Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA
VÀO CỘNG ĐỒNG ..................................................................................... 7
1.1. Khái niệm................................................................................................. 7
1.1.1. Cộng đồng ....................................................................................... 7
1.1.2. Du lịch dựa vào cộng đồng ........................................................... 7
1.2. Đặc điểm của du lịch dựa vào cộng đồng.............................................. 7
1.3 Mục tiêu và nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng ........................... 8
1.3.1. Mục tiêu .......................................................................................... 8
1.3.2. Nguyên tắc ...................................................................................... 8
1.4. Các thành phần tham gia vào DLCĐ.................................................... 9
1.4.1. Các yếu tố quyết định sự thành công của DLCĐ ........................ 9
1.4.2. Các thành phần tham gia ............................................................... 9
1.5. Vai trò của cộng đồng địa phƣơng trong hoạt động du lịch: ............ 10
1.6. Các điều kiện phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ......................... 11
1.6.1. Nhu cầu của khách du lịch .......................................................... 11
1.6.2. Tài nguyên du lịch (TNDL) ......................................................... 11
1.6.3 Năng lực của cộng đồng địa phương ........................................... 11
1.6.4. Cơ chế chính sách ........................................................................ 12
1.7. Một số hình thức tham gia phổ biến của cộng đồng địa phƣơng trong
hoạt động du lịch: ......................................................................................... 13

1.8. Kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng:.......................... 13
1.8.1. Kinh nghiệm phát triển DLCĐ tại Melbourne (Australia) ........ 13
1.8.2 Kinh nghiệm phát triển DLCĐ tại bản Sín Chải, Sa Pa – Lào Cai
.................................................................................................................. 15
Tiểu kết chương 1.......................................................................................... 16
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG
ĐỒNG TẠI XÃ LÁT .................................................................................... 18
2.1 Giới thiệu khái quát về xã Lát .............................................................. 18
2.2. Tài nguyên du lịch xã Lát .................................................................... 19
2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ......................................................... 19
2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa ........................................................ 27
2.3. Chủ trƣơng, chính sách phát triển du lịch của chính quyền địa
phƣơng ........................................................................................................... 30
2.4. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật ..................................................................... 33
2.5. Hiện trạng hoạt động du lịch tại xã Lát .............................................. 33
2.5.1. Các loại hình du lịch tại xã Lát:.................................................. 33
2.5.2. Khai thác các điểm, tuyến tham quan du lịch ............................. 34
2.5.3 Kết quả hoạt động du lịch.............................................................. 38
2.5.4 Tính mùa vụ ................................................................................... 44
2.6. Chất lƣợng sản phẩm du lịch............................................................... 45
2.6.1. Đánh giá của khách về cảnh quan môi trường .......................... 45
2.6.2. Đánh giá về mức độ hài lòng của khách ................................... 47
2.7. Sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch ............................. 53
2.7.1. Mức độ tham gia của cộng đồng vào du lịch ở xã Lát ............. 53
2.7.2. Các hình thức tham gia phục vụ du lịch của cộng đồng địa
phương .................................................................................................... 56
2.7.3 .Thu nhập của người dân từ hoạt động du lịch ........................... 58
2.7.4. Chia sẻ lợi ích cho cộng đồng địa phương ................................. 60

2.8. Tác động của du lịch đến cộng đồng xã Lát ....................................... 60
2.8.1. Tác động đến đời sống văn hóa xã hội........................................ 60
2.8.2. Tác động đến kinh tế ................................................................... 62
2.8.3. Tác động đến môi trường ............................................................ 64
2.9. Công tác quảng bá du lịch .................................................................... 66
2.10 Những hạn chế còn tồn tại ở xã Lát ................................................... 67
Tiểu kết chương 2 .......................................................................................... 68
Chƣơng 3. ĐỊNH HƢỚNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT
TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI XÃ LÁT................... 70
3.1 Định hƣớng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ............................. 70
3.1.1. Cơ sở xây dựng định hướng ........................................................ 70
3.1.2 Các định hướng phát triển du lịch cộng đồng(DLCĐ) ............... 71
3.2 Giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ................................. 74
3.2.1 Bảo vệ môi trường trong xã Lát (BVMT) .................................... 74
3.2.2. Bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH).............................................. 76
3.2.3. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa cộng đồng ................... 78
3.2.4. Đào tạo.......................................................................................... 80
3.2.5 Hỗ trợ cộng đồng địa phương ...................................................... 81
3.2.6 Quản lý lượng khách và tác động của khách du lịch .................. 83
3.2.7. Xúc tiến quảng cáo ....................................................................... 84
3.3. Kiến nghị ................................................................................................ 88
Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 88
KẾT LUẬN ................................................................................................... 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 92

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Du lịch là một trong những ngành kinh tế có tính định hướng tài nguyên rõ rệt.
