thoconhuynhngoctho
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thực tiễn quá trình hình thành các thị trường trên thế giới cho thấy hệ thống
phân phối nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng là một trong những yếu tố cấu
thành không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, có vai trò đặc biệt quan trọng đối
với việc phát triển kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy
phát triển kinh tế bền vững.
Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa hội nhập với khu vực và
thế giới, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có hệ thống phân phối hàng hóa.
Hiện nay hệ thống bán lẻ Việt Nam đã được hình thành về cơ bản và trong nhiều năm
liên tiếp, thị trường bán lẻ Việt Nam luôn nằm trong top 10 thị trường bán lẻ hấp dẫn
nhất thế giới. Theo Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, tính đến hết năm 2013, cả nước
có hơn 1.000 địa điểm bán lẻ hiện đại, tập trung nhiều nhất ở Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh. Trong giai đoạn 2010-2013, trước những khó khăn, thách thức của suy thoái
kinh tế toàn cầu, ngành dịch vụ bán lẻ Việt Nam đã có mức tăng trưởng đáng khích lệ.
Năm 2011, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2004,4 nghìn
tỷ đồng, tăng 24,2% so với năm trước. Năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 2945,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2013.
Song song với các yếu tố truyền thống, đã xuất hiện ngày càng nhiều yếu tố hiện đại
của các tập đoàn phân phối lớn nước ngoài và một số doanh nghiệp bán lẻ lớn của
Việt Nam. Có thể nói, hệ thống bán lẻ của chúng ta đang phát triển nhanh chóng, kết
hợp được cả yếu tố truyền thống và hiện đại với sự tham gia của hầu hết các khu vực
kinh tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thị trường bán lẻ của Việt
Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Sự hình thành và phát triển của hệ thống bán lẻ
Việt Nam trong thời gian dài diễn ra một cách tự phát, thiếu kế hoạch và sự quản lý,
điều hành của Nhà nước còn nhiều bất cập dẫn đến nhiều mâu thuẫn phát sinh, những
bất ổn về thị trường vẫn còn tiềm ẩn. Hệ thống bán lẻ Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế
như: Quy mô nhỏ, sức mua yếu, hiệu suất thấp, thị trường chủ yếu là bán lẻ truyền
thống, bán lẻ hiện đại chỉ chiếm khoảng 20% trên cả nước. Doanh nghiệp bán lẻ có
sức cạnh tranh thấp và yếu về nhiều mặt, trong đó có một số điểm yếu cố hữu là: tính
chuyên nghiệp, chiến lược dài hạn, và hậu cần cho hệ thống bán lẻ như kho bảo quản,
kho lạnh, xe tải chuyên dụng, mặt bằng kinh doanh… thiếu đồng bộ, chưa đạt chuẩn
khu vực và quốc tế, chưa xây dựng được vùng cung cấp nguồn hàng ổn định để tiêu
thụ, tính chủ động trong hợp tác, liên doanh liên kết thu mua và tiêu thụ hàng hóa còn
rời rạc. Hệ thống lưu thông hàng hóa chưa thực sự hiệu quả, tư duy nhận thức về lĩnh
vực phân phối bán lẻ trong cơ chế thị trường hiện nay còn hạn chế. Điều này dẫn đến
trong hệ thống bán lẻ tồn tại phổ biến tình trạng hàng hóa được cung ứng với chất
lượng kém, không đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng; đồng thời để hàng
hóa đến tay người tiêu dùng cũng phải trải qua rất nhiều tầng nấc trung gian dẫn đến
giá cả bán cao hơn so với giá trị thực tế… gây ra những bất cập lớn trong HTBL, ảnh
hưởng xấu tới sản xuất và đời sống xã hội.
