết quả hoạt động du lịch trong xu thế hội nhập theo hai khía cạnh ngành và
lãnh thổ (các điểm, khu du lịch, tuyến; cụm du lịch…)
- Về phạm vi không gian: toàn bộ tỉnh Bình Dƣơng. Bên cạnh có sự so sánh, liên
hệ với các tỉnh, TP lân cận trong vùng Đông Nam Bộ.
- Về phạm vi thời gian: Đề tài tập trung thu thập, phân tích chủ yếu trong giai
đoạn 2001 – 2010 và định hƣớng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
3. Lịch sử nghiên cứu đề tài
* Ở nƣớc ngoài
Những công trình nghiên cứu đầu tiên về du lịch có tầm quan trọng trên thế giới
có thể kể đến là những nghiên cứu về các loại hình du lịch, lịch sử, những nhân tố ảnh
hƣởng chính đến hoạt động du lịch… của Poser (1939), Christaleer (1955)… đƣợc tiến
hành ở Đức từ năm 1930. Tiếp theo đó là các công trình đánh giá các thể tổng hợp tự

nhiên phục vụ giải trí của Mukhina (1973); nghiên cứu sức chứa và sự ổn định của các
điểm du lịch của Khadaxkia (1972) và Sepfer (1973). Các nhà địa lí cảnh quan học của
trƣờng Đại học tổng hợp Matxcơva nhƣ E.D.Xmirnova, V.B.Nhefedova… đã nghiên
cứu các vùng cho mục đích nghỉ dƣỡng trên lãnh thổ Liên Xô (cũ). Ngoài ra các nhà
địa lí Mỹ nhƣ Bôhart (1971), nhà địa lí Anh H. Robinson (1976)… cũng đã tiến hành
đánh giá các loại tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích du lịch.
Bên cạnh đó, một khía cạnh quan trọng trong nghiên cứu địa lí du lịch đã đƣợc
quan tâm là vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch. Nhà địa lí du lịch Bêlarut I.I Pirojnik
(1985) đã phân tích hệ thống lãnh thổ du lịch, các vùng du lịch nhƣ là đối tƣợng cho
quy hoạch và quản lý. M. Buchovarôp (Bungari), N.X. Mironhenke (Anh)… đã xác
định đối tƣợng nghiên cứu của địa lí du lịch là hệ thống lãnh thổ du lịch các cấp hoặc
thể tổng hợp lãnh thổ du lịch và phân tích cơ cấu tổng hợp các yếu tố trên địa bàn để
phát triển du lịch.
* Ở Việt Nam
Lịch sử ngành du lịch Việt Nam đƣợc đánh dấu bắt đầu từ năm 1960, từ đó đến
nay các công trình nghiên cứu địa lí du lịch nhìn chung vẫn chƣa nhiều. Phần lớn tập
trung các vấn đề về tổ chức lãnh thổ không gian du lịch, cơ sở lí luận và phƣơng pháp
nghiên cứu du lịch với một số tác giả tiêu biểu nhƣ Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Nguyễn
Minh Tuệ, Đặng Duy Lợi, Phạm Trung Lƣơng, Trần Đức Thanh…
Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực này đã đƣợc thực hiện
nhƣ: đề tài “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam” do Vũ Tuấn Cảnh chủ trì (1991); “Cơ
sở lí luận phƣơng pháp nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và tài nguyên du lịch biển
Việt Nam” do Nguyễn Trần Cầu và Lê Thông chủ trì (1993); “Quy hoạch quốc gia và
vùng, phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu” – Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông
(1994); “Tổ chức lãnh thổ du lịch” – Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1999); Địa lý du
lịch Việt Nam do Nguyễn Minh Tuệ chủ biên (2010)…
Ngoài ra còn có nhiều công trình nghiên cứu, dự án, đề tài tiêu biểu cấp Nhà
nƣớc; một số bài báo trên tạp chí Du lịch Việt Nam và các báo cáo trong các cuộc hội
thảo về du lịch của Việt Nam; một số luận văn, luận án; các đề tài quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch của các địa phƣơng đƣợc hiện với sự tham gia của các nhà khoa học
địa lí trong và ngoài nƣớc. Tiêu biểu là một số luận văn thạc sĩ nhƣ Du lịch Gia Lai:
tiềm năng, thực trạng, giải pháp (2009) – Đại học sƣ phạm Hà Nội; Du lịch Đắc Lắk
tiềm năng, thực trạng, giải pháp (2009) – Đại học sƣ phạm Hà Nội
* Ở tỉnh Bình Dƣơng
Trên thực tế hiện nay, các công trình nghiên cứu về du lịch của Bình Dƣơng hầu
nhƣ chƣa có, chỉ dừng lại một số báo cáo tổng hợp phát triển du lịch của tỉnh nhƣ “Báo
cáo quy hoạch tổng phát triển ngành du lịch Bình Dƣơng giai đoạn 1997 – 2020”
(1997) của Sở Thƣơng mại – Du lịch; “Báo cáo quy hoạch phát triển ngành du lịch
Bình Dƣơng giai đoạn 2011 – 2020 tầm nhìn đến năm 2030” (2011) của Sở Văn hóa -
Thể thao - Du lịch; Báo cáo tổng kết đề tài “Thiết kế quy hoạch khu du lịch vƣờn cây
ăn trái Lái Thiêu theo hƣớng phát triển bền vững” do GS. TSKH Lê Huy Bá là chủ
nhiệm (2010)
Đề tài “Phát triển du lịch tỉnh Bình Dƣơng trong xu thế hội nhập” là đề tài đầu
tiên nghiên cứu vấn đề này trên lãnh thổ của tỉnh nhƣ một công trình độc lập.
4. Quan điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
* Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm tổng hợp
Nếu xem đối tƣợng nghiên cứu của du lịch là một thể thống nhất có sự phân bố
trên không gian lãnh thổ nhất định, trong đó có sự tác động qua lại với nhau và với các
thành phần kinh tế xã hội khác một cách chặt chẽ trên cùng một phạm vi lãnh thổ thì
cần chú ý đến các mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố với môi trƣờng để từ đó đƣa ra
đƣợc quy luật phát triển. Quan điểm này đƣợc vận dụng trong đề tài nhằm nghiên cứu
các nguồn lực ảnh hƣởng đến sự phát triển du lịch Bình Dƣơng trong xu thế hội nhập.
- Quan điểm hệ thống
Hệ thống lãnh thổ du lịch là hệ thống bao gồm nhiều phân hệ, trong đó phân hệ
tài nguyên du lịch là phân hệ quan trọng nhất. Đề tài xác định du lịch tỉnh Bình Dƣơng
là một bộ phận của hệ thống du lịch Vùng Đông Nam Bộ nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam. Đồng thời, Bình Dƣơng là một lãnh thổ du lịch gồm nhiều thành phần
có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tuy có những đặc điểm chức năng riêng song du
lịch Bình Dƣơng luôn có mối quan hệ mật thiết với các hệ thống khác cũng nhƣ phải
vận động theo quy luật của toàn hệ thống.
- Quan điểm phát triển bền vững
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top