nguyenthuy_2603
New Member
Download miễn phí Đề tài Phát triển du lịch sinh thái tại Ba Bể
MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
I- Quá trình hình thành và phát triển. 2
II- Hiện trạng, tiềm năng, những hạn chế và giải pháp cho sự phát triển du lịch sinh thái tại Ba Bể. 2
1. Vị trí địa lý và địa hình. 2
2. Khí hậu, thuỷ văn. 3
a. Khí hậu. 3
b. Thuỷ văn. 3
3. Thực vật. 3
4. Động vật. 3
5. Kinh tế -xã hội. 4
II- Du lịch. 4
1. Tuyến du lịch có thể tổ chức theo lộ trình sau: 5
2. Hiện trạng. 5
3. Những hấp dẫn của du lịch sinh thái trong các tuyến du lịch tại vườn Quốc gia Ba Bể. 8
4. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch sinh thái tại Ba Bể. 8
5. Những hạn chế và tác động tiêu cực của hoạt động du lịch tại Ba Bể. 9
6. Những giải pháp cho sự phát triển du lịch sinh thái tại Ba Bể. 10
IV- Kết luận 12
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-09-de_tai_phat_trien_du_lich_sinh_thai_tai_ba_be.SLZSRaDhZq.swf /tai-lieu/de-tai-phat-trien-du-lich-sinh-thai-tai-ba-be-75177/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
"Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, có tính giáo dục môi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
Qua một thời gian nghiên cứu lý thuyết tại trường và đợt đi thực tế tại vườn Quốc gia Ba Bể, tự bản thân mình thấy phải cố gắng góp sức vào các công tác chung của toàn cầu vì một môi trường xanh sạch đẹp, vì sự đa dạng sinh học và vì sự sống của trái đất. Trong phạm vi bài viết này, không thể nêu hết được tất cả những gì mình mong muốn và có thể giúp thêm cho Vườn có được cách quản lý nhưng có thể sẽ là một nội dung tham khảo hay có thể động viên các cán bộ công nhân viên của Vườn nỗ lực để phục vụ cho mục tiêu và chức năng của Vườn. Cũng qua đây, bản thân em cũng mong muốn có được thêm sự chỉ bảo của thầy hướng dẫn là TS. Lê Văn Lanh để trong tương lai có thể làm việc được tốt hơn và phù hợp với chuyên ngành học của mình. Em xin Thank thầy.
Bài viết gồm:
I- Mở đầu - quá trình hình thành và phát triển.
II- Hiện trạng, tiềm năng, những hạn chế và giải pháp
1. Vị trí địa lý, địa hình.
2. Khí hậu, thuỷ văn.
3. Thực vật
4. Động vật
5. Kinh tế xã hội.
III- Về du lịch
1. Tuyến du lịch
2. Hiện trạng
3. Những hấp dẫn
4. Sự tham gia
5. Những hạn chế
6. Những giải pháp
IV- Kết luận
I- Quá trình hình thành và phát triển.
Vườn Quốc gia Ba Bể được chính thức thành lập từ 10/11/1992 nhưng trước đó Ba Bể đã trải qua một quá trình bảo vệ và xây dựng.
Là một danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử và là khu rừng cấm và đã trở thành Vườn quốc gia thứ 8, đây cũng là di sản thiên nhiên đẹp vào bậc nhất của cả nước với các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội và du lịch sinh thái rất quan trọng. Hồ Ba Bể đã khẳng định được mình là một trong những Vườn quốc gia đẹp và khá nguyên vẹn với sự đa dạng sinh học và khả năng phát triển du lịch sinh thái cùng sự bảo tồn thiên nhiên.
II- Hiện trạng, tiềm năng, những hạn chế và giải pháp cho sự phát triển du lịch sinh thái tại Ba Bể.
1. Vị trí địa lý và địa hình.
Vườn quốc gia Ba Bể Nằm giữa vùng núi đá vôi thuộc các xã Nam Mẫu, một phần xã Khang Ninh, một phần xã Cao Thượng và một phần xã Cao Trĩ.
Vườn quốc gia Ba Bể ở phía Bắc Việt Nam, cách Hà Nội 254km, cách thị xã Bắc Cạn 75km, có toạ độ địa lý: 105'36 độ kinh đông và 22'30 độ vĩ bắc.
Địa hình là vùng núi đá vôi dốc mạnh đất dốc đứng với phức hệ suối và sông hồ nước ngọt trên núi đá vôi, điển hình cho vùng núi đá vôi của Đông Bắc Việt Nam, với tổng diện tích đất đang quản lý là 7610 ha, trong đó:
- Khu bảo vệ nghiêm ngặt: 3.226,2 ha
- Khu phục hồi sinh thái: 4.083,6 ha
- Khu hành chính dịch vụ: 300,2 ha
Ngoài ra sự xen kẽ với nhiều núi đất bên cạnh núi đá hoa cương đã tạo cho vùng này một cảnh quan đa dạng và phong phú. Độ cao trung bình từ 150 - 1098m so với mặt biển. Riêng các núi đá vôi, độ cao trung bình là 800-900m so với mặt biển và quá trình diễn biến địa chất vẫn còn tiếp tục xảy ra phức tạp.
2. Khí hậu, thuỷ văn.
a. Khí hậu.