Bên cạnh đó việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),
tham gia ký kết AFTA với các nước đối tác chiến lược, tham gia đàm phán hiệp định
TPP… đã mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức lớn cho hệ thống
bán lẻ Việt Nam. Hệ thống bán lẻ sẽ phát triển nhanh bởi chính sách thương mại đầu
tư cởi mở, song tự do hóa lại sẽ tạo ra sự cạnh tranh không cân sức trên thị trường
Việt Nam với một bên là các tập đoàn phân phối lớn nước ngoài tham gia chiếm lĩnh
thị trường Việt Nam và một bên là các nhà phân phối nhỏ lẻ trong nước. Hơn thế nữa,
hệ thống bán lẻ Việt Nam cũng phát triển không bền vững, các hệ thống phân phối
còn mỏng manh dễ bị tổn thương trước các tác động giá cả thị trường thế giới và quan
hệ cung – cầu trong nước. Chính điều này đặt ra thách thức trong việc phát triển hệ
thống bán lẻ Việt Nam theo cơ chế kinh tế thị trường và theo hướng văn minh, hiện
đại để đáp ứng tốt nhất yêu cầu phát triển của đất nước.
Vậy, trong thời gian tới, hệ thống bán lẻ Việt Nam cần được xây dựng và phát
triển như thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh trước sức ép của các tập đoàn bán
lẻ xuyên quốc gia, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của sản xuất và đời sống người dân trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng? Để góp phần giải đáp câu hỏi
cấp bách đặt ra, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Phát triển hệ thống bán lẻ Việt Nam
thời kỳ hội nhập kinh tế quốc” làm Luận án tiến sỹ kinh tế của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển hệ thống bán lẻ
và đánh giá thực trạng phát triển hệ thống bán lẻ của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
kinh tế quốc tế, Luận án đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hệ
thống bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống bán lẻ và nội dung, tiêu chí
phát triển của hệ thống bán lẻ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đánh giá những kết quả đạt được, phân tích và làm rõ những hạn chế, bất cập
trong phát triển hệ thống bán lẻ Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp để tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ của Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là sự phát triển của hệ thống bán lẻ Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, được coi như là một nội dung cơ bản của
khâu trao đổi trong bốn khâu của quá trình tái sản xuất xã hội: sản xuất – phân phối –
trao đổi – tiêu dùng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu hệ thống bán lẻ hàng hóa tiêu
dùngViệt Nam bao gồm cả loại hình bán lẻ truyền thống và các loại hình bán lẻ hiện
đại.
- Phạm vi không gian: nghiên cứu hệ thống bán lẻ hàng hóa tiêu dùng ở Việt
Nam.
- Thời gian nghiên cứu: Tình hình phát triển hệ thống bán lẻ từ năm 2007 đến
nay và đề xuất giải pháp đến năm 2025, ngoài ra luận án cũng nghiên cứu sự phát triển
của hệ thống bán lẻ giai đoạn 1995 – 2006 nhằm đối chiếu so sánh khi cần thiết.
4. Các câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu trên, Luận án tập trung trả lời câu
hỏi nghiên cứu sau: Hệ thống bán lẻ Việt Nam cần được xây dựng và phát triển như
thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của sản xuất và đời
sống người dân trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng?
5. Tính mới và đóng góp của Luận án
- Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống bán lẻ,
phát triển hệ thống bán lẻ và đưa ra nội dung, tiêu chí đánh giá mức độ phát triển hệ
thống bán lẻ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phân tích và đánh giá khách quan mức độ phát triển của hệ thống bán lẻ Việt
Nam theo các tiêu chí từ đó tìm ra nguyên nhân, giải pháp cần khắc phục trong phát
triển hệ thống bán lẻ Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án
được kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1: Phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài Luận án.
Chương 3: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển hệ thống bán lẻ thời
kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 4: Thực trạng phát triển hệ thống bán lẻ ở Việt Nam thời kỳ hội nhập
kinh tế quốc tế.
Chương 5: Bối cảnh, quan điểm và giải pháp cơ bản tiếp tục phát triển hệ thống
bán lẻ Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Thực tiễn quá trình hình thành các thị trường trên thế giới cho thấy hệ thống
phân phối nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng là một trong những yếu tố cấu
thành không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường, có vai trò đặc biệt quan trọng đối
với việc phát triển kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy
phát triển kinh tế bền vững.
Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa hội nhập với khu vực và
thế giới, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó có hệ thống phân phối hàng hóa.
Hiện nay hệ thống bán lẻ Việt Nam đã được hình thành về cơ bản và trong nhiều năm
liên tiếp, thị trường bán lẻ Việt Nam luôn nằm trong top 10 thị trường bán lẻ hấp dẫn
nhất thế giới. Theo Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, tính đến hết năm 2013, cả nước
có hơn 1.000 địa điểm bán lẻ hiện đại, tập trung nhiều nhất ở Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh. Trong giai đoạn 2010-2013, trước những khó khăn, thách thức của suy thoái
kinh tế toàn cầu, ngành dịch vụ bán lẻ Việt Nam đã có mức tăng trưởng đáng khích lệ.
Năm 2011, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 2004,4 nghìn
tỷ đồng, tăng 24,2% so với năm trước. Năm 2014, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 2945,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10,6% so với năm 2013.
Song song với các yếu tố truyền thống, đã xuất hiện ngày càng nhiều yếu tố hiện đại
của các tập đoàn phân phối lớn nước ngoài và một số doanh nghiệp bán lẻ lớn của
Việt Nam. Có thể nói, hệ thống bán lẻ của chúng ta đang phát triển nhanh chóng, kết
hợp được cả yếu tố truyền thống và hiện đại với sự tham gia của hầu hết các khu vực
kinh tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thị trường bán lẻ của Việt
Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Sự hình thành và phát triển của hệ thống bán lẻ
Việt Nam trong thời gian dài diễn ra một cách tự phát, thiếu kế hoạch và sự quản lý,
điều hành của Nhà nước còn nhiều bất cập dẫn đến nhiều mâu thuẫn phát sinh, những
bất ổn về thị trường vẫn còn tiềm ẩn. Hệ thống bán lẻ Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế
như: Quy mô nhỏ, sức mua yếu, hiệu suất thấp, thị trường chủ yếu là bán lẻ truyền
thống, bán lẻ hiện đại chỉ chiếm khoảng 20% trên cả nước. Doanh nghiệp bán lẻ có
sức cạnh tranh thấp và yếu về nhiều mặt, trong đó có một số điểm yếu cố hữu là: tính
chuyên nghiệp, chiến lược dài hạn, và hậu cần cho hệ thống bán lẻ như kho bảo quản,
kho lạnh, xe tải chuyên dụng, mặt bằng kinh doanh… thiếu đồng bộ, chưa đạt chuẩn
khu vực và quốc tế, chưa xây dựng được vùng cung cấp nguồn hàng ổn định để tiêu
thụ, tính chủ động trong hợp tác, liên doanh liên kết thu mua và tiêu thụ hàng hóa còn
rời rạc. Hệ thống lưu thông hàng hóa chưa thực sự hiệu quả, tư duy nhận thức về lĩnh
vực phân phối bán lẻ trong cơ chế thị trường hiện nay còn hạn chế. Điều này dẫn đến
trong hệ thống bán lẻ tồn tại phổ biến tình trạng hàng hóa được cung ứng với chất
lượng kém, không đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng; đồng thời để hàng
hóa đến tay người tiêu dùng cũng phải trải qua rất nhiều tầng nấc trung gian dẫn đến
giá cả bán cao hơn so với giá trị thực tế… gây ra những bất cập lớn trong HTBL, ảnh
hưởng xấu tới sản xuất và đời sống xã hội.