Sản phẩm du lịch chủ yếu được xây dựng trên cơ sở tài nguyên du lịch tự nhiên và
văn hóa. Một trong các đặc tính của tài nguyên du lịch là tính địa lí; đa số các tài
nguyên này không thể được mang đến cho du khách, nên các doanh nghiệp du lịch
muốn kinh doanh buộc phải đưa du khách tới địa phương có tài nguyên để họ thẩm
nhận tại chỗ những giá trị vật chất và phi vật chất nơi đó. Trước sự xuất hiện của du
khách, với bản tính hiếu khách của mình, người địa phương chào đón khách một
cách thân thiện và vô tư. Về sau thái độ này đã thay đổi sang thờ ơ; rồi chuyển từ
giao tiếp vô tư, không vụ lợi sang giao tiếp vụ lợi dẫn đến xung đột xảy ra giữa
cộng đồng địa phương với khách du lịch, xung đột với các doanh nghiệp du lịch. Từ
chỗ là một ngành kinh tế có nhiều hứa hẹn, du lịch ở nhiều nơi đã không thể phát
triển được. Tại nhiều nước, ý tưởng về cân đối lợi ích giữa doanh nghiệp với cộng
đồng địa phương ra đời và triển khai đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Nhiều giải pháp
được đưa ra nhằm gia tăng lợi nhuận du lịch cho người dân địa phương được cổ vũ,
hoan nghênh. Khái niệm du lịch dựa vào cộng đồng dần trở thành một thuật ngữ
mới của ngành du lịch. Nhiều tổ chức quốc tế, quốc gia trên thế giới đã coi du lịch
dựa vào cộng đồng như một chiến lược góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất
lượng cuộc sống. Du lịch dựa vào cộng đồng không còn đặt vấn đề làm như thế nào
để người dân ngày càng có nhiều lợi nhuận từ du lịch là mục đích chính như xưa
nữa; các tổ chức quốc tế, các chính phủ đã đặt vấn đề phát triển du lịch dựa vào
cộng đồng phải là phát huy yếu tố du lịch để ngày càng nâng cao năng lực của cộng
đồng, nâng cao khả năng phát triển cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng ở những vùng
nông thôn cùng kiệt đói, vùng sâu vùng xa, vùng núi biên giới và hải đảo.
Xã Lát huyện Lạc Dương nằm giáp Phường 7, phía Tây Bắc thành phố Đà Lạt.