- Nhiệt độ trung bình năm: 220C
- Nhiệt độ không khí cao nhất: 390C
- Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 60C
- Lượng mưa trung bình năm: 1378mm
- Độ ẩm trung bình năm: 83,3%
b. Thuỷ văn.
Hồ Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên có diện tích gần 500ha, tốc độ dòng chảy 0,5m/s. Nước hồ trong xanh quanh năm, ước tính hồ chứa 90106m3 nước, hồ có chức năng phân lũ cho sông Năng, sông Gâm, có mang hai tính chất.
- Tính chất của hồ nước ngọt thiên nhiên lớn
- Tính chất là đoạn cuối của sông Chợ Lèng.
3. Thực vật.
Thảm thực vật trong vườn quốc gia có nhiều đặc trưng riêng, với đặc trưng của vùng Đông Bắc Việt Nam. Tuỳ theo từng độ cao khác nhau mà các loài cây gỗ có ưu thế sống phân vùng riêng như Nghiến, Trai, Đinh, Lát hoa và một số loài họ dẻ. ở ven hồ có các loài Tràm trắng, Tràm thế, Keo, Si…, đặc biệt là loài trúc dây, một loại tre đặc hữu của Ba Bể thường mọc tại các vách núi, thân của chúng thả mành mành xuống hồ tạo ấn tượng đẹp cổ kính.
- ở thung lũng tập trung một số loài Sấu, Thung hay Đăng, Đinh
- Trên đỉnh cao có Dẻ, Thích, Côm
- Các thảm cây bụi cây gỗ rải rác trên các núi đất
- Rừng tre nứa với các loại Vầu, Trúc, Sào, Tre mây hốc
4. Động vật.
Thành phần động vật rất đa dạng và phong phú.
Bước đầu điều ra được khoảng 38 loài thú (có 12 loài trong sách đỏ) đặc biệt loài Voọc mũi hếch là loài đặc hữu, loài Voọc đen má trắng là loài quí hiếm.
Lớp chim có 111 loài
Lớp bò sát và lưỡng cư có 24 loài trong đó có loài cá cóc Tam Đảm, có 54 loài cá chiếm 1/3 số loài cá nước ngọt ở Việt Nam (10 loài quí hiếm trong sách đỏ) có hơn 400 loài bướm trong đó có 2-3 loài mới phát hiện và các loài động vật không xương sống khác.
Hồ có chiều dài 8km rộng gần 1km, sâu nhất 35m, trung bình 25m, nước trong xanh quanh năm, bước đầu xác định được 137 loài thực vật nổi gồm nhiều đảo như Tảo Lam, Silic, Tảo Lục, Tảo Giáp, Tảo Vàng.
Theo các nhà khoa học thì số lượng đã điều tra được thấy hơn nhiều so với thực tế. Song với những kết quả hiện tại vườn Quốc Gia Ba Bể đã được các nhà khoa học xếp vào khu đa dạng sinh học loại A.
5. Kinh tế -xã hội.
Một số đặc điểm rất quan trọng của vườn Quốc gia Ba Bể là có nhiều người dân còn đang sinh sống trong phạm vi đất đai quản lý của vườn.
Dân số xã Nam Mẫu là 452 hộ với 2.871 người trong đó có 45% là dân tộc Tày làm ruộng, đánh bắt cá trong hồ, còn lại 55% là người Dao và H'mông chủ yếu làm nương rẫy, săn bắn, khai thác lâm sản, mức sống của người dân rất thấp bình quân lương thực quy thóc 290 kg/người/năm.
Các xã vùng đệm có khoảng trên 2000 hộ với trên 15.000 người. Trong đó có trên 50% là người H'Mông và Dao thường sống trên vùng đất dốc, không có ruộng, phải đốt nương làm rẫy, khai thác lâm sản, mức sống rất thấp dân sống trên vùng núi cao hàng năm thiếu năn 2-3 tháng.
Giao thông chủ yếu dùng thuyền độc mộc, thuyền máy ở khu vực hồ và đi lại trên các đường mòn.
II- Du lịch.
Vườn Quốc gia Ba Bể đã xây dựng một chương trình phát triển du lịch sinh thái với 3 loại hình du lịch là du lịch truyền thống, du lịch văn hoá và du lịch mạo hiểm với 21 quần thể cảnh quan là hàng động. Riêng với dòng sông năng chảy liền qua, động Nả phòng, hồ Ba Bể, Ao Tiên, đảo Bà Goá, thác Đầu Đăng các bản làng dân tộc đã bản sắc dân tộc độc đáo của người Tày, H'Mông, Dao, Nùng và các tuyến thăm quan xuyên rừng nguyên sinh có thể đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.
1. Tuyến du lịch có thể tổ chức theo lộ trình sau:
- Ngày đầu tiên: Du lịch thuyền trên hồ Ba Bể bắt đầu từ Bến Chòi hay Chợ Rã qua động Ruông đến bản cám.
Thác Đầu Đăng, tiếp tục đi ngang qua hồ vào Ao Tiên đến hồ 2, hồ 1 tới bến đậu của vườn (du khách có thể chọn cho mình thuyền độc mộc hay xuồng máy)
- Ngày 2: Bắt đầu từ bến đậu xuồng đi Cốc Tộc bằng thuyền rồi đi bộ thăm cuộc sống của bản". Từ Cốc Tộc đi Bó Lù dừng lại ở nhà dân uống nước hay mua sắm hàng th