Download miễn phí Chuyên đề Phát triển hoạt động cho vay trung, dài hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Koàn Kiếm





MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1. Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay trung, dài hạn của NHTM đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh 4

1.1. TỔNG QUAN VỀ NHTM 4

1.1.1. Khái niệm và các hoạt động cơ bản của NHTM 4

1.1.1.1. Khái niệm và vai trò của NHTM 4

1.1.1.2. Câc hoạt động cơ bản của NHTM 6

1.1.2. Hoạt động cho vay của NHTM 9

1.1.2.1. Khái niệm hoạt động cho vay của NHTM 9

1.1.2.2. Phân loại các khoản cho vay của NHTM 10

1.2. HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN CỦA NHTM ĐỐI VỚI DNNQD 12

1.2.1. Khái niệm và vai trò của DNNQD 12

1.2.1.1. Khái niệm và đặc điểm của DNNQD 12

1.2.1.2. Vai trò của DNNQD trong nền kinh tế thị trường 17

1.2.1.3. Nguồn vốn của DNNQD 19

1.2.2. Hoạt động cho vay trung, dài hạn của NHTM đối với DNNQD 20

1.2.2.1. Đặc điểm cho vay trung, dài hạn đối với DNNQD 20

1.2.2.2. Tầm quan trọng của vốn vay trung, dài hạn đối với DNNQD 22

1.2.3. Phân loại cho vay trung, dài hạn đối với DNNQD 24

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN ĐỐI VỚI CÁC DNNQD TẠI NHTM 26

1.3.1. Nhân tố chủ quan 26

1.3.2. Nhân tố khách quan 28

1.3.3. Các nhân tố khác: 28

Chương 2. Thực trạng hoạt động cho vay trung, dài hạn đối với DNNQD tại Chi nhánh Techcombank Hoàn Kiếm 30

2.1. KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH TECHCOMBANK HOÀN KIẾM 30

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 30

2.1.1.1.Quá trình hình thành và lịch sử phát triển 30

2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh 30

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh 31

2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Chi nhánh 31

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu trong thời gian qua 33

2.1.3.1. Một số sản phẩm chính của Chi nhánh 33

2.1.3.2. Một số nét về kết quả hoạt động của Chi nhánh trong thời gian qua 35

2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNQD TẠI CHI NHÁNH TECHCOMBANK HOÀN KIẾM 42

2.2.1. Thực trạng hoạt động cho vay của Chi nhánh đối với các DN 42

2.2.1. Thực trạng hoạt động cho vay trung, dài hạn đối với DNNQD 45

2.2.1.1. Quy trình cho vay trung, dài hạn tại Chi nhánh 45

2.2.1.2. Doanh số cho vay 47

2.2.1.3. Tình hình dư nợ 50

2.2.1.4.Chất lượng tín dụng trung, dài hạn đối với DNNQD 51

2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN ĐỐI VỚI DNNQD TẠI NHTMCP KỸ THƯƠNG – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM 54

2.3.1. Những thành tựu đạt được 54

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 56

Chương 3. Giải pháp phát triển cho vay trung, dài hạn đối với DNNQD tại Chi nhánh Techcombank Hoàn Kiếm 58

3.1. Định hướng cho vay trung, dài hạn của ngân hàng đối với DNNQD trong thời gian tới 58

3.2. Giải pháp phát triển cho vay trung, dài hạn đối với DNNQD 58

3.2.1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chiến lược khách hàng DN 58