Bên cạnh đó việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO),
tham gia ký kết AFTA với các nước đối tác chiến lược, tham gia đàm phán hiệp định
TPP… đã mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức lớn cho hệ thống
bán lẻ Việt Nam. Hệ thống bán lẻ sẽ phát triển nhanh bởi chính sách thương mại đầu
tư cởi mở, song tự do hóa lại sẽ tạo ra sự cạnh tranh không cân sức trên thị trường
Việt Nam với một bên là các tập đoàn phân phối lớn nước ngoài tham gia chiếm lĩnh
thị trường Việt Nam và một bên là các nhà phân phối nhỏ lẻ trong nước. Hơn thế nữa,
hệ thống bán lẻ Việt Nam cũng phát triển không bền vững, các hệ thống phân phối
còn mỏng manh dễ bị tổn thương trước các tác động giá cả thị trường thế giới và quan
hệ cung – cầu trong nước. Chính điều này đặt ra thách thức trong việc phát triển hệ
thống bán lẻ Việt Nam theo cơ chế kinh tế thị trường và theo hướng văn minh, hiện
đại để đáp ứng tốt nhất yêu cầu phát triển của đất nước.
Vậy, trong thời gian tới, hệ thống bán lẻ Việt Nam cần được xây dựng và phát
triển như thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh trước sức ép của các tập đoàn bán
lẻ xuyên quốc gia, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của sản xuất và đời sống người dân trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng? Để góp phần giải đáp câu hỏi
cấp bách đặt ra, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Phát triển hệ thống bán lẻ Việt Nam
thời kỳ hội nhập kinh tế quốc” làm Luận án tiến sỹ kinh tế của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển hệ thống bán lẻ
và đánh giá thực trạng phát triển hệ thống bán lẻ của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
kinh tế quốc tế, Luận án đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển hệ
thống bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống bán lẻ và nội dung, tiêu chí
phát triển của hệ thống bán lẻ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đánh giá những kết quả đạt được, phân tích và làm rõ những hạn chế, bất cập
trong phát triển hệ thống bán lẻ Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp để tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ của Việt
Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là sự phát triển của hệ thống bán lẻ Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, được coi như là một nội dung cơ bản của
khâu trao đổi trong bốn khâu của quá trình tái sản xuất xã hội: sản xuất – phân phối –
trao đổi – tiêu dùng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu hệ thống bán lẻ hàng hóa tiêu
dùngViệt Nam bao gồm cả loại hình bán lẻ truyền thống và các loại hình bán lẻ hiện
đại.
- Phạm vi không gian: nghiên cứu hệ thống bán lẻ hàng hóa tiêu dùng ở Việt
Nam.
- Thời gian nghiên cứu: Tình hình phát triển hệ thống bán lẻ từ năm 2007 đến
nay và đề xuất giải pháp đến năm 2025, ngoài ra luận án cũng nghiên cứu sự phát triển
của hệ thống bán lẻ giai đoạn 1995 – 2006 nhằm đối chiếu so sánh khi cần thiết.
4. Các câu hỏi nghiên cứu:
Để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu trên, Luận án tập trung trả lời câu
hỏi nghiên cứu sau: Hệ thống bán lẻ Việt Nam cần được xây dựng và phát triển như
thế nào để nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng tốt nhất yêu cầu của sản xuất và đời
sống người dân trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng?
5. Tính mới và đóng góp của Luận án
- Luận án góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về hệ thống bán lẻ,
phát triển hệ thống bán lẻ và đưa ra nội dung, tiêu chí đánh giá mức độ phát triển hệ
thống bán lẻ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Phân tích và đánh giá khách quan mức độ phát triển của hệ thống bán lẻ Việt
Nam theo các tiêu chí từ đó tìm ra nguyên nhân, giải pháp cần khắc phục trong phát
triển hệ thống bán lẻ Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận án
được kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1: Phương pháp nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan các công trình khoa học liên quan đến đề tài Luận án.
Chương 3: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển hệ thống bán lẻ thời
kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 4: Thực trạng phát triển hệ thống bán lẻ ở Việt Nam thời kỳ hội nhập
kinh tế quốc tế.
Chương 5: Bối cảnh, quan điểm và giải pháp cơ bản tiếp tục phát triển hệ thống
bán lẻ Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links