Toàn xã có 7 dân tộc với trên 4.000 nhân khẩu sống xen kẽ trong 6 thôn. Mặc dù
nằm ngay sát thành phố, song đời sống kinh tế, văn hóa còn nghèo, thiếu thốn. Đa
số người dân tham gia sản xuất nông nghiệp, phục vụ trong du lịch, một số đi làm
công để sinh sống. Sản xuất nông nghiệp cây trồng chính là rau và một số cây lâu

năm như hồng, cà phê măng, mít, bơ v,v… Tuy nhiên, đất ở đây hay bị ngập úng
vào mùa mưa và thiếu nước vào mùa khô nên ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, sản
lượng. Chăn nuôi với mô hình nhỏ, chủ yếu là chăn nuôi gia đình, các vật nuôi
chính: Trâu, bò, ngựa, lợn gà; không có trang trại chăn nuôi tập trung. Hàng năm
dịch bệnh thường hay xảy ra làm cho nhiều gia đình mất trắng. Trong khi đó, trên
địa bàn của xã có rất nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn như Vườn quốc gia Bidoup
Núi Bà, Thung lũng Vàng, hồ Đankia, thác Ankroet, làng thổ cẩm B’nơC, … và bên
cạnh đó là phong tục tập quán, lễ hội truyền thống, bản sắc của 7 dân tộc anh em.
Chính vì lẽ đó mà đã có nhiều công ty du lịch đưa khách đến để tham quan, nghiên
cứu, tìm hiểu. Đã có một vài hình thức thu hút cộng đồng tham gia vào hoạt động
du lịch, song tất cả các bên liên quan mới chỉ bắt đầu quan tâm đến việc xem xét
chia sẻ lợi nhuận, làm tăng thu nhập cho người dân. Người dân hoàn toàn thụ động
tham gia vào hoạt động du lịch và không có vai trò quan trọng nào trong hoạch định
chiến lược phát triển du lịch chung trên chính địa bàn của họ. Vấn đề phát triển
cộng đồng ở đây chưa nhận được sự quan tâm cần thiết. Trước thực trạng đó, việc
nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã Lát là một việc làm có tính
cấp thiết.
2. Lịch sử nghiên cứu
Về du lịch dựa vào cộng đồng
Hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều các quan niệm, khái niệm,
định nghĩa về du lịch cộng đồng. Thưc ̣ tế, du lic̣ h dưa ̣ vào cộng đồng đã được hình
thành, lan rôn ̣ g vào thâp ̣ kỷ 80 và 90 của thế kỷ trước tại các nước trong khu vực
châu Phi, châu Ú c, châu Mỹ La Tinh . Loại hình này cũng bắt đầu phát triển man ̣ h ở
các nước châu Á , trong đó có các nướ c khu vưc ̣ ASEAN : Indonesia, Philipin, Thái
Lan; các nước khu vực khác : Ấn Độ, Nepal, Đài Loan . Trên thế giới cũng đã có
nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến du lịch cộng đồng của các tác giả:
Douglas Haiusworth-Walter Jamieson, Steve Noakes & Sheena Day; honey; Harol
Goodwin-Rosa Santili;….đề cập đến các vấn đề cộng đồng, du lịch cộng đồng, du
lịch dựa vào cộng đồng; những tác động ảnh hưởng đến cộng đồng, đến môi trường;
bảo tồn tài nguyên văn hóa và thiên nhiên; tạo ra phúc lợi kinh tế và những phúc lợi

khác cho cộng đồng cư dân địa phương; xây dựng quyền sở hữu các nguồn tài
nguyên theo hướng bền vững. Ở Việt Nam cũng có nhiều đề tài nghiên cứu về du
lịch cộng đồng như các đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa
vào cộng đồng tại chùa Hương-Hà Tây” của tiến sĩ Võ Quế; “Nghiên cứu xây dựng
mô hình bảo vệ môi trường du lịch với sự tham gia của cộng đồng, góp phần phát
triển du lịch bền vững trên đảo Cát Bà-Hải Phòng” của PGS.TS Phạm Trung
Lương,…các đề tài trên đưa ra giải pháp phát triển mô hình du lịch cộng đồng
nhưng chưa có nội dung đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng dân cư địa
phương vào các hoạt động du lịch nơi có tài nguyên.
Du lịch dựa vào cộng đồng là hoạt động nhằm góp phần phát triển cộng đồng
trên các phương diện kinh tế, văn hóa, xã hội, về cả vật chất và tinh thần thông qua
việc thu hút cộng đồng chủ động hợp tác khai thác các giá trị tự nhiên văn hóa ở địa
phương.