3.2.2. Tăng cường việc Marketing ngân hàng 59

3.2.3. Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ 60

3.2.4. Đa dạng hoá các hình thức bảo đảm tiền vay 61

3.2.5. Tăng cường công tác huy động vốn 62

3.3. Kiến nghị 63

3.3.1. Kiến nghị với cơ quan Nhà nước và Chính phủ 63

3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 64

3.3.3. Kiến nghị với các DNNQD 64

KẾT LUẬN 66

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


các vật dụng đắt tiền.
- Cho vay tài trợ tài sản lưu động và tài sản cố định: loại cho vay này chủ yếu áp dụng đối với các doanh nghiệp có nhu cầu về vốn để hình thành tài sản đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Căn cứ vào hình thức cho vay:
- Cho vay bằng cách mua trái phiếu: Các ngân hàng có thể mua các trái phiếu trung và dài hạn của doanh nghiệp nhằm tài trợ cho quá trình hình thành tài sản cố định. Kỳ hạn và khả năng chuyển đổi của trái phiếu, lãi suất trái phiếu, tình hình tài chính doanh nghiệp cũng như các kế hoạch tương lai đều đã được ngân hàng tính toán khi mua trái phiếu.
- Cho vay bằng cách tài trợ dự án: Khi khách hàng có kế hoạch mua sắm, xây dựng tài sản cố định nhằm thực hiện một dự án nào đó, khách hàng có thể xin ngân hàng tài trợ. Ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng phải xây dựng dự án, thể hiện mục đích, kế hoạch đầu tư cũng như quá trình thực hiện dự án. Sau đó ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định dự án để quyết định phần vốn cho vay là điều kiện không thể thiếu và xác định khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
Dự án được xây dựng gồm nhiều mục như: phân tích thị trường, nguồn nhân lực, địa điểm, công nghệ, quy trình sản xuất, phân tích tài chính trong đó phân tích tài chính là mục tiêu quan tâm hàng đầu của ngân hàng. Sau khi phân tích nhu cầu vốn đầu tư của người vay, ngân hàng sẽ xem xét kỹ lưỡng các nguồn vốn tài trợ như nguồn tự có, chiếm dụng của người cung cấp, vay các tổ chức tín dụng khác Ngân hàng sẽ phân tích các yếu tố sau khi xem xét nguồn tài trợ:
+ Quy mô và thời hạn của mỗi nguồn vốn.
+ Tính khả thi của mỗi nguồn vốn và các điều kiện để dự án tiếp cận được nguồn vốn.
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG, DÀI HẠN ĐỐI VỚI CÁC DNNQD TẠI NHTM
1.3.1. Nhân tố chủ quan
Đó là những nhân tố thuộc về phía Ngân hàng như chính sách tín dụng, phương hướng hoạt động của ngân hàng
- Đầu tiên phải xét đến là thị trường - nơi mà ngân hàng hoạt động có ảnh hưởng tới quy mô cho vay của ngân hàng đối với DNNQD. Nếu ngân hàng hoạt động tại một địa điểm có nhiều DNNQD hoạt động thì số lượng cho vay đối với các DN cũng nhiều hơn. Còn ngược lại nếu ngân hàng hoạt động ở những nơi không có các điều kiện thuận lợi để mà các DNNQD phát triển thì quy mô cho vay cũng bị hạn chế hơn.
- Vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu từ nguồn huy động được từ các tổ chức, cá nhân thông qua nhiều hình thức khác nhau hay vay từ các từ NHNN và các tổ chức tín dụng khác. Khi ngân hàng có nguồn vốn huy động trung, dài hạn; kể cả nguồn ngắn hạn lớn thì ngân hàng cũng sẽ sẵn sàng cho các DNNQD vay trung, dài hạn. Còn nếu năng lực về vốn của ngân hàng bị hạn chế thì ngân hàng chỉ có thể duy trì cho vay đối với các khách hàng truyền thống như các DN Nhà nước và một số DNNQD lớn chứ chưa mở rộng ra nhiều khách hàng DNNQD nhỏ.
- Chính sách tín dụng của ngân hàng: Để có thể thực hiện hoạt động cho vay và thu hút khách hàng một cách có hiệu quả thì việc xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý là điều rất cần thiết đối với các NHTM. Nếu chính sách tín dụng của ngân hàng mà chú trọng đến việc phát triển hoạt động cho vay trung, dài hạn đối với DNNQD thì số lượng cho vay trung, dài hạn đối với DNNQD sẽ tăng lên. Còn nếu chính sách tín dụng chú trọng đến việc phát triển hoạt động bán lẻ thì quy mô của hoạt động bán lẻ tăng lên.
- Thông tin tín dụng: trong môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng như hiện nay, muốn thu hút được nhiều khách hàng thì các NHTM cần nắm bắt được nhiều thông tin chính xác và kịp thời về đối tượng khách hàng mà mình muốn tìm kiếm. Ngày nay, công nghệ thông tin đã trở thành vấn đề thiết yếu, thông qua hệ thống thông tin ngân hàng sẽ tiến hành phân tích, xử lý thông tin một cách đầy đủ để đưa ra những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn khách hàng cho vay, mở rộng khả năng tiếp cận vốn của DN.
Để có thể phát triển được cho vay đối với các DNNQD thì ngân hàng cần nắm rõ các thông tin liên quan đến DNNQD, từ đó đưa ra những quyết định cho vay hay không. Thông tin càng chính xác thì càng tốt.
- Trình độ của cán bộ Ngân hàng: trình độ của cán bộ ngân hàng không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động cho vay mà ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động trong ngân hàng. Cán bộ tín dụng mà có trình độ, năng lực, trách nhiệm cũng là một nhân tố quyết định đến chất lượng của khoản cho vay đối với DNNQD. Bởi vì lúc đó ngân hàng có thể đoán được rủi ro có thể xảy ra, nhanh chóng nắm bắt được sự biến động của thị trường, có sự tư vấn phù hợp cho khách hàng nên đầu tư vào đâu để đem lại kết quả tốt. Đồng thời tạo được niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng, tăng uy tín và khả năng phát triển hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Khi khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng thì thái độ cởi mở, nhiệt tình của cán bộ cũng ấn tượng đối với khách hàng, có thể khách hàng không vay ngay nhưng họ sẽ quay lại khi có nhu cầu.
1.3.2. Nhân tố khách quan
Nhân tố khách quan là những nhân tố thuộc về bản thân khách hàng là các DNNQD. Về phía khách hàng thì có các nhân tố ảnh hưởng như:
- Tình hình tài chính của doanh nghiệp: DNNQD có quy mô càng lớn, năng lực tài chính càng vững mạnh thì khả năng đáp ứng các điều kiện cho vay của ngân hàng đối với DNNQD càng lớn. Nếu DNNQD sử dụng vốn kinh doanh vượt quá khả năng về vốn tự có thì hiện tượng chiếm dụng vốn xẽ sảy ra, dễ nảy sinh ý định lừa đảo, chiếm dụng vốn. Do đó khả năng trả nợ cho ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng.
- Năng lực quản lý kinh doanh cũng như đạo đức của chủ DNNQD có ảnh hưởng đến chất lượng của khoản vay. Nếu người quản lý có trình độ, năng lực quản lý tốt, và có trách nhiệm thì tính khả thi của dự án cũng cao hơn, khả năng hoàn trả nợ của khách hàng cao hơn.
- Nhu cầu vốn đầu tư của DNNQD: tất cả các DN không phân biệt là thuộc loại hình DN nào thì đều có nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là vốn trung, dài hạn từ ngân hàng để đổi mới công nghệ, trang thiết bị. Đối với DNNQD thì vấn đề đó đặc biệt quan trọng, vì các DNNN vẫn có một phần vốn do ngân sách NN cung cấp, còn các DNNQD thì muốn hoạt động kinh doanh được, vốn hoàn toàn là vốn tự có và vốn vay. Và ngân hàng là nơi doanh nghiệp rất muốn vay. Điều quan trọng là DNNQD phải biết cách để tiếp cận được nguồn đó. Nghĩa là phải đưa ra các phương án kinh doanh có tính khả thi cao, tạo niềm tin cho ngân hàng đối với các DNNQD.
Các nhân tố khác:
Ngoài những nhân tố về phía khách hàng và ngân hàng thì còn có những nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay trung, dài hạn của NHM đối với các DNNQD, như các nhân tố về: môi trường kinh doanh, pháp luật, chính trị - xã hội,