Du lịch cộng đồng được xem như là một loại hình và cách phát triển
du lịch mà trong đó có sự tham gia trực tiếp chủ yếu của cộng đồng địa phương vào
các hoạt động du lịch, nhằm bảo tồn và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên du
lịch, môi trường, cộng đồng được hưởng lợi nhuận từ khách du lịch đem lại qua
việc phục vụ khách du lịch và bán các sản phẩm và dịch vụ du lịch.
Du lịch cộng đồng là “ phương thứ c tổ chứ c du lic ̣ h đề cao về môi trườ ng , văn
hóa xã hội. Du lịch cộng đồng do côn ̣ g đồng sở hữu và quản lý , vì cộng đồng và cho
phép khách du lịch nâng cao nhậ n thứ c và hoc ̣ hỏi về côn ̣ g đồng , về cuôc ̣ sống đờ i
thườ ng của ho” ̣ (REST: Responsible Ecological and Social Tours, Thailand, 1997).
Theo quỹ quôc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) định nghĩa: “Du lịch dựa vào
cộng đồng là một hình thức du lịch mà cộng đồng địa phương làm chủ, tham gia
vào quá trình phát triển và quản lý, và phần lớn các lợi ích sẽ thuộc về cộng đồng”
[16].
Viện nghiên cứu phát triển nông thôn và miền núi (thuộc hội Khoa học kỹ
thuật Lâm nghiệp Việt Nam) đưa ra khái niệm du lịch dựa vào cộng đồng “ là hoạt
động du lịch nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch đón khách vì sự
phát triển du lịch bền vững dài hơn. Du lịch cộng đồng khuyến khích sự tham gia

của người dân địa phương trong du lịch và cơ chế tạo ra các cơ hội cho cộng
đồng” [16].
Từ viêc ̣ nghiên cứ u các khái niêm ̣ về du lic̣ h dưa ̣ vào côn ̣ g đồng , tiến sỹ Võ
Quế đã rút ra khái niêm ̣ Phát triển du lic̣ h dưa ̣ vào côn ̣ g đồng trong cuốn sách của
mình: “Du lic ̣ h dưa ̣ và o côn ̣ g đồng là phương t hứ c phá t triển du lic ̣ h trong đó côn ̣ g
đồng dân cư tổ chứ c cung cấp cá c dic ̣ h vụ để phá t triển du lic ̣ h , đồng thờ i tham gia
bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường , đồng thờ i côn ̣ g đồng đươc ̣ hưởng
quyền lơi ̣ về vâṭ chất và tinh thần từ phá t triển du lic ̣ h và bảo tồn tự nhiên” [16].
Nói tóm lại, du lịch dựa vào cộng đồng là loại hình du lịch trong đó cộng đồng
sẽ trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch như khai thác, quản lý và bảo tồn tài
nguyên du lịch thông qua sự giúp đỡ của các cơ quan tài trợ hay các tổ chức phi
chính phủ. Lợi ích thu được từ du lịch sẽ đóng góp nhiều cho kinh tế địa phương,
giảm tỷ lệ đói nghèo, cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng đời sống. Khách du
lịch được nâng cao nhận thức, học hỏi về cộng đồng và về cuộc sống đời thường ,
văn hóa, truyền thống của người dân bản xứ . Đồng thời du lịch dựa vào cộng đồng
giúp giữ gìn, bảo tồn các di sản về văn hóa , bản sắc văn hóa , di sản thiên nhiên , tài
nguyên tự nhiên ở địa phương và hướng đến sự phát triển du lịch bền vững; mang
đến cho khách một sản phẩm có trách nhiệm đối với môi trường và xã hội .