- Môi trường kinh doanh: môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến việc cho vay của ngân hàng. Môi trường kinh tế mà thuận lợi, lạm phát ở mức thấp, không có biến động kinh tế lớn là một môi trường thuận lợi đối với hoạt động cho vay của ngân hàng. Nếu Nhà nước khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân thì cũng là một thuận lợi để các DNNQD hoạt động tốt.
- Môi trường pháp luật: mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trong nền kinh tế thị trường nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật. Hoạt động cho vay cũng không ngoại lệ, nếu các quy định của pháp luật không rõ ràng thì sẽ gây khó khăn cho ngân hàng khi cho vay và các DNNQD cũng sẽ không yên tâm khi vay vốn tại ngân hàng.
- Môi trường chính trị - xã hội: một đất nước mà có tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội cũng ảnh hưởng trực tiếp đến ngân hàng và các hoạt động cho vay của ngân hàng, đặc biệt là cho vay trung, dài hạn đối với các DNNQD. Còn một xã hội có tình hình an ninh không được ổn định, hay có bạo loạn thì các DNNQD sẽ không phát triển theo đúng nghĩa.
Chương 2. Thực trạng hoạt động cho vay trung, dài hạn đối với DNNQD tại Chi nhánh Techcombank Hoàn Kiếm
KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH TECHCOMBANK HOÀN KIẾM
Quá trình hình thành và phát triển
Quá trình hình thành và lịch sử phát triển
Chi nhánh Techcombank Hoàn Kiếm là một trong 19 Chi nhánh cấp 1 thuộc hệ thống Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank, được thành lập vào năm 2002, có trụ sở chính tại số 72 - Trần Hưng Đạo - quận Hoàn Kiếm – Hà Nội. Tuy mới hoạt động được hơn 5 năm nhưng Techcombank Hoàn kiếm đã trở thành một trong những Chi nhánh có đóng góp quan trọng nhất của hệ thống, chiếm 10,2% tổng tài sản của Techcombank.
Với định hướng “ổn định-an toàn-hiệu quả-phát triển”, với việc nâng cấp phần mềm corebanking GLOBUS lên phiên bản mới nhất T24 R5 hỗ trợ giao dịch 24/24, các hoạt động tiền tệ của chi nhánh đã tăng cả về quy mô và tốc độ. Từ tổng nguồn vốn huy động hơn 890,6 tỷ đồng vào cuối năm 2005, sau 2 năm đã tăng lên 1476,0 tỷ đồng vào cuối năm 2007. Tổng dư nợ từ 481,5 tỷ đồng tăng lên 628,8 tỷ đồng.
2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh
Techcombank Hoàn kiếm ngày càng thực hiện đa dạng hóa các nghiệp vụ của mình. Các hoạt động chính của chi nhánh là:
+ Mở tài khoản tiền gửi, nhận tiền tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán bằng VNĐ, ngoại tệ đối với các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước. Trên cơ sở số vốn huy động được, Chi nhánh thực h...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Một số biện pháp phát triển giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao kỹ năng xé dán trong hoạt động tạo hình Luận văn Sư phạm 0
D Phát triển hoạt động cho vay tại tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên tình thương Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển hoạt động cho vay mua nhà ở khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Luận văn Kinh tế 0
D phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 4 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện Luận văn Sư phạm 0
D Thiết kế hoạt động trải nghiệm theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo học phần sinh học cơ thể Luận văn Sư phạm 0
D Phát triển hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ phần Tổng Bách Hóa Công nghệ thông tin 0
D Thực trạng phát triển hoạt động logistics của nhật bản và bài học kinh nghiệm cho việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng tại ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam chi nhánh Đà Nẵng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top