Về xã Lát huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng
Cho đến nay đã có một số bài báo khoa học, tài liệu, đề án của các tác giả như
Nguyễn Trọng Hoàng “Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng Tây nguyên” trên Tạp
chí Du lịch 10/2006 . Bài viết: “Tìm lối ra cho làng nghề thổ cẩm ở chân núi Lang
biang huyền thoại” trên Báo tin tức” của Trần Việt – TTXVN; đề án đầu tư xây
dựng “Trung tâm giao lưu văn hóa – lễ hội các dân tộc huyện Lạc Dương” do Công
ty Cổ phần Lê Nguyễn lập; “ Báo cáo đánh giá tác động môi trường” của Trung
tâm Quan trắc TNMT Lâm Đồng; “Dự án đầu tư khu du lịch sinh thái Đan Kia
Suối Vàng” của Công ty du lịch Lâm Đồng liên kết với Singapore. Nghiên cứu về
phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã Lát huyện Lạc Dương là một vấn đề
mới, chưa có công trình nào được công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là góp phần phát triển du lịch cộng đồng các dân tộc
đang sinh sống trên địa bàn xã Lát, huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng trên quan
điểm phát triển du lịch bền vững. Cụ thể là góp phần nâng cao chất lượng cuộc
sống, gìn giữ và phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn và góp phần
bảo vệ môi trường.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nhiệm vụ quan trọng của đề tài tập
trung nghiên cứu và làm rõ các vấn đề sau:
- Cơ sở lý luận về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
- Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại xã Lát
- Thực trạng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại xã Lát
- Định hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại
xã Lát.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các điều kiện phát triển hoạt động du lịch dựa
vào cộng đồng ở xã Lát như tài nguyên du lịch, năng lực và mong đợi của cộng
đồng, nhu cầu của khách du lịch, thực trạng hoạt động du lịch.
- Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi xã Lát
Về thời gian: Nghiên cứu được tiến hành trong thời gian từ năm 2012-2013
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau
đã được sử dụng:
* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Các thông tin được thu thập từ các
công trình nghiên cứu, giảng dạy như giáo trình, bài báo của các tác giả trong và
ngoài nước. Những thông tin thực tế liên quan đến cộng đồng khu vực nghiên cứu
được thu thập thông qua niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng. Thông tin từ trang web
chính thức của UBND tỉnh Lâm Đồng, từ các tài liệu ở UBND huyện Lạc Dương,
UBND xã Lát.
* Phương pháp khảo sát thực địa (điền dã): Phương pháp này đã giúp cho tác giả
có trải nghiệm thực tế về vấn đề nghiên cứu, quan sát cảnh quan tự nhiên, cơ sở hạ
tầng (nhà cửa, công trình phụ, đường giao thông), và tìm hiểu văn hóa bản địa; tiếp
xúc các bên liên quan; các phòng, ban của huyện, tỉnh và người dân địa phương để
thu thập được những nguồn tư liệu cần thiết và cập nhật. Tác giả đã tiến hành đi
thực tế 4 đợt vào các ngày 01.09.2012, 17.02.2013, 15.06.2013, 02.09.201. Các
ngày được lựa chọn vào những ngày đông khách, khi đó cộng đồng tham gia vào
hoạt động du lịch nhiều hơn.
* Phương pháp phỏng vấn: Để có được những nhận định khách quan, tác giả đã
sử dụng phương pháp phỏng vấn. Các đối tượng được phỏng vấn là các cán bộ quản
lý về du lịch của Sở Văn hóa Thể thao Du lịch, ở phòng Du lịch của huyện Lạc
Dương, hướng dẫn viên, một số người dân và một số du khách.
* Phương pháp bảng hỏi: Được sử dụng để thu thập thông tin, tác giả đã phát
bảng hỏi trực tiếp cho khách du lịch và cho cộng đồng.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính
của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng tại Xã Lát
Chương 3: Định hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch dựa
vào cộng đồng tại Xã Lát
